7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021

7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021

7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021

7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021

7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021
7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021
Thứ bảy, 28-12-2024 01:56, (GMT+07:00)
7 sự kiện kinh tế gây kinh ngạc của Việt Nam năm 2021
28-12-2021 09:50

Năm 2021, nền kinh tế Việt gặp nhiều sóng gió với số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục. Mọi biện pháp chống dịch thành công của năm 2020 không còn hiệu quả trong năm nay. Một năm bất thường với nhiều cú sốc kinh tế và sự kiện không ngờ tới. Hãy cùng NTDVN điểm lại 7 sự kiện ‘gây sốc’ trong năm 2021.

  1. Nâng khống kit test Việt Á và sự ‘ủng hộ’ khó hiểu của các bộ, ngành cho doanh nghiệp này

Vụ án nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Tháng 4-2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19; và cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.

Ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty đã thông đồng với lãnh đạo các đơn vị trên để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... Tính đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố đã được thỏa thuận, thống nhất mức “hoa hồng” để Công ty Việt Á có thể tiêu thụ với số lượng lớn và được tạo điều kiện trong việc làm khống hồ sơ. Chỉ tính riêng tại Hải Dương, Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC tỉnh này thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng; và chi % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến (giám đốc CDC Hải Dương) với số tiền gần 30 tỷ đồng.

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Ông Phan Quốc Việt - TGĐ Việt Á (trái) và ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương. (Ảnh: mps.gov.vn)

Về quy trình cấp phép và lưu hành kit test của Việt Á, 16h ngày 3/3/2020, Hội đồng Khoa học – Công nghệ (KHCN) cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KHCN (là ông Chu Ngọc Anh, hiện là Chủ tịch UBNDTP Hà Nội) đã họp đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit real-time RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất. Chỉ sau đó 1 ngày, tức ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã đồng ý cấp phép cho kit test này. Như vậy có vội vàng quá không nếu như không nói là “thần tốc” (chưa đầy 24 giờ sau khi Bộ KHCN đề nghị) và chỉ căn cứ vào các kết quả do của Hội đồng do Bộ KHCN thành lập và xác nhận của Viện Vệ sinh dịch tễ? Hơn nữa, tại thời điểm đó, số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong suốt một năm đại dịch hoành hành, chính sách xét nghiệm toàn dân ở nhiều tỉnh thành, chính sách buộc phải xét nghiệm PCR sau mỗi 2 - 3 ngày cho bất kỳ ai muốn di chuyển với giá đắt đỏ hơn khu vực và thế giới tới 3 - 5 lần đã đẩy chi phí lưu thông hàng hoá lên cao. Có doanh nghiệp còn phàn nàn rằng tại thời điểm nhất định, kết quả xét nghiệm PCR của tỉnh này không được chấp nhận ở tỉnh kia. Giá cả của kit xét nghiệm Việt Á, cũng như nhiều loại xét nghiệm khác, tất cả đều tính vào chi phí xã hội (hoặc là chi tiêu công hoặc là chi phí doanh nghiệp hoặc là chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình). Tất cả đều đẩy giá cả hàng hoá người dân cuối cùng thụ hưởng tăng cao. Trong bối cảnh nền kinh tế suy kiệt vì đại dịch, thu nhập của người lao động bị suy giảm nặng nề, thất nghiệp tăng cao, hàng chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa ngừng kinh doanh, chính sách xét nghiệm và giá cả xét nghiệm đã tạo nên sự phẫn nộ lớn nhất trong xã hội những ngày cuối năm 2021. 

  1. Đấu giá đất giá trên trời 2,4 tỷ/m2 ở Quận 2, Sài Gòn 

Chưa có ước tính khoa học, nhưng rất có thể hơn 50% hộ gia đình Việt Nam không thể sở hữu nổi 1m2 đất ở khu đấu giá Quận 2, Sài Gòn. Mức giá cho mỗi m2 đất tương đương với một căn hộ 50-60m2 hạng trung ở Hà Nội và đắt gấp 10 lần mức giá cho mỗi m2 đất mặt đường ở nhiều quận nội thành Hà Nội. 

Việc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương hơn 2,4 tỷ đồng/m2 đã gây xôn xao dư luận.

Mức giá này cao ngang ngửa những khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới như Tokyo, Hong Kong, vốn là nơi đất chật người đông, và là trung tâm thương mại tài chính châu Á. Trong khi đó, thu nhập khai thác bất động sản và thu nhập kinh doanh - tài chính của thành phố Hồ Chí Minh có sự chênh lệch rõ ràng. 

Theo phê duyệt quy hoạch của TP.HCM, khu đất mang số hiệu 3-12 mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị, khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ; được xây dựng cao 4 - 25 tầng nổi và 2 tầng hầm. Mật độ xây dựng tối đa khối đế là gần 70% và khối tháp gần 45% diện tích đất. Dân số tối đa cho khu đất này là 3.420 người, với 570 căn hộ và 5% diện tích sàn dành cho thương mại.

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Khu chức năng số 3 nằm đối diện với quận 1 bên kia sông Sài Gòn. (Ảnh: BQL Thủ Thiêm)

Với tổng số 570 căn hộ được phê duyệt, nếu chia đều thì bình quân mỗi căn hộ phải gánh tiền đất là 42,9 tỷ đồng và dự kiến giá bán căn hộ đảm bảo kinh doanh có lãi phải vọt lên mức 400-500 triệu đồng một m2. 

Đây là mức giá đấu thầu gây bất ngờ lớn bởi nó không đại diện cho giá nhà của thời điểm đấu giá (năm 2021), cũng không có cơ sở đại diện cho năm 2022 hay đôi ba năm tới.

Nhiều đồn đại xung quanh mức giá trên trời này; ví dụ như nghi ngờ việc công ty trúng thầu thực ra sở hữu rất nhiều đất xung quanh dự án, việc đẩy giá đấu thầu để tạo ‘sóng’ về giá đất cho các mảnh đất xung quanh. Dù sao chỉ là đồn đại của thị trường. Nhưng mức giá trúng thầu trên trời khiến nghi vấn và đồn thổi qua mảnh đất kim cương này lại càng trở nên hấp dẫn hơn.  

  1. Đăng ký kinh doanh cho 2 công ty với vốn điều lệ 525 tỷ đồng - lớn hơn cả 4 NHTM lớn nhất cả nước cộng lại 

Theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hồi tháng 5/2021, có 2 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại TP.HCM với số vốn đăng ký đột biến 525 nghìn tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp này đăng ký thành lập ngày 20/5/2021. Đó là Công ty CP Tập đoàn kinh doanh tự động toàn cầu với vốn điều lệ 25 nghìn tỷ đồng và Công ty CP tập đoàn đầu tư công nghệ tự động toàn cầu vốn điều lệ lên tới 500 nghìn tỷ đồng. 

Hai doanh nghiệp này đều kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và đều có chung một người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Vũ Quốc Anh nắm 99,999% cổ phần, địa chỉ thường trú tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM), 3 cổ đông sáng lập là Nguyễn Vũ Quốc Anh (1986), Lưu Hữu Thiện (1993), và Nguyễn Thị Diễm Hằng (1993). Các cổ đông cam kết góp bằng tiền mặt, hoàn thành trước 18/8/2021.

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Ngôi nhà cấp 4 là nơi ở và nơi làm việc của CEO Nguyễn Vũ Quốc Anh.

Với quy mô vốn điều lệ như trên, doanh nghiệp này vượt qua nhiều doanh nghiệp “khủng" hiện nay như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) (121.520 tỷ đồng); Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (117.175 tỷ đồng)... Thậm chí, vốn điều lệ của doanh nghiệp này còn lớn hơn cả tổng vốn điều lệ của “big four” - 4 ngân hàng lớn nhất nước là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cộng lại.

Tuy nhiên, đến sáng ngày 18/8 – hạn cuối để góp vốn theo quy định pháp luật, doanh nghiệp của Nguyễn Vũ Quốc Anh vẫn chưa hề có động thái gì.

Một chuyên gia về đăng ký doanh nghiệp nhận định đối với trường hợp doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng tại TPHCM, có đến 90% là giả; nhưng luật pháp vẫn phải thừa nhận quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp.

  1. Đại gia bất động sản uống thuốc tự tử giữa tòa

Theo hồ sơ vụ kiện, tháng 8/2017, Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông Đà (SUDICO) thực hiện hình thức đấu giá công khai để chuyển nhượng 2 lô đất vàng với tổng diện tích là 12,04 hecta tại khu đô thị mới Hoà Hải 1-3 (phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

Ngày 10/10/2017, Land Hà Hải đã chào giá công khai và trúng giá với số tiền là 1.810 tỷ đồng.

Ngày 1/11/2017, SUDICO và Land Hà Hải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng, theo đó, Land Hà Hải sẽ thanh toán số tiền trúng giá thành 2 đợt trước ngày 5/12/2017.

Đợt đầu phải thanh toán 1.000 tỷ đồng. Đến ngày 29/12/2017, công ty này đã chuyển tổng cộng 404 tỷ đồng cho SUDICO. Hai bên đã ký phụ lục hợp đồng để điều chỉnh thời hạn thực hiện thanh toán qua đến ngày 13/2/2018 với số tiền còn lại là hơn 1.400 tỷ đồng.

Land Hà Hải sau đó phát hiện pháp lý của 2 lô đất còn một số vướng mắc nên đã không tiếp tục thanh toán hợp đồng như cam kết dù SUDICO có nhiều lần thông tin nhắc nhở.

Ngày 30/8/2018, SUDICO ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuyên bố hủy giao dịch và toàn quyền sở hữu số tiền đặt trước vì cho rằng Land Hà Hải vi phạm hợp đồng.

Sau 8 ngày xét xử và nghị án, TAND quận Ngũ Hành Sơn đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của Land Hà Hải về việc buộc SUDICO phải hoàn trả cho Land Hà Hải khoản tiền nộp truy thu 10% tiền sử dụng đất là gần 48 tỉ đồng; khoản tiền lãi phát sinh khoảng 16,7 tỉ đồng. Các nội dung còn lại mà Land Hà Hải đã trình bày bị bác bỏ.

Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của SUDICO: Được đơn phương chấm dứt, thanh lý hợp đồng số 01 (gồm phụ lục 01) với Land Hà Hải; được thụ hưởng số tiền hơn 404 tỉ đồng của Land Hà Hải đã thanh toán.

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Chai thuốc diệt côn trùng ông Cường uống để tự tử tại toà.

Ngay sau khi nghe chủ tọa tuyên án, ông Võ Văn Cường (Giám đốc Công ty TNHH MTV Land Hà Hải) đứng dậy cho rằng, tòa thiếu công tâm, không xem xét nhiều giấy tờ quan trọng mà công ty cung cấp và đã uống thuốc diệt côn trùng ngay ở phòng xét xử.

Vợ ông Cường cũng hành động tương tự nhưng được người thân đứng gần đó hất đổ chai thuốc. Ông Cường sau đó được đưa đến bệnh viện để cấp cứu và rửa dạ dày, hiện sức khỏe đã tạm ổn định.

  1. Vnindex liên tiếp lập kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế tiêu điều

Thanh khoản thường xuyên ở mức 1 tỷ USD, đặc biệt lập kỷ lục trong phiên ngày 23/12 với gần 53.000 tỷ đồng, tương ứng gần 2,3 tỷ USD. Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm tăng mạnh thứ hai kể năm 2010 trở lại đây, chỉ thua mức tăng 48% vào năm 2017.

Với kết quả này, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lọt vào trong top thị trường mang lại suất sinh lời cao nhất trên thế giới, theo sau là thị trường các nước Mỹ với chỉ số S&P 500 tăng 24%, Ấn Độ với chỉ số Sensex tăng 19,5%, chỉ số TWSE của Đài Loan (Trung Quốc) tăng 18,3%.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Việt Nam, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước tính đến cuối năm 2021 đạt trên 4 triệu tài khoản (tương đương gần 4% dân số cả nước).

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tăng một cách vô lý. Nhiều chuyên gia có cùng quan điểm khi cho rằng rủi ro trên thị trường chứng khoán là nhiều cổ phiếu đã bị định giá quá cao so với nền tảng tài chính. 

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Vnindex liên tiếp lập kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế tiêu điều. (Ảnh minh họa)

Một nghịch lý diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là những doanh nghiệp có lợi nhuận tốt thì giá cổ phiếu giảm, trong khi doanh nghiệp thua lỗ thì giá cổ phiếu lại tăng rất mạnh. Điều này chứng tỏ dòng tiền đầu cơ ngắn hạn đang chiếm ưu thế.

Nhóm tăng trưởng là các ngân hàng đang gây ấn tượng khi ghi nhận những con số lợi nhuận rất “khủng” nhưng một điều lạ là nhóm cổ phiếu ngân hàng lại liên tiếp giảm trên thị trường dù cho kết quả kinh doanh quý III tích cực. Cổ phiếu thép và cổ phiếu chứng khoán cũng có diễn biến này. 

Ở chiều hướng ngược lại, những doanh nghiệp tưởng chừng phải rơi vào “sổ đen” của các nhà đầu tư bởi kết quả kinh doanh thua lỗ, giao dịch cổ phiếu có nhiều yếu tố bất thường lại đang tăng rất mạnh trong thời gian gần đây.

Theo nhiều chuyên gia, câu chuyện nghịch lý này không ghi nhận những kết quả tích cực sẽ tạo môi trường cho các hoạt động thao túng, làm giá phát triển thu hút một lượng đông đảo các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Sóng đầu cơ lớn trên thị trường xuất phát từ làn sóng tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cùng các diễn đàn mạng khiến “tâm lý đám đông” trở nên mạnh mẽ hơn.

  1. Dòng người lao động từ bỏ Sài Gòn về quê giữa đại dịch - 42% không có ý định quay trở lại Sài Gòn và các Khu công nghiệp phía nam trong năm 2021

Theo tổng cục Thống kê, khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9. Tuy nhiên, số liệu thống kê lần này chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP.HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.

Đó là những người ngoại tỉnh, hầu hết họ là những người lao động phổ thông: Thợ hồ, công nhân, phu khuân vác, người bán hàng rong, bán rau, bán vé số…rồi cả sinh viên. Trước dịch, họ đã phải sống cuộc sống bấp bênh, tằn tiện nơi quê người với một nửa thu nhập đã gửi về quê cho gia đình, nửa còn lại là tiền trọ, tiền học hành của con, chi phí sinh hoạt hàng ngày. 

7 sự kiện kinh tế trong nước gây kinh ngạc năm 2021

Hàng ngàn lao động nghèo từ các thành phố lớn đang tháo chạy về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh: chụp từ video)

Dịch Covid-19 ập đến, hàng nghìn người mắc covid-19, rồi giãn cách xã hội, các xí nghiệp, công ty phải đóng cửa. Họ bị mất việc làm, mất kế sinh nhai, suốt ngày nhốt mình trong căn phòng trọ nóng bức đến stress vì không dám ra ngoài. Thậm chí, mì gói cũng không có mà ăn.

Không thể trụ vững nơi quê người, họ phải bất đắc dĩ trở về quê nhà tìm nơi nương náu bình an. Thế là, dòng người tự phát kéo nhau rời TP.HCM tăng đột biến trong tháng bảy. 

Có đủ các lớp người, từ những người đang dồi dào sức lao động đến những cụ già 60-70 tuổi, những người đang mắc bệnh nan y, những phụ nữ đang mang thai, những đứa trẻ mới vài ba tuổi, thậm chí cả em bé sơ sinh mới 9 ngày tuổi còn đỏ hỏn trong cuộc "tháo chạy" này.

Theo báo cáo thị trường lao động phổ thông trong và hậu giãn cách của trang vieclamtot.com vừa công bố, 58% người lao động đã về quê có dự định quay trở lại TP.HCM làm việc, 42% còn lại đều khẳng định sẽ không quay lại thành phố.

Chỉ sau thời gian ngắn TP.HCM mở cửa trở lại, số lượng việc làm đăng cần tuyển dụng trên trang tăng gấp 3 lần, lương tăng 7 - 10% nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết khó tìm đủ lao động cho công việc sản xuất cuối năm. 

  1. Bất động sản tăng nóng

Bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường đất nền tiếp tục là kênh đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo Vietnamnet, so với năm 2020, mức độ quan tâm tới phân khúc đất nền tăng mạnh trên diện rộng như Hà Nội tăng 19%, Thái Nguyên tăng 123%, Lào Cai tăng 94%, Hòa Bình tăng 53%, Hưng Yên tăng 45%, Bắc Ninh tăng 41%, Quảng Ninh tăng 40%...

Không chỉ ghi nhận về mức độ quan tâm mà phân khúc này còn chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về giá. Trong phạm vi cách Hà Nội 50km, giá rao bán đất nền miền Bắc đều ghi nhận tăng mạnh như Bắc Ninh tăng 61%, Hưng Yên tăng 22%. Trong phạm vi cách Hà Nội 100km, giá rao bán đất Hòa Bình tăng 106%, Thái Nguyên 57%.

Nguồn tiền hiện rất dư dả vì lãi suất thấp, được Nhà nước hỗ trợ vì dịch bệnh, giãn nợ tiền thuế... Khi dòng tiền rẻ, nhiều người chưa biết đầu tư gì nên sẽ đổ vào chứng khoán, bất động sản. 

Dòng tiền bất động sản lại được hưởng lợi từ chứng khoán. Khi chứng khoán lên cao thì nhiều nhà đầu tư ‘chốt’ lãi và chuyển sang bất động sản. Giai đoạn này nguồn cung không có nhiều, nguồn cầu chủ yếu là giới đầu cơ  và việc ‘sốt’ chỉ có tác dụng lợi ích cho một số nhóm đầu cơ, đầu tư ‘lướt sóng’ ngắn hạn; nhưng lại không tốt với đầu tư dài hạn và cả nền kinh tế.

Theo chuyên gia bất động sản, bản chất thị trường là phải có đầu tư cơ sở hạ tầng thực sự thì giá trị đất mới tăng lên, chứ chưa đầu tư mà giá đã tăng mạnh thì đó là bất hợp lý.

Thủy Tiên

Theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP