7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”

7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”

7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”

7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”

7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”
7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”
Chủ nhật, 26-01-2025 00:31, (GMT+07:00)
7 cách chính phủ sử dụng dịch Covid-19 để “cưỡng đoạt quyền con người”
02-01-2021 21:43

Các nhà hoạt động nhân quyền nói chung đã tỏ ra thất vọng về tình hình toàn cầu sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và thường coi năm 2020 là một trong những năm tồi tệ nhất về sự suy giảm quyền tự do dân sự.

Dưới đây là bảy cách mà các chính phủ đã sử dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc để “lấy đi” quyền con người và quyền tự do dân sự.

1. Quyền tự do ngôn luận

Liên hợp quốc (LHQ) nằm trong số nhiều cơ quan và nhóm vận động phải lo lắng về những thiệt hại gây ra đối với quyền tự do ngôn luận trong đại dịch, bao gồm cả thông tin sai lệch tràn lan và việc hạn chế ngôn luận dưới danh nghĩa kiểm soát “thông tin sai lệch”.

“Mọi người đã chết vì các chính phủ đã nói dối, che giấu thông tin, giam giữ các phóng viên, không thông báo với mọi người về bản chất của mối đe dọa, và hình sự hóa các cá nhân dưới chiêu bài 'truyền bá thông tin sai lệch’. Người dân đã phải chịu đựng vì một số chính phủ thà tự bảo vệ mình khỏi những lời chỉ trích còn hơn là cho phép mọi người chia sẻ thông tin, tìm hiểu về đợt bùng phát, hoặc biết được liệu các quan chức có đang làm gì để bảo vệ họ hay không”, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do ngôn luận David Kaye cho biết vào tháng 7/2020.

“Trong ba tháng qua, nhiều chính phủ đã sử dụng đại dịch Covid-19 để trấn áp những biểu hiện vi phạm nghĩa vụ của họ theo luật nhân quyền”, Kaye tiếp tục, trích dẫn rằng Belarus, Campuchia, Trung Quốc, Iran, Ai Cập, Ấn Độ, Myanmar, và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia cần “đặc biệt quan tâm”.

Kaye nói thêm: “Tôi lo ngại hơn nữa về nỗ lực trấn áp thông tin sai lệch bằng cách sử dụng các công cụ của luật hình sự, vốn có khả năng cản trở luồng thông tin tự do, chẳng hạn như ở Brazil và Malaysia.

Ủy ban Nghiên cứu & Trao đổi Quốc tế (IREX), một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục và phát triển quốc tế, đã xuất bản một báo cáo vào tháng 9/2020 có tên "Tự do ngôn luận trong suốt thời kỳ Covid-19" - trong đó mô tả cái nhìn chi tiết về cách 20 chính phủ khác nhau sử dụng đại dịch để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Nhiều hạn chế trong số này được biện minh là nỗ lực kiểm soát thông tin sai lệch. Các chính phủ thường viện dẫn đại dịch như một cái cớ để thắt chặt đáng kể những hạn chế về ngôn luận hiện có. 

2. Quyền tự do báo chí

Liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận là thiệt hại do đại dịch gây ra cho báo chí. Trong một báo cáo cuối năm được công bố vào tuần trước, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã phát hiện nhiều phóng viên bị giam cầm trên khắp thế giới hơn bao giờ hết, nhiều người bị bắt vì đưa tin về đại dịch mâu thuẫn với các tường thuật chính thức. Không có gì ngạc nhiên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặc biệt tàn bạo trong việc bắt các phóng viên đưa tin về đại dịch - mà trái ngược với tuyên truyền của chính phủ này.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã công bố một báo cáo tương tự, phát hiện hơn 130 thành viên báo chí bị bỏ tù vì đưa tin về đại dịch, bao gồm cả các nhà báo công dân.  

Giám đốc RSF tại Đức, Katja Gloger, cho biết: “Đằng sau mỗi trường hợp này là số phận của một người phải đối mặt với các phiên tòa hình sự, việc ngồi tù lâu dài và thường xuyên bị ngược đãi vì không chịu kiểm duyệt và đàn áp”.

3. Quyền tự do tôn giáo

Thẩm phán Tòa án Tối cao Samuel Alito đã cảnh báo vào tháng 11/2020 rằng đại dịch đã áp đặt “những hạn chế không thể tưởng tượng trước đây đối với tự do cá nhân, từ tự do ngôn luận đến quyền được xét xử nhanh chóng, vì hầu hết mọi hoạt động liên quan đến sự tiếp xúc của con người đều bị hạn chế”.

Alito cho biết: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 được coi là một dạng bài kiểm tra căng thẳng về hiến pháp, và khi làm như vậy, nó đã làm nổi bật những xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện trước khi virus tấn công”.

 

Thẩm phán Alito nhấn mạnh mối nguy hiểm đối với tự do tôn giáo, vì các khu vực thờ cúng bị buộc phải tuân theo những hạn chế cực kỳ chặt chẽ về khoảng cách xã hội - thường chặt chẽ hơn nhiều so với các hoạt động liên quan đến nhiều người hơn và có nguy cơ lây truyền virus cao hơn nhiều. Ông chỉ ra rằng các lệnh của Nevada áp đặt giới hạn số người tham dự ở nhà thờ thấp hơn nhiều so với sòng bạc.

“Hãy xem nhanh bản Hiến pháp. Bạn sẽ thấy điều khoản của Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền tự do tôn giáo”, ông nói.

Ông Alito gợi ý - và một số nhà hoạt động tự do tôn giáo khác đã khẳng định một cách rõ ràng - rằng các hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội đang sử dụng đại dịch này như một cái cớ để dập tắt quyền tự do tụ tập và thờ cúng, đồng thời trao quyền tự do trong đại dịch cho các hoạt động mà họ ủng hộ vì lý do ý thức hệ, như các cuộc biểu tình đông người.

Sự thù địch đối với tôn giáo trở nên đặc biệt rõ ràng ở New York, nơi Tối cao Pháp viện đứng về phía các nhóm tôn giáo chống lại Thống đốc Andrew Cuomo vào tháng 11/2020.

4. Quyền tự do đi lại

Các biện pháp kiểm dịch, cấm đi lại, cấm cửa và các hạn chế tương tự rõ ràng là khó có thể thỏa mãn quyền tự do đi lại của công dân như họ mong muốn, do đó ảnh hưởng đến các quyền con người khác liên quan đến việc di chuyển của con người và hàng hóa. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã liệt kê xung đột này trong báo cáo về nhân quyền trong cuộc khủng hoảng Covid-19:

“Các hạn chế như bắt buộc cách ly hoặc cách ly những người có triệu chứng, ở mức tối thiểu, phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chúng phải hoàn toàn cần thiết để đạt được một mục tiêu chính đáng, dựa trên bằng chứng khoa học, tương xứng để đạt được mục tiêu đó, không tùy tiện hoặc phân biệt đối xử trong việc áp dụng, có thời hạn, tôn trọng nhân phẩm và phải được xem xét".

Các vùng cách ly rộng và các đợt cách ly có thời gian không xác định hiếm khi đáp ứng các tiêu chí này và thường được áp đặt một cách dồn dập, không đảm bảo bảo vệ những người bị cách ly - đặc biệt là các quần thể có nguy cơ lây nhiễm. Bởi vì các biện pháp cách ly và đóng cửa như vậy rất khó áp đặt và thực thi một cách thống nhất, chúng thường mang tính độc đoán hoặc phân biệt đối xử trong việc áp dụng”.

HRW lưu ý rằng các cuộc kiểm dịch của Trung Quốc đặc biệt tàn bạo, liệt kê các trường hợp có người bị giết hại, bao gồm cả trẻ em. Trong những ngày đen tối nhất của đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc, chính phủ nước này đã cách ly những người bị nhiễm bệnh trong nhà của họ và hàn các thanh hàn trên cửa ra vào và cửa sổ.

Ít kinh hoàng hơn một chút, nhưng vẫn đáng lo ngại, là vụ đóng cửa khẩn cấp gần đây ở Nam Úc - cấm các công dân không được tập thể dục bên ngoài, hoặc thậm chí không được dắt chó đi dạo.

5. Bị giám sát và mất quyền riêng tư

Đại dịch này làm gia tăng mối lo ngại về sự giám sát chuyên sâu của chính phủ, ở khắp mọi nơi từ chính quyền độc tài ở Trung Quốc cho đến thế giới tự do. Có nhiều lý do chính đáng để lo ngại rằng nhiều chính phủ sẽ áp dụng các công cụ của ĐCSTQ để giám sát công dân dưới danh nghĩa phòng chống dịch bệnh, bao gồm các phiên bản của ứng dụng điện thoại thông minh bắt buộc - dùng “mã màu sắc” biểu hiện cho tình trạng nhiễm bệnh của công dân -  Bắc Kinh sử dụng.

 

Các hệ thống khác cũng đã bị chỉ trích vì gây nguy hiểm đến quyền riêng tư, chẳng hạn như chương trình cảnh báo Covid-19 ở Hàn Quốc - đưa ra các cảnh báo “ẩn danh” về sự lây nhiễm có thể dễ dàng được sử dụng để xác định các cá nhân được đề cập.

Các giải pháp Dữ liệu lớn cho đại dịch có xu hướng tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ về thông tin nhạy cảm - có thể được các chính phủ sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị tin tặc xâm phạm. Những biện pháp bảo vệ pháp lý đối với quyền riêng tư trong kỷ nguyên kỹ thuật số vẫn đang phát triển và những biện pháp đó có thể quá dễ dàng bị “cắt nhỏ” trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch, hoặc tầng lớp chính trị quyết định lợi dụng chúng để tạo ra những “cuộc khủng hoảng” khác

6. Tự do chính trị

Câu hỏi về "tốt hơn hay xấu hơn, chính đáng hay không" đang được đề cập, khi đại dịch dẫn đến một số lượng lớn các cuộc bầu cử bị trì hoãn hoặc bị hủy bỏ trên khắp thế giới. Các ứng cử viên đối lập thường xuyên cáo buộc các chính phủ cầm quyền sử dụng đại dịch như một cái cớ để ngăn chặn các cuộc bầu cử. Mặt khác, sự kiên quyết của Iran trong việc tổ chức một cuộc bầu cử để làm sân khấu chính trị - được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát virus kinh hoàng của đất nước đó. Ảnh hưởng của các biện pháp khẩn cấp về đại dịch đối với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 sẽ còn được tranh luận trong nhiều năm tới.

Kể từ khi dịch bắt đầu, tình trạng dân chủ và nhân quyền đã trở nên tồi tệ hơn ở 80 quốc gia, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng ở các nền dân chủ yếu kém và các quốc gia đàn áp cao, theo các chuyên gia được khảo sát bởi dự án. Hơn 60% số người được hỏi dự đoán rằng tác động của đại dịch đối với các quyền chính trị và quyền tự do dân sự ở các quốc gia mà họ tập trung sẽ chủ yếu là tiêu cực trong 3-5 năm tới, theo Freedom House cảnh báo vào tháng 10/2020.

“Những gì bắt đầu như một cuộc khủng hoảng y tế trên toàn thế giới đã trở thành một phần của cuộc khủng hoảng dân chủ toàn cầu. Các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới đã lạm dụng quyền lực của họ nhân danh sức khỏe cộng đồng, nắm lấy cơ hội để phá hoại dân chủ và nhân quyền”, Chủ tịch Freedom House Michael J. Abramowitz buộc tội.

Đại dịch nói chung hữu ích cho việc đàn áp chính trị và nuôi dưỡng chủ nghĩa độc tài trên toàn cầu, bao gồm cả các nền dân chủ của phương Tây. Các nhà cầm quyền và giới tinh hoa đã sử dụng đại dịch này để bóp chết nhân quyền - góp phần làm xói mòn tự do chính trị - ví dụ như hạn chế tự do ngôn luận và việc hội họp chắc chắn sẽ làm suy yếu nền dân chủ.

7. Mở rộng quyền lực của chính phủ

Ở Mỹ và trên thế giới, các chính trị gia và những người theo chủ nghĩa cơ hội đang sử dụng đại dịch để gia tăng vĩnh viễn quyền lực và sự giàu có của họ.

ĐCSTQ tin rằng loại virus mà họ “mang đến” cho nhân loại sẽ mở ra chiến thắng cuối cùng của “quyền lực độc tài tập trung” đối với nền dân chủ thị trường tự do, bởi vì dường như chỉ có các chế độ độc tài mới có thể đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn như đại dịch này.

Các vụ đóng cửa vì Covid-19 đã tạo ra các cấu trúc quyền lực có thể được sử dụng để thực thi ý chí của Nhà nước trong vô số lĩnh vực khác. Không ai có thể bảo đảm rằng các quyền lực độc tài “khẩn cấp” đã được thiết lập đó sẽ được loại bỏ sau khi virus Corona Vũ Hán giảm bớt.

Lịch sử hiện đại cho thấy nhiều khả năng những cơ chế kiểm soát đó sẽ được tái sử dụng với mục đích khác - phục vụ những "sứ mệnh mới" sau khi đại dịch kết thúc - nếu thực sự như vậy, giai cấp chính trị sẽ không sẵn sàng tuyên bố đại dịch đã “kết thúc”.

 

Một khi mọi người đã quen với các biện pháp khẩn cấp khiến thay đổi cuộc sống, những người cai trị sẽ miễn cưỡng để “tình trạng khẩn cấp rất hữu ích” đó kết thúc, ít nhất là cho đến khi một trường hợp khẩn cấp hữu ích tương tự xuất hiện. Bản chất của nhân quyền và tự do dân sự có thể được định nghĩa lại bởi đại dịch và hậu quả của nó.

Có khả năng các chính phủ trên toàn thế giới tự do sẽ sử dụng đại dịch để lập luận rằng họ nên tiêu thụ và kiểm soát nhiều hơn của cải của khu vực tư nhân, để họ có đủ nguồn lực đối phó với mối đe dọa trên quy mô lớn của Covid-19.

“Quyền” được bảo vệ khỏi đại dịch - và các cuộc khủng hoảng khác được các chính trị gia và phương tiện truyền thông coi là tương đối quan trọng - sẽ được cho là vượt trội mọi quyền khác và giúp chính phủ có được sự tập trung quyền lực lớn hơn bao giờ hết.

Thiện Nhân
Theo breitbart

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP