5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình

5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình

5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình

5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình

5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình
5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình
Thứ ba, 31-12-2024 02:58, (GMT+07:00)
5 triệu quan chức đã bị thanh trừng trong 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình
02-07-2022 16:01

Tham nhũng, đặc quyền trong giới tinh hoa của ĐCSTQ, tội ác diệt chủng lạnh... tất cả các tội ác này đều cần kết bè phái chính trị để thực thi. Để không mất mạng, để trụ vững khi cầm quyền, ông Tập chỉ có hai cách: thỏa hiệp và đàn áp. Ông Tập chính xác đã thực thi cả hai biện pháp này, 5 triệu quan chức từ trung ương đến địa phương đã bị điều tra, đánh ngã trong suốt 10 năm cầm quyền…

 

10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình: 5 triệu quan chức tham nhũng bị thanh trừng

Cuộc đấu đá nội bộ giữa phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình chưa bao giờ dừng lại. Ảnh chụp Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Feng Li / Getty Images)

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay và ông Tập Cận Bình đang nỗ lực hết sức để tái tranh cử.Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương mới đây đã thành tích của ông Tập qua danh sách "những con hổ dữ". Báo cáo cho biết, trong 10 năm nắm quyền, có tới gần 5 triệu quan chức từ trung ương tới địa phương đã bị điều tra và xử lý. Ông Tập Cận Bình đã luôn nhấn mạnh rằng chiến dịch chống tham nhũng mà ông khởi xướng là "một cuộc đấu tranh chính trị lớn không thể thua và không được để thua".

 

Một số nhà bình luận chỉ ra rằng sau khi ông Tập lên nắm quyền, ông đã đi tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng, thanh trừng bè phái, lập lại chính quyền và nắm quyền lực trong chính quyền. Thực ra, ông Tập không có cách nào khác, đó là con đường không thể không đi để bảo vệ sinh mạng và quyền lực của mình.

 

Con số tham gia vào 'tham nhũng' lên tới 5 triệu người khiến ngoại giới kinh ngạc. Con số quá lớn không chỉ bởi Trung Quốc quá đông dân, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương quá nặng nề. Con số này dường như đang kể một câu chuyện khác: chế độ độc tài, nơi quyền lực không bị kiểm soát bởi quyền lực, bởi minh bạch và dân chủ, thì tham nhũng trở nên tất yếu, phổ biến, ngày một trắng trợn và tồi tệ.

 

'Thập kỷ này của Trung Quốc': 4,39 triệu vụ án tham nhũng và 4,71 triệu quan tham

 

Sáng ngày 30/6, Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ đã tổ chức một loạt cuộc họp báo về chủ đề "Thập kỷ này của Trung Quốc": 4,388 triệu vụ án tham nhũng và 4,709 triệu người đã bị điều tra. Ngoài ra, đã xử lý 723.000 trường hợp có vấn đề về tâm thần liên quan đến vi phạm tám quy định của Trung ương.

 

Quả báo nào cho những kẻ dâm loạn tà ác

Chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của ông Tập đã lần lượt bắt những con hổ lớn như Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Từ Tài Hậu, La Cán, Bạc Hy Lai... (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
 

Báo cáo chống tham nhũng của Bắc Kinh thường xuất hiện trước các mốc sự kiện như ngày 1/7 (ngày kỷ niệm Hong Kong được trao trả về với Trung Quốc đại lục) hoặc trước Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương.

 

Ông Gao Wenqian, một nhà sử học của ĐCSTQ, từng nói trên kênh VOA rằng chiến dịch chống tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương phục vụ cho việc tranh giành quyền lực.

 

Ý tưởng chống tham nhũng trong hệ thống ĐCSTQ là xử lý ngọn, không hề xử lý gốc; nó được xem như công cụ để thanh trừng bè phái, chia lại 'miếng bánh' kinh tế hơn là thực sự đánh đổ quan tham, lấp lỗ hổng thể chế vì dân chủ, tự do và hạnh phúc của người Trung Quốc.

 

Con đường tham nhũng bất tận...

 

Quyền lực độc quyền của một đảng là gốc rễ thể chế của tham nhũng trong lãnh địa của ĐCSTQ. Việc chống tham nhũng trong hệ thống giống như bắt ruồi quanh bể chứa, và sẽ không bao giờ là đủ, chiến lược 'đả hổ diệt ruồi' của ông Tập và kết quả của nó trong suốt 10 qua cho thấy thực trạng là ở Trung Quốc ngày nay: "ruồi nhiều như hổ, hổ nhiều như ruồi”.

 

Trang tin Deutsche Welle đã đăng một bài báo bình luận vào ngày 30/6, nói rằng tình trạng tham nhũng của Trung Quốc là vô tận, minh chứng là số nạn nhân ngày một lớn đến mức khổng lồ; nó khác hoàn toàn với bất kỳ chế độ dân chủ nào khác trên khắp toàn cầu. Gốc rễ của việc này là một chế độ không có đảng phái đối lập và hoạt động của chính quyền, chính trị gia không được xã hội, đặc biệt là dư luận giám sát, tự nó là môi trường lý tưởng để sinh sôi nảy nở tệ nạn tham nhũng.

 

Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố tại các hội nghị của ĐCSTQ rằng chống tham nhũng đã là một chiến thắng vượt trội. Nhưng thực tế thì khác xa.

 

Nếu chiến dịch chống tham nhũng giành được thắng lợi áp đảo thì càng ngày sẽ càng có ít quan chức bị sa thải hơn; số lượng quan chức bị xét xử, sa thải không thể nhiều như trong quá khứ. Nhưng thực tế cho thấy những vụ việc quan chức tham nhũng được báo cáo chính thức trong thời gian qua cho thấy số lượng quan chức tham nhũng sau nhiều hơn, táo bạo hơn và tham lam hơn so với quá khứ.

 

Con đường duy nhất để sinh tồn?

 

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tới nay, do liên tiếp có những hành động mạnh tay chống tham nhũng, nên bị ám sát và âm mưu chính biến liên tiếp. Có tin cho rằng, ông Tập Cận Bình đã ít nhất 10 lần gặp nguy hiểm, phần lớn liên quan tới âm mưu ám sát.

 

Tạp chí Tranh Minh (Zhengming Magazine) số ra tháng 10/2017 đưa tin, trước lúc kế nhiệm, ông Tập Cận Bình đã gặp phải ám sát nguy hiểm, khi đó ông Hồ Cẩm Đào nửa đêm hay tin, đã gấp rút thông báo cho ông Tập ở trong nhà không được ra ngoài.

 

Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông ta đã làm 3 điều xấu xa gây hại cho đất nước và nhân dân, đó là 3 điều xấu mà ông ta muốn mọi người quên đi nhất. (Ảnh: Tổng hợp)
 

Đấu tranh nội bộ và sát hại các đồng chí của mình vốn là một phần quan trọng trong lịch sử tồn tại của ĐCSTQ suốt 100 năm qua. Bất kỳ thế lực chính trị nào của ĐCSTQ cũng đều tồn tại bằng nòng súng chĩa vào dân (chứ không phải kẻ thù) và rửa bằng máu của các đồng chí khác trong nội bộ của họ.

 

Ngay từ đầu, cựu bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã không muốn ông Tập Cận Bình trở thành người kế vị của mình; ông ấy muốn Bạc Hy Lai. Nhưng không may, vụ án của vợ Bạc Hy Lai là Cốc Khai Lai lại lộ ra nhiều vấn đề nhức nhối, thậm chí liên quan tới tội ác ‘vô tiền khoáng hậu’ giết người mổ cướp tạng của phe Giang Trạch Dân. Đây là lý do khiến Bạc Hy Lai không thể kế nhiệm ông Giang. Ông Tập Cận Bình, không thuộc phe cánh của Giang khi đó, đồng thời lại là một ‘thái tử đảng’, một hạt giống đỏ được bồi dưỡng nhiều năm tháng đã trở thành ứng cử viên phù hợp nhất.

 

Nhưng điều chờ đợi ông Tập không phải là quyền lực tối thượng. Muốn có nó, ông Tập buộc phải thỏa hiệp - đánh - triệt hạ được hoàn toàn phe Giang, vốn cắm rễ sâu, lan rộng trong hệ thống quân đội, chính trị, kinh tế của Trung Quốc. Đây là lý do chiến dịch ‘Đả hổ - Diệt ruồi - Săn cáo’ suốt 10 năm khiến mưa gió máu tanh trên khắp chính trường Trung Quốc.

 

Thực tế cho thấy, từ hổ lớn từ Bộ Chính trị Trung Quốc cho tới cáo chồn trong các tập đoàn kinh tế - tài chính hàng đầu của Bắc Kinh bị xa lưới đều là đàn em, thân tín thân cận của tập đoàn chính trị Giang Trạch Dân - Tăng Khánh Hồng. Nhiều kẻ trong đó không chỉ tham nhũng, bàn tay còn đẫm máu đồng bào khi tham gia vào cuộc 'Diệt chủng lạnh' mà Giang Trạch Dân khởi xướng như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Từ Tài Hậu...

 

Xem thêm: "Giữa Sự Sống và Cái Chết" - phim tài liệu phơi bày tội ác mổ cắp nội tạng người tại Trung Quốc của phe cánh Giang Trạch Dân

 

Quang Nhật

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP