5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt

5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt

5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt

5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt

5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt
5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt
Thứ sáu, 27-12-2024 06:06, (GMT+07:00)
5 nguyên nhân khiến gia đình rạn nứt
01-11-2022 10:56

 

Trong đạo vợ chồng, người xưa luôn nhắc nhở câu “vợ chồng tương kính như tân” mới giữ được hạnh phúc lâu dài, bền vững. Với các thành viên khác trong gia đình cũng vậy, có lẽ trở nên quá quen thuộc, hoặc vì nhiều lý do khác nên không chú ý đến những dấu hiệu khiến gia đình suy bại và rạn nứt.

 

Dưới đây là 5 lý do khiến một gia đình dễ suy vong. Không chú ý đến dù một nguyên nhân thôi ắt cũng phải xem lại.

 

1. Khắc khẩu, tranh cãi

 

Nghĩa phu thê xưa: Vợ chồng tôn kính nhau như khách

Nghĩa phu thê: "Vợ chồng tương kính như tân" ắt sẽ có gia đạo êm ấm. Ảnh Tinh Hoa

Có câu:

 

-“Vợ chồng có hòa thuận rồi sau đó gia đạo mới thành”. Trong lễ của người xưa cũng luôn nhắc nhở rằng: “Vợ chồng tương kính như tân”. Chỉ khi vợ chồng chung sống hòa thuận, cùng nhau cố gắng vun đắp thì gia đình mới có thể thịnh vượng phát đạt.

 

Cổ nhân cũng dạy:

 

-“Anh em hòa thuận thì gia đình không bị tiêu tan, chị em dâu hòa thuận thì không khí gia đình dễ chịu, gia đình có vợ hiền thì lo gì không giàu có, con cái hiếu thảo thì cha mẹ đâu phải lo nghĩ nhiều”.

 

Nếu trong một gia đình, vợ chồng gặp chuyện là tranh cãi khắc khẩu, thậm chí nghiêm trọng hơn là thượng cẳng chân hạ cẳng tay, thì lâu dần không chỉ ảnh hưởng xấu đến tình cảm đôi bên mà còn ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ sau. Con cái khi phải thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ khắc khẩu, bạo lực trong gia đình thì rất khó để trở thành những người có đức hạnh tốt trong tương lai. Nếu trong một gia đình mà cha mẹ, anh em, con cái xảy ra tranh cãi lẫn nhau thì sự tan rã là nhanh chóng.

 

“Gia hòa vạn sự hưng” có lẽ là đạo lý mà rất nhiều người đã từng nghe. Nhưng đứng trước mỗi sự tình bất hòa, làm sao để giữ được tâm thái bình tĩnh? Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, thậm chí là bao dung với đối phương thì không phải người nào cũng làm được. Chỉ khi các thành viên trong gia đình hòa thuận, vui vẻ thì mới có thể “đồng tâm hiệp lực”, “đồng cam cộng khổ”. Một khi, tâm cùng hướng về một điểm, lực cũng hướng về một chỗ thì mới có thể sinh ra sức mạnh.

 

Để giữ hòa khí trong gia đình, mỗi người trước tiên cần chú trọng tu khẩu, đứng trước mâu thuẫn cần phải “lùi một bước” , làm việc gì cũng cẩn thận nghĩ cho các thành viên khác trước thì mọi điều mới chuyển biến tốt đẹp hơn lên.

 

2. Đem những cảm xúc tiêu cực dội lên đầu người thương yêu nhất

 

Không có gì có thể bì lại được một gia đình hòa khí, vui vẻ. Nhưng đáng tiếc là, rất nhiều người lại bỏ qua điểm này, trong ngày đoàn viên lại đem những cảm xúc tiêu cực nhất dội lên đầu người thân yêu nhất.

 

Áp Lực Gia Đình

Đừng đem áp lực bên ngoài về dội lên đầu người thân yêu trong gia đình. Ảnh tapchitamlyhoc

 

Đôi khi, chúng ta đối đãi với người ngoài rất tử tế, một câu dạ, một câu vâng, nhưng lại luôn đem những từ ngữ khó nghe nhất để nói với vợ con, bố mẹ, vì chúng ta biết và tin tưởng một điều rằng, người thân sẽ luôn bao dung chúng ta vô điều kiện.

 

Nhưng nếu mỗi thành viên trong gia đình đều mang cảm xúc tiêu cực về nhà, khiến cho không khí trong gia đình ngột ngạt, vậy sớm muộn gia đình đó khó tránh khỏi xung đột, bất hòa.

 

Ngày xưa, hàng xóm mới chuyển đến khu nhà tôi là một đôi vợ chống trung niên, đều là người có học vị cao, con cái học tại các trường điểm, thành tích rất tốt.

 

Ban đầu ai nấy đều ngưỡng mộ, nhưng một ngày nọ, nhưng âm thanh cãi vã từ nhà họ truyền ra, khiến cả khu bất ngờ.

 

Do công việc bận rộn, áp lực lớn, về đến nhà thì bắt đầu cãi nhau bằng câu chuyện ai quản con cái.

 

Bà vợ mắng chồng, bỏ ra cho cái nhà này quá ít. Ông chồng cãi rằng bà cơm ba bữa cũng không xong. Cãi nhau chưa thỏa, lôi hết bát đũa ấm chén trong nhà đập vỡ, dọa đứa trẻ khóc hết nước mắt.

 

Cứ 3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng, những chuyện cỏn con cũng lôi ra cãi nhau.

 

Gia đình, là để yêu thương, là nơi của niềm vui và tiếng cười, chứ không phải chỗ để chửi bới trách cứ lẫn nhau.

 

Một gia đình hạnh phúc có nghĩa là, người chồng hiểu và chia sẻ những vất vả của vợ. Người vợ hiểu được khổ cực và là hậu phương vững chãi phía sau, đồng thời yêu thương, tôn trọng chồng. Người lớn hiểu và dạy con một cách lí trí. Con cái biết nghe lời, hiếu thuận, hiểu công lao bố mẹ sinh thành và dưỡng dục mình.

 

Cổ nhân nói "Gia hòa vạn sự hưng". Chỉ có hòa khí giữa các thành viên trong gia đình, mới có thể tránh xa hoạn nạn, vạn sự đều hưng, phú quý mới lâu dài.

 

3. Quá nuông chiều con cái, không dám để chúng tự lập

 

Đứa trẻ quá được nuông chiều sẽ khó tự lập và trở nên vô ơn (Ảnh. Cafebiz)

 

Trong một gia đình, bố mẹ luôn coi đứa trẻ là trung tâm, kiểu yêu thương đó dễ biến thành nuông chiều, dung túng.

 

Khi bố mẹ tập cho con thói quen dựa dẫm, hãy cẩn thận, ngày đứa trẻ trưởng thành, khả năng sẽ thiếu đi tính tự lập, trở thành búp bê trong lồng kính.

 

Rất nhiều bố mẹ có quan niệm rằng, đời mình đã khổ không thể để con cái khổ theo, không nỡ tiêu 100 nghìn để đi ăn hàng, nhưng sẵn sàng tiêu vài trăm nghìn để mua đồ mà con thích ăn; Không nỡ bỏ ra 500 nghìn để mua một bộ quần áo cho bản thân, nhưng sẵn sàng cho con vài triệu để mua một đôi giày hiệu.

 

Kết quả là, những gia đình vốn không phải khá giả, nhưng lại nuôi dưỡng ra một thế hệ cậu ấm cô chiêu, không hiểu được nỗi khổ của cha mẹ, tiêu tiền phung phí.

 

Đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của con trẻ không hề có lợi cho sự trưởng thành của đứa trẻ đó. Ngược lại, còn khiến trẻ thiếu đi sự tự lập, tôn trọng đồng tiền, trở nên kiêu ngạo, thậm chí có hành vi gây hại cho người khác. Đến một ngày. chúng còn hình thành quan niệm rằng con cái đương nhiên có quyền được thương yêu theo cách đó và dễ dàng trở thành đứa trẻ vô ơn.

 

Hy vọng các bố mẹ đều hiểu, một đứa trẻ không được giáo dục tốt là một trong những nguyên nhân của gia bại.

 

4. Lười lao động, ham hưởng thụ

 

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên, rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, yêu cầu người nhà phải cần kiệm, không nên xa hoa, ham hưởng thụ. Tuy rằng trong nhà ông có người quản gia giúp việc nhưng đối với con cái, ông yêu cầu tự giặt giũ quần áo, ăn uống như thế nào phải tự mình làm. Thậm chí ông còn yêu cầu người nhà tự trồng rau để ăn. Bởi vì ông lo rằng các thành viên trong gia đình bởi vì ham hưởng thụ, an nhàn mà gây đại họa.

 

Nhung phat minh thien tai

Ảnh minh họa (nguồn. Internet)

 

Một gia đình cho dù nghèo khổ đến mức nào đi nữa, chỉ cần biết siêng năng làm việc, tiết kiệm chi tiêu thì nhất định sẽ có ngày hưng thịnh. Còn một gia đình cho dù là giàu có đến mức nào đi nữa mà một khi bắt đầu xa xỉ hưởng thụ thì sẽ rất nhanh suy bại. Đây cũng chính là đạo lý mà cổ nhân thường nhắc tới:

 

-“Từ cần kiệm đi đến xa xỉ thì dễ, từ xa xỉ đi đến cần kiệm thì khó”.

 

Một gia đình muốn tồn tại được thì phải ghi nhớ không lây nhiễm những ham mê bất lương, mà trong đó đánh bạc và sử dụng chất gây nghiện là nghiêm trọng nhất. Trong gia đình một khi đã có người mắc vào những ham mê này thì chuyện suy bại chỉ là trong nháy mắt.

 

Bất luận là thời điểm nào, dù giàu sang hay bần cùng thì người ta đều phải lấy “cần” và “kiệm” để quy phạm chính mình, không thể quá độ phóng túng, nếu không đó chính là đang gieo mầm tai họa cho chính mình và người thân.

 

Một số gia đình, ban đầu không có của ăn của để, nhưng nhờ chăm chỉ làm ăn, tài lộc từ từ đến, hưởng một cuộc sống sung túc. Cũng có gia đình, khởi đầu là một gia thế tốt, nhưng càng về sau càng nghèo khó, người trong nhà lười biếng, quen với thói hưởng thụ, cuộc sống ngày càng thảm hại.

 

Một gia đình có phú quý tài lộc đến hay là trên đà tuột dốc đều có 3 nguyên nhân, nếu có một trong ba ắt phải xem lại.

 

Gia phong không nghiêm, gia đình khó vượng

 

Trong gia huấn của Tư Mã Quang có nói: "Tích kim dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ; tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc; bất như tích âm đức vu minh minh chi trung, dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế".

 

Ý là, để lại vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi. Để lại sách cho con cháu, chưa chắc con cháu có thể đọc, chi bằng hành thiện tích đức, chỉ có phúc đức truyền lại, con cháu mới được hưởng phúc lâu dài, gia đình mới thịnh vượng phát đạt.

 

Gia phong nghiêm, mới là gốc rễ của một gia đình thịnh vượng.

 

Cái gọi là gia phong, không nhất định phải được viết trên giấy, đó là bài học, lời răn của cha mẹ truyền lại cho con cháu, mang lại giá trị vô hình cho đời sau.

 

Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, tư tưởng của một người có liên quan mật thiết đến giao dục trong gia đình.

 

Ngược lại, cái mà tạo nên một gia đình nằm ở nhất cử nhất động của các thành viên, ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình đó.

 

Sự yêu thương quan tâm, tin tưởng giữa các thành viên mới có thể làm nên một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, bền chặt.

 

Trân quý và tôn trọng mỗi thành viên trong gia đình, có trên có dưới. Tránh xúc phạm hay đem những cảm xúc tiêu cực làm gia tăng căng thẳng trong gia đình. Như vậy mới tạo cho mỗi thành viên cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc, là tổ ấm đi về không nơi đâu bằng.

 

Không dung túng, nuông chiều con  cái, chỉ có như vậy mới hiểu được giá trị của tự lập, giá trị của lao động.

 

Xây dựng một truyền thống gia phong, có nề nếp, răn dạy con cháu thướng thiện, truyền đạt lại những giá trị truyền thống tốt đẹp cho thế hệ sau.

 

Xem thêm: Giáo dục trẻ làm sao cho tốt? | Khát Vọng Cuộc Sống 

Thảo My (T/h)

Theo TKN

 

 

 

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP