5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh

5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh

5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh

5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh

5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh
5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh
Thứ hai, 30-12-2024 02:08, (GMT+07:00)
5 dấu hiệu cho thấy tiền đang mất giá rất nhanh
13-05-2021 17:32

Tiền đang mất giá, chắc chắn là vậy, dù CPI (chỉ số giá hàng hóa) của Việt Nam hay các nền kinh tế lớn đều được trấn an là "đang ở mức an toàn" hoặc "chỉ tăng nhất thời". Nhưng các biểu hiện của giá cả trên thị trường hàng hóa và tài sản thì đang tiết lộ một câu chuyện khác. Rủi ro đổ vỡ giá của của các thị trường tài sản có thể lớn hơn nhiều so với các dự báo lạc quan hiện nay.

Mối lo tiền tệ mất giá hiện hữu khắp mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Có vẻ như lạm phát thực đang lẩn trốn các số liệu vĩ mô vì rổ tính CPI không phản ánh hết sự mất giá của đồng tiền

Thực tế, tiền tệ (nội tệ hay ngoại tệ mạnh) đã luôn mất giá kể từ khi giá trị của tiền không được neo giữ bằng vàng và các thị trường tài sản được kích thích bởi nợ và đánh cược vào công cụ phái sinh.  

Dưới đây là 5 dấu hiệu nổi bật cho thấy tiền tệ (cả nội tệ, ngoại tệ mạnh) đang mất giá trên khắp toàn cầu. 

Thứ nhất, giá vàng duy trì xu hướng đi lên 'bền vững' 

Đại dịch đã đưa vàng vào cuộc… một lần nữa. Mỗi cuộc khủng hoảng trên thế giới, kim loại này lại nổi lên như một nơi trú ẩn an toàn mỗi khi tiền mất giá. Niềm kiêu hãnh của vàng chưa bao giờ suy giảm dù tiền tệ trên thế giới này đã từ bỏ nó cho tiêu chuẩn xác định giá trị của mình. 

Hiệp hội Thị trường Vàng thỏi London (LBMA) dự báo cho năm 2021 nói rằng: "Theo triển vọng đồng thuận từ các nhà phân tích tham gia dự báo giá kim loại quý từ LBMA, giá vàng sẽ dao động ở mức trung bình là 1.974 USD/ ounce trong năm 2021, tăng 11,5% so với mức cao kỷ lục năm 2020, khi tiêm chủng hàng loạt trên toàn thế giới thúc đẩy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong khi các ngân hàng trung ương và chính phủ tiếp tục kích thích tiền tệ và thâm hụt chi tiêu chưa từng có của mình".

Theo các chuyên gia hàng hóa, nguyên nhân cơ bản khiến giá vàng tăng là do đồng USD suy yếu so với các đồng tiền chính trên thế giới. Trong một tháng qua nó đã giảm gần 3% so với các đồng tiền chính trên toàn cầu, chỉ riêng trong tuần qua, đồng bạc xanh đã điều chỉnh xuống 0,80%. Sự tăng giá của vàng dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong ngắn hạn vì kim loại quý này có thể một lần nữa nổi lên như một "thiên đường của các nhà đầu tư".

Tương quan giữa giá trị đồng USD và vàng trong 10 năm qua (Nguồn: Macro Trends) 
Tương quan giữa giá trị đồng USD và vàng trong 10 năm qua (Nguồn: Macro Trends)

Sự suy yếu của đồng USD dự kiến ​​sẽ tiếp tục khi các cuộc đàm phán về tăng trưởng kinh tế chậm chạp và các gói kích thích vẫn đang chờ được thông qua. Gần đây, lợi suất trái phiếu Mỹ cũng đã giảm và Dow và Nasdaq cũng đang chịu áp lực khi các chỉ số chứng khoán đang giao dịch gần mức cao nhất trong lịch sử tồn tại của nó.

Thứ hai, khi hàng hóa vô giá trị cũng bị đầu cơ tăng giá chóng mặt thì tiền tệ đang mất giá trầm trọng

Đó là câu chuyện "trò đùa điên rồ tiền tỷ" Dogecoin, một loại tiền điện tử, được lập trình trong 3 giờ đồng hồ với mục tiêu giải trí chứ không phải dùng để thanh toán, và cũng không có thuật toán phức tạp, bí hiểm như các loại tiền điện tử khác. Ngoài ra, Dogecoin thậm chí còn có thể tạo thêm một cách không giới hạn. Vậy mà, trò đùa này đã trở thành một sản phẩm để đầu cơ trên thị trường tài chính, lên tới 50 tỷ USD. 

Dogecoin (CRYPTO: DOGE) gần đây đã cháy hàng. Giá một đơn vị giao dịch của nó đã tăng vọt hơn 3.000% trong năm ngoái và tăng 25.000% trong 5 năm qua. Hầu hết các tài sản khác không bao giờ có những loại lợi nhuận kiểu đó, nhưng kể cả như vậy, thì điều này cũng không làm cho Dogecoin trở thành một khoản đầu tư thông minh.

Các kỹ sư phần mềm Billy Marcus và Jackson Palmer đã tạo ra Dogecoin vào cuối năm 2013 chỉ trong 3 giờ đồng hồ. Palmer đã lấy biểu tượng của tiền điện tử này là một meme phổ biến vào thời điểm đó có từ "doge" có chủ ý sai chính tả để mô tả một chú chó Shiba Inu với gương mặt ngơ ngác đáng yêu.

Dogecoin được tạo để giải trí và ý tưởng là tạo ra một loại tiền điện tử ngốc nghếch và rất rẻ - mỗi đồng có giá trị bằng một phần nhỏ của tiền xu - để người hâm mộ có thể “boa” nhau vì những bình luận gây cười. Hãy coi nó như một “like” trên Facebook có giá trị tiền tệ, nhưng giá trị này thấp đến mức nực cười nên không ai coi trọng nó. Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào “giá trị” của một Dogecoin, nó dao động khoảng 1/5 xu - nói cách khác, 5 Dogecoin tương đương với một xu trong phần lớn thời gian tồn tại của nó.

Dogecoin ban đầu là một loại tiền điện tử được tạo ra để trêu đùa. Các kỹ sư phần mềm Billy Marcus và Jackson Palmer đã tạo ra Dogecoin vào cuối năm 2013. Palmer đã lấy biểu tượng của tiền điện tử này là một meme phổ biến vào thời điểm đó có từ "doge" có chủ ý sai chính tả để mô tả một chú chó Shiba Inu với gương mặt ngơ ngác đáng yêu. (Ảnh: Flickr)

Dogecoin ban đầu là một loại tiền điện tử được tạo ra để trêu đùa. Các kỹ sư phần mềm Billy Marcus và Jackson Palmer đã tạo ra Dogecoin vào cuối năm 2013. Palmer đã lấy biểu tượng của tiền điện tử này là một meme phổ biến vào thời điểm đó có từ "doge" có chủ ý sai chính tả để mô tả một chú chó Shiba Inu với gương mặt ngơ ngác đáng yêu.

Nhưng sau đó vào ngày 28 tháng 1 vừa qua, một người dùng Twitter có tên WSBChairman (người đã tuyên bố không có liên kết với trang web /r/wallstreetbets- nhóm người dùng Reddit đã đẩy GameStop lên một tầm cao mới một cách vô lý), đã tweet rằng Dogecoin là tài sản tiềm năng tiếp theo. Giá đã tăng vọt vào ngày hôm sau đến nỗi một Dogecoin được giao dịch ở mức 7 xu, và giờ đây, trò đùa và các tuyên bố vô thưởng vô phạt đã đẩy giá Dogecoin lên tới 50 tỷ USD. 

Ở Việt Nam, đó là câu chuyện về các giao dịch lan đột biến lên tới hàng trăm tỷ đồng hay các trò huy động tiền lừa đảo với lãi suất cao một cách phi lý như Coolcat. 

Khi nhà đầu tư sẵn sàng dồn tiền với hi vọng kiếm lời từ những thứ vô giá trị như Dogecoin, lan đột biến hay Coolcat thì khi đó sự méo mó của giá trị tiền tệ và sự điên rồ của lòng tham đã đạt tới cực hạn. Ai cũng biết đó là trò đùa vô nghĩa, nhưng những ai bỏ tiền vào trò đùa đó cũng hy vọng rằng mình "khôn ngoan" hơn kẻ khác, có thể lừa dối kẻ khác và vì thế kiếm tiền của người khác bằng cách rút khỏi cuộc chơi sớm hơn. Những kẻ được tiền sẽ mất “đức”, kẻ mất tiền được bài học về cái giá của lòng tham. Dù ai gặt hái được gì thì chắc chắn là thị trường tồn tại những nghịch lý điên rồ như vậy sẽ sớm vỡ tan bởi các giá trị ảo và lòng tham không đáy.

Thứ ba, giá mọi hàng hóa đều tăng cao hơn trước đại dịch

Năm 2020 là một năm đầy biến động với các thị trường hàng hóa. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 gây ra sự đình trệ hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, làm suy giảm nhu cầu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng đối với hàng hóa trong hầu hết các lĩnh vực : năng lượng, kim loại cơ bản, sản phẩm nông nghiệp và thậm chí cả kim loại quý lẻ - và tác động đỉnh điểm đối với giá trị tài sản.

Đến năm 2021, gần như tất cả giá cả hàng hóa đều tăng trong quý đầu tiên của năm, và hầu hết hiện đang ở trên mức trước đại dịch. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong hoạt động kinh tế toàn cầu. 

Giá khí đốt phục hồi trong thời gian kỷ lục

Giá xăng trong năm 2020 và 2021 đã tăng lên như một chuyến tàu lượn siêu tốc. Giá một gallon gas thông thường là 2,58 USD hôm 6/1/2020. Xăng giảm mạnh 31% xuống 1,77 USD vào cuối tháng 4/2020, và sau đó tăng 24% lên 2,20 USD /gallon vào ngày 13/7/2020.

Chi phí khí đốt vẫn tương đối ổn định cho đến đầu năm 2021, bắt đầu ở mức 2,24 USD/BTU và đang trên đà tăng. Đến đầu tháng 5/2021, giá đã lên tới 2,89 USD/BTU.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả việc phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đã tạo ra sự biến động cực độ này.

Giá khí đốt cao là bởi giá dầu thô cao. Chi phí dầu chiếm 43% giá xăng thông thường. 57% còn lại đến từ phân phối và tiếp thị, lọc dầu và thuế. Các yếu tố đầu vào này không thay đổi thường xuyên như giá dầu.

Giá dầu thô đã trải qua một đợt phục hồi nhanh kỷ lục từ mức thấp đạt được trong thời kỳ đại dịch, được hỗ trợ bởi việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác của tổ chức này. Nhu cầu cũng đã dần dần phục hồi và điều này dự kiến ​​sẽ ổn định vào năm 2021 khi vaccine trở nên phổ biến rộng rãi.

Đồng tăng mạnh

Đồng đã lấy lại đà tăng trong hơn một năm qua do các chính phủ Mỹ cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng xe điện. Điều đó sẽ làm cho tất cả các dạng công nghệ xanh khác nhau dựa vào đồng bị đắt hơn một chút.

Đồng đã lấy lại đà tăng trong suốt hơn một năm qua. (Nguồn: Bloomberg)
Đồng đã lấy lại đà tăng trong suốt hơn một năm qua. (Nguồn: Bloomberg)

Việc mở rộng hệ thống điện lưới cũng tác động đến giá đồng. Theo BloombergNEF (BNEF), khoảng 1,9 triệu tấn đồng đã được sử dụng để xây dựng mạng lưới điện vào năm 2020 và giá kim loại đỏ này đã tăng hơn 90% trong năm qua. BNEF dự báo mức sử dụng sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2050, trong khi nhu cầu từ các công nghệ carbon thấp khác như xe điện và tấm pin mặt trời cũng sẽ tăng cao.

Thực phẩm tăng

Đó là một năm khó khăn đối với ngành kinh doanh thịt, từ đợt bùng phát virus Corona Vũ Hán tàn phá đến dịch bệnh lợn chết người tấn công Đức và đang bùng phát trở lại ở Trung Quốc.

Và khi giá cây trồng tăng cao, nông dân chăn nuôi gia cầm, lợn và gia súc là những người đầu tiên bị ảnh hưởng. Chi phí ngô cho vật nuôi đã tăng gấp đôi trong năm qua và khô dầu đậu tương cao hơn 40%.

Giá thép bùng nổ

Các nhà sản xuất thép ở Châu Âu và Châu Mỹ đã phải chịu giá thấp trong nhiều năm do tình trạng dư thừa công suất toàn cầu. Các nhà máy đã phải vật lộn để duy trì doanh thu và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Theo hiệp hội ngành công nghiệp Eurofer, hơn 85.000 việc làm trong lĩnh vực thép đã bị mất ở Liên minh châu Âu từ năm 2008 đến năm 2019 .

Tất cả những điều đó đã thay đổi đáng kể do giá thép bùng nổ. Các hợp đồng tương lai ở Trung Quốc, cho đến nay là nhà sản xuất lớn nhất, đã phá vỡ kỷ lục - thậm chí vượt xa mức tăng đối với quặng sắt thành phần chính - khi chính phủ thực hiện các biện pháp hạn chế sản lượng. Điều đó đã thúc đẩy đà tăng giá ở Châu Âu và Châu Mỹ, nơi các nhà máy đã phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu tăng cao bất ngờ.

Cafe tăng giá

Các thành phần quan trọng của một tách cà phê đã tăng giá. Hợp đồng tương lai của cafe arabica đã tăng khoảng 33% trong năm qua, trong khi giá đường thô cũng tăng. Giá lúa mì chuẩn đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2013.

Tất nhiên, giá hàng hóa đang tăng không hiển thị ngay trên các kệ hàng tạp hóa và menu quán cafe. Chúng chỉ tạo ra một phần chi phí cho các nhà bán lẻ, vốn thường để biên độ lợi nhuận cao hơn ngay từ đầu để đảm bảo giữ giá trong một gian dài - điều này là để chân khách hàng. Nhưng có một giới hạn để mức lợi nhuận đó đạt được và giá cao có thể cuối cùng sẽ thuộc về người tiêu dùng. 

Thứ tư, CPI Mỹ tăng cao nhất kể từ năm 2008 chứng minh "sự trấn an" của Fed về lạm phát trong tầm kiểm soát là vô nghĩa

Lạm phát Mỹ tăng cao nhất kể từ năm 2008, nằm ngoài mọi dự báo chủ quan của Fed. Lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất tăng, chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự sụt giá cực nhanh của các thị trường tài sản trong thời gian tới, các cuộc gọi ký quỹ sẽ trở thành nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư và có thể xuất hiện nhiều hơn nữa các vụ đổ vỡ như Archegos

Phố Wall đang ở trong guồng quay đó vì tiền, và họ không nhận ra hoặc không quan tâm rằng họ đang bán rẻ Hoa Kỳ. Thương mại đã làm suy yếu tinh thần yêu nước của họ. (Ảnh: Getty Images)

Phố Wall đang ở trong guồng quay đó vì tiền, và họ không nhận ra hoặc không quan tâm rằng họ đang bán rẻ Hoa Kỳ. Thương mại đã làm suy yếu tinh thần yêu nước của họ. (Ảnh: Getty Images)

Chỉ số giá CPI hàng năm ở Mỹ đã tăng vọt lên 4,2% vào tháng 4 năm 2021 từ mức 2,6% vào tháng 3 và cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 3,6%. 

Đây là con số cao nhất kể từ tháng 9 năm 2008, trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế mở cửa trở lại, giá hàng hóa tăng vọt, nguồn cung hạn chế. 

Lạm phát của Mỹ tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008 (nguồn Trading Economics)
Lạm phát của Mỹ tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008 (nguồn Trading Economics)

Mục tiêu của Fed về lạm phát cơ bản là duy trì ở mức 2 đến 2,5%. Fed liên tục tuyên bố sẽ không tăng lãi suất vì lạm phát vẫn đang duy trì ở dưới mức hoặc xoay quanh mức mục tiêu của Fed. Nhưng có vẻ như lạm phát vào tháng 4/2021 vừa công bố đã nằm ngoài dự báo của thị trường, cho thấy các dự báo và tuyên bố trấn an thị trường của Fed không còn hiệu quả. 

Thứ năm, Phố Wall đánh cược vào sự mất giá của tiền tệ

Phố Wall đang đánh cược vào sự thất bại của thị trường khi bán khống trái phiếu chính phủ Mỹ ở mức kỷ lục. Các ngân hàng lớn của Mỹ đã bán ra một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ từ tháng 10 năm ngoái cho đến quý I năm 2021, việc này được cho là đã đẩy mức lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao nhất kể từ tháng 2/2020.

Giải thích cho việc bán tháo ra thị trường một lượng trái phiếu kho bạc kỷ lục, một số trang tin có quan hệ mật thiết với các tài phiệt Phố Wall đều khẳng định rằng hành vi này do trái phiếu kho bạc Mỹ không còn được loại ra khỏi tài sản tính rủi ro cho các định chế tài chính. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư trên Reddit cho rằng một lượng lớn trái phiếu bán ra trong thời gian qua là bán khống. Số tiền bán trái phiếu kho bạc kỷ lục này sẽ giúp các ông lớn định chế tài chính của Mỹ đáp ứng an toàn vốn tối thiểu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Nhiều nhà quan sát thị trường vẫn đang hy vọng mạnh mẽ về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ khi mong đợi lợi suất trái phiếu kho bạc sẽ tăng từ đây. Nhưng Masanari Takada, một nhà phân tích định lượng tại Nomura, cho biết các ông lớn Phố Wall bán khống vì có kỳ vọng khác, nền kinh tế Mỹ sẽ rủi ro vì lạm phát, lãi suất tăng và do đó giá trái phiếu kho bạc sẽ giảm do cầu tăng. 

Đây chính là lý do các con sói Phố Wall bán khống để tạo ra giá thị trường trái phiếu kho bạc tăng cao và sau đó sẽ giảm bởi lạm phát do các chính sách kinh tế của ông Biden phát huy tác dụng, chính sách thuế cao cũng khiến nền kinh tế trì trệ và đáng thất vọng. Đây là cách mà các con sói Phố Wall kiếm tiền trong những cuộc chơi lớn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng lạm phát và lãi suất tăng trở lại sẽ là vấn đề nóng của tương lai gần, là nỗi ám ảnh thực sự của các thị trường tài sản tài chính toàn cầu. 

Bán khống trái phiếu kho bạc Mỹ cho thấy các sói già Phố Wall đang đặt cược vào sự thất bại kinh tế thời ông Biden để kiếm lời. Không những vậy, các ông lớn Phố Wall đã thay đổi chính sách lãi suất cho vay cố định sang thả nổi ngay từ đầu năm 2021. Một động thái rõ ràng cho thấy họ cầm đằng chuôi của cán dao lạm phát nếu lạm phát bùng nổ. Điều này có nghĩa, Phố Wall không tin vào các tuyên bố trấn an về lạm phát xoay quanh mức kiểm soát của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ. 

Thủy Tiên - Hữu Nguyên

Đăng theo NTDVN

NGUỒN TIN THAM KHẢO

https://www.ntdvn.com/kinh-te/soi-gia-pho-wall-ban-khong-va-danh-bac-vao-su-that-bai-kinh-te-thoi-ong-biden-171777.html

https://www.livemint.com/market/commodities/why-prices-of-commodities-from-metals-to-food-are-soaring-11619857342043.html

https://internationalbanker.com/brokerage/the-outlook-for-commodities-in-2021/

https://blogs.worldbank.org/voices/commodity-markets-outlook-in-eight-charts

https://www.thebalance.com/why-are-gas-prices-so-high-3305653

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP