400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ

400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ

400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ

400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ

400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ
400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ
Chủ nhật, 29-12-2024 23:03, (GMT+07:00)
400 trang văn kiện mật của ĐCSTQ về chính sách Tân Cương được tiết lộ
18-11-2019 10:34

Tờ New York Times gần đây có được một văn kiện nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dài 400 trang, nội dung yêu cầu tiến hành giáo dục và đe dọa đối với những trẻ em có cha mẹ đang bị giam giữ trong các trại tập trung của người dân tộc thiểu số Hồi giáo Tân Cương. Tài liệu này có hình thức “vấn đáp”, yêu cầu con cái của những người bị giam giữ phải mỹ hóa trại tập trung và đe dọa rằng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến điểm số thời hạn cha mẹ bị giam giữ. 

Trong một báo cáo dài hôm thứ Bảy tuần trước (16/11), tờ New York Times tiết lộ, những văn kiện này là văn kiện chính phủ lớn nhất của nội bộ ĐCSTQ được tiết lộ ra bên ngoài kể từ khi ĐCSTQ cầm quyền trong hàng thập kỷ qua. Trong 3 năm qua, chính quyền ĐCSTQ đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, và những người dân tộc thiểu số khác trong các trại tập trung và nhà tù.

Lãnh đạo ĐCSTQ tại Khu tự trị Tân Cương đã đem chỉ thị nội bộ có tên “Chính sách vấn đáp đối với con cái của học viên tại trường giáo dục bồi dưỡng trong trại tập trung thành phố Turfan” truyền đạt lại cho các quan chức địa phương, đồng thời yêu cầu họ và các nhân viên công tác cần nhanh chóng gặp mặt những học sinh đang học tập ở bên ngoài đang được nghỉ trở về nhà, cấm họ lên tiếng nói ra tình hình chân thực về những gì họ biết về Trại tập trung Tân Cương.

Trong ‘chỉ nam bồi dưỡng’ này đã cung cấp các đáp án tiêu chuẩn cho việc làm thế nào để trả lời các vấn đề cụ thể và làm thế nào để “đe dọa” con cái của những người đang bị giam giữ.

Ví dụ, khi bị hỏi: “Cha (mẹ, người nhà) tôi đang ở đâu?” thì đáp án tiêu chuẩn là: “Họ ở trong trường đào tạo do chính phủ thiết lập.” “Họ vào đó là để tiếp nhận giáo dục và và huấn luyện.” “Cuộc sống và môi trường của họ rất tốt, ăn ở miễn phí và tiêu chuẩn tương đối cao, bạn không phải lo lắng.” “Chi phí ăn uống hàng ngày đều trên 21 tệ trở lên, thậm chí còn vượt trên cả tiêu chuẩn sinh hoạt của một số học viên khi còn ở nhà.”

Khi bị hỏi phải câu hỏi mang tính khẳng định như: “Người nhà tôi khi nào mới kết thúc đào tạo trở về nhà?” “Nếu đã là đào tạo huấn luyện, sao họ không thể định kỳ về nhà?”, v.v, một số đáp án tiêu chuẩn là:

“Nếu không tham gia học tập huấn luyện, thì không thể hiểu triệt để toàn diện về sự nguy hại của tư tưởng tôn giáo cực đoan.” “Nhất định phải quý tiếc cơ hội mà Đảng và chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí, triệt để xóa bỏ tư tưởng sai lầm, đồng thời học tiếng Hán và kỹ năng nghề nghiệp, tạo nền tảng tốt cho cuộc sống hạnh phúc của cả nhà trong tương lai.” “Dù tuổi tác lớn ngần nào, chỉ cần tư tưởng bị lây nhiễm tư tưởng tôn giáo cực đoan, thì đều cần tham gia học tập bồi dưỡng.”

Văn kiện còn yêu cầu dùng cuộc nội chiến ở Sirya và Iraq làm ví dụ để thuyết minh.

Đồng thời, văn kiện này còn yêu cầu quan chức địa phương tiến hành đe dọa một cách trắng trợn đối với trẻ nhỏ, nói rõ với chúng rằng, những ngôn từ và hành động ở bên ngoài của chúng đều sẽ ảnh hưởng đến điểm đánh giá người thân bị giam giữ của chúng, và hệ thống đánh giá điểm này dường như được dùng để quyết định người nào và thời gian nào sẽ được thả khỏi trại tập trung.

Văn kiện chỉ thị quan chức địa phương giáo dục học sinh:

“Người nhà của họ bao gồm cả cả bạn, ở trong nước cũng cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc gia, không được tung tin đồn, không được lan truyền tin đồn.”

“Như thế này mới có thể tăng thêm điểm cho người nhà, sau khi phù hợp với tiêu chuẩn tốt nghiệp thì mới có thể rời trường học.”

Quan chức địa phương còn tiến hành đánh giá hành vi trong cuộc sống hàng ngày của con cái những người bị giam giữ mà họ đã từng gặp nói chuyện, ghi chép tình hình họ tham gia giáo dục, hội đàm và các hoạt động khác.

Mặc dù văn kiện này dài đến 400 trang, chỉ đạo chi tiết làm thế nào tiến hành lừa gạt, tẩy não, đe dọa đối với con cái những người đang bị giam giữ, và yêu cầu chúng giữ miệng, nhưng đối với hoàn cảnh khó khăn gặp phải do cha mẹ bị giam giữ như “cuộc sống, chi phí sinh hoạt, học phí, sau khi cha mẹ chúng bị giam giữ thì ai sẽ chăm sóc cũng như chi trả? Công việc đồng áng trong nhà ai làm?” v.v, lại không hề nhắc đến chữ nào. Chỉ yêu cầu con cái họ ngậm miệng, cảng tạ Đảng là được.

Tờ New York Times không tiết lộ chi tiết việc làm thế nào có được văn kiện nội bộ này. Có bình luận nói rằng, điều có thể suy ra rằng, trong chính sách gây áp lực cao, nội bộ ĐCSTQ cũng vẫn có chút lương tâm, nhân sĩ không đồng tình với điều ngang ngược của ĐCSTQ, đã thông qua kênh bí mật để công bố văn kiện nội bộ ra bên ngoài, tiết lộ sự đàn áp tàn khốc của ĐCSTQ sau cái gọi là “trại giáo dục cải tạo”.

Tuyết Mai - Theo Tri Thức VN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP