4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ
4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ
Chủ nhật, 29-12-2024 08:12, (GMT+07:00)
4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ
26-02-2022 15:48

Người cổ xưa có cách tính năm Lục thập Hoa giáp, cũng chính là từ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, dùng thứ tự của Thiên can địa chi xếp tới Quý Hợi, sau đó lại tuần hoàn lại. Trong Lục thập Hoa giáp, Canh Tý là một năm đại hung và năm 2020 rơi vào năm Canh Tý, còn năm 2021 là năm Tân Sửu, và năm nay 2022 là năm Nhâm Dần. Nhâm Dần là một năm như thế nào? Trong bài viết này sẽ tìm hiểu về cách nhìn của người phương Đông xưa về năm Nhâm Dần.

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ?

4 dự ngôn lớn của phương Đông năm 2022: Âm dương đảo lộn, quy luật vạn vật bị phá vỡ? (Ảnh: Tổng hợp)

Quẻ dịch năm 2022

Quẻ dịch năm đã được nhà lý học, nhà dịch học, nhà số học và thi nhân nổi tiếng Thiệu Ung của thời Bắc Tống đề cập tới trong tác phẩm ‘Hoàng Cực Kinh Thế’. Ông đã nói tới việc dùng phương pháp Kinh Dịch để suy ra các quẻ tượng của từng khoảng thời gian, rồi tính vận số trong năm.

Quẻ dịch năm 2020 là quẻ địa hỏa minh di, giải quẻ là hung, ý nghĩa là mặt trời đi vào đất, ánh sáng bị tổn hại, tiền đồ không rõ ràng, hoàn cảnh khó khăn, nên cần ẩn giấu điểm mạnh, không lộ ra ngoài. Tình hình thực tế đúng là như vậy.

Quẻ dịch năm 2021 là sơn hoả bí quái, giải quẻ là tiểu hung, ý nghĩa là bề mặt thấy đẹp và hoa lệ, nhưng trong ngoài khác nhau, bên trong trống rỗng. Và tình hình đối ứng của năm 2021 vừa qua, mặc dù chúng ta cũng đã dần vượt qua, tuy nhiên các ngành nghề vẫn phải chịu những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, rất nhiều người phàn nàn về cuộc sống như lương bị cắt giảm, lợi nhuận giảm thấp, tình hình kinh doanh xấu đi. Khi đó chúng ta cần ổn định và vững vàng, bổ sung thực lực, không tham nhiều, làm tốt nhất có thể.

Còn hiện tại chúng ta quan tâm nhất là năm 2022. Quẻ dịch năm 2022 là thuỷ hoả ký tế. Ý nghĩa quẻ ‘thuỷ hoả ký tế’ là phía trên là quẻ Khảm - đại biểu cho thuỷ; phía dưới là quẻ Ly - đại biểu cho hoả; thuỷ ở trên, hoả ở dưới; thuỷ át hoả; cứu hoả là việc lớn đã thành công. ‘Ký’ trong ‘thuỷ hoả ký tế’ ý nghĩa là đã, ‘tế’ là cũng đã thành; ‘ký tế’ là sự việc đã thành công. Nhưng thịnh cực sẽ suy, nếu không thận trọng cuối cùng sẽ xảy ra biến cố. Mỗi quẻ trong Kinh Dịch đều do 6 vạch hợp nên, mỗi vạch gọi là ‘nét hào’, mỗi hào có một đường ngang dài là đại biểu cho dương, hoặc hai đường ngang đứt đoạn đại biểu cho âm. Đối với giải thích cho mỗi hào, chúng ta gọi là hào từ, cũng chính là xu hướng và quá trình thay đổi của vận thế.

Vậy 6 hào của ‘thuỷ hoả ký tế’ là dùng thuỷ (nước) để mô tả một sự việc. Bắt đầu từ hào thứ nhất nói rằng khi qua sông, nước lên tới eo, làm ướt mông. Đến hào từ của hào thứ 6 là ‘nhu kỳ thủ lệ’, ý nghĩa là nước đã lên tới đầu, có ý là chết đuối nên mới nói là ‘lệ’. Lời giải này cũng có điểm tương đồng với cuốn dự ngôn ‘Chẩm trung ký’ của Khổng Tử.

 

Chết Đuối, Mọi Người Trong Nước, Đắm Mình Trong
Đến hào từ của hào thứ 6 là ‘nhu kỳ thủ lệ’, ý nghĩa là nước đã lên tới đầu, có ý là chết đuối nên mới nói là ‘lệ’. (Ảnh: Pixabay)

Một quyển ‘Chẩm trung ký’ khác: Giấc mộng kê vàng

Cuốn ‘Khổng Thánh chẩm trung ký’ hay còn gọi là ‘Chẩm trung ký’, là tác phẩm do Khổng Tử viết. Tương truyền, trong gối của Khổng Tử đã phát hiện ra một cuốn sách bao gồm những câu hỏi của đệ tử và câu trả lời của Khổng Tử, nhưng niên đại chính xác của cuốn sách thì không rõ. Các phiên bản đầu tiên được thấy hiện nay bao gồm phiên bản trong thời kỳ của vua Quang Tự, Đồng Trị. Tuy nhiên, còn có một ‘Chẩm trung ký’ nữa hoàn toàn khác với ‘Chẩm trung ký’ của Khổng Tử, nó còn được gọi là ‘Hoàng lương ký’ - là một tác phẩm truyền kỳ của nhà văn Thẩm Ký Tế thời nhà Đường. Cuốn ‘Chẩm trung ký’ này không phải là cuốn sách dự ngôn, trong nó có một câu chuyện thú vị khiến mọi người phải suy nghĩ sâu sắc.

Trong những năm Khai Nguyên triều Đường, có một đạo sĩ tên là Lã Ông. Ông là một cao nhân đắc Đạo, biết rất nhiều Tiên thuật. Một lần ông chu du, đi qua thành Hàm Đan, trên đường nghỉ lại ở một quán trọ. Khi đó, có một cậu thiếu niên qua đường tên là Lư Sinh, mặc quần áo vải thô, chuẩn bị đi làm đồng, lúc đó cũng đang dừng chân ở quán trọ, ngồi cùng bàn với Lã Ông. Họ trò chuyện cùng nhau, càng nói càng thấy tâm đầu ý hợp.

Lư Sinh nói với Lã Ông rằng mình vốn là một thư sinh, muốn vào kinh thi cử, hy vọng có thể lập nên công danh, vào triều làm quan, giúp gia tộc hưng thịnh, giàu có hơn, nhưng anh không thành công, chỉ có thể làm trồng trọt nơi đồng ruộng. Nói xong, tâm tình của Lư Sinh lại càng buồn, chỉ muốn ngủ một lát. Vừa hay, chủ quán trọ cũng đã đốt lửa chuẩn bị dùng hoàng lương (kê vàng) nấu cơm. Lã Ông thấy vậy bèn tặng Lư Sinh một cái gối, và dặn cái gối này có thể biến giấc mơ của anh ta thành sự thật. Lư Sinh không tin nhưng vẫn nhận chiếc gối, nó được làm từ sứ men xanh, mỗi đầu gối có một cái lỗ.

Vậy là Lư Sinh nghiêng đầu, nằm lên chiếc gối, chợt nhìn thấy một lỗ bên gối ngày càng to ra, ánh sáng cũng ngày càng rõ hơn, vậy là anh nhấc người dậy, bước vào cái lỗ. Lúc đó mới phát hiện bản thân anh ta đã về tới nhà tự lúc nào. Vài tháng sau, Lư Sinh lấy một cô gái vừa xinh đẹp, vừa giàu có. Gia cảnh của họ ngày một khấm khá, quần áo và ngựa ngày một sang trọng. Năm sau anh đỗ tiến sỹ, được vào triều làm quan. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Lư Sinh liên tục thăng quan. Nhưng sau này bị tể tướng đương triều ghen ghét. Tể tướng cố ý lan truyền những lời đồn đại để hãm hại Lư Sinh. 

Hoàng thượng đã hạ lệnh bắt giam anh vào nhà ngục, cuối cùng anh bị lưu đày tới vùng núi biên giới. Vài năm sau, hoàng thượng mới minh oan, cho anh quay lại về triều làm quan. Những năm cuối đời, Lư Sinh con cháu đầy đàn, tận hưởng vinh hoa phú quý, nhưng sức khoẻ ngày càng kém, và cuối cùng chết già tại nhà.

Khi ngừng thở thì Lư Sinh cũng tỉnh dậy, anh bỗng phát hiện mình vẫn ở trong quán trọ, Lã Ông vẫn đang ngồi bên cạnh anh, mà món cơm hoàng lương của quán vẫn chưa nấu chín. Lã Ông nói với Lư Sinh ‘những huy hoàng trải qua trong đời cũng chỉ là như thế thôi!’. Lư Sinh nghe xong, hoàn toàn tỉnh ngộ, rồi bái tạ, rời đi.

Điển cố ‘giấc mộng kê vàng’ cũng chính là từ đây mà xuất hiện. Đó chính là câu chuyện được ghi lại trong ‘Chẩm trung ký’ của nhà văn thời nhà Đường Thẩm Ký Tế viết. Tương truyền, trước khi Lã Động Tân tu Đạo, cũng sau khi có giấc mộng hoàng lương như thế, đã bước vào tu Đạo.

 

Chỉ là giấc mơ, nhưng khi cảnh trong mơ trở thành sự thật thì anh bừng tỉnh ngộ

Tương truyền, trước khi Lã Động Tân tu Đạo, cũng sau khi có giấc mộng hoàng lương như thế, đã bước vào tu Đạo. (Ảnh: tinh hoa)

Sách dự ngôn ‘Khổng Thánh chẩm trung ký’ của Khổng Tử

Toàn bộ cuốn sách lấy một Giáp Tý sáu mươi năm làm một chuỗi, phân thành thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, và tiến hành dự đoán về thiên nhiên và các sự kiện thời sự hàng năm.

Chúng ta hãy xem ‘Khổng Thánh chẩm trung ký’ mô tả về năm Nhâm Dần: “Nhâm Dần là năm tốt lành, lúa thóc toàn bội thu, bốn mùa đều ôn hòa, dâu tươi tốt, tằm nhiều tơ, khắp nơi đều chín muồi, lục súc gặp phải nạn, nhân dân tuy giàu vui, chỉ lo hổ xuống núi”.

Ở đây có thể giải thích là năm Nhâm Dần sẽ có bốn mùa hài hoà, lúa thóc ngũ cốc thu hoạch bội thu, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, so với hai năm trước 2020 và 2021 tình hình ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, điều cần chú ý là lục súc dễ bị gặp nạn, những người trong ngành nuôi trồng cần đặc biệt chú ý. ‘Lục súc’ ở đây chỉ heo, chó, trâu, gà, vịt, ngỗng, chỉ chung về những vật nuôi do người dân lao động chăn nuôi.

Trước đây, ở nông thôn người ta treo câu đối, thường treo câu ‘lục súc thịnh vượng’ ở quanh chuồng heo, chuồng gà, với ý nghĩa là các loại gia súc, gia cầm sinh sôi, nảy nở.

Còn câu cuối ‘mọi người dù hạnh phúc, chỉ lo hổ xuống núi’ có ý nghĩa gì?

Năm 2022 là năm Nhâm Dần, cũng là năm con Hổ. Trong Lục thập Hoa giáp có 5 năm con Hổ là Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Giáp Dần. Địa chi Dần đều thuộc về Mộc, Thiên can Giáp thuộc về Mộc, Bính thuộc về Hoả, Mậu thuộc Thổ, Canh thuộc Kim, Nhâm thuộc Thuỷ. Vì vậy, Giáp Dần thuộc về Mộc hổ, Bính Dần thuộc về Hoả hổ, Mậu Dần thuộc Thổ hổ, Canh Dần thuộc Kim hổ và Nhâm Dần thuộc Thuỷ hổ. Vì vậy năm 2022 là năm Thuỷ hổ.

Chúng ta đều biết, hổ cư ngụ nơi rừng sâu núi thẳm, thông thường nó sẽ không xuống núi, trừ phi trên núi không còn lương thực nó mới xuống núi, nên ‘hổ hạ sơn’ thường là chỉ khi hổ quá đói phải xuống núi tìm thức ăn, có thể ăn người. Còn ‘hổ trên núi’ thường không cắn người. Vì vậy, ‘hổ hạ sơn’ là điềm báo về việc không tốt. Ví dụ năm Bính Dần thuộc Hoả hổ, Bính Dần ‘hổ xuống núi’ là dễ xảy ra hạn hán. Năm Nhâm Dần là Thuỷ hổ, Thuỷ hổ hạ sơn là dự báo mưa sẽ rất nhiều, ‘mưa nhiều’ cũng tương tự với dễ ‘cắn người’.

 

Hổ và người: Cuộc tranh đấu đẫm máu không khoan nhượng
Năm Nhâm Dần là Thuỷ hổ, Thuỷ hổ hạ sơn là dự báo mưa sẽ rất nhiều, ‘mưa nhiều’ cũng tương tự với dễ ‘cắn người’. (Ảnh: Pixabay)

Có câu nói ‘thuỷ hoả vô tình’, chỉ có nước ở hồ chứa mới có thể dùng cho con người nếu không nó sẽ thành lũ lụt. Hoả cũng vậy, chỉ có dùng ở bếp để làm cơm. Vậy nên ‘Nhâm Dần hổ hạ sơn’ dễ xảy ra lũ lụt và các sự việc liên quan tới nước, cần đề phòng Thuỷ hổ xuống núi, lũ lụt tràn lan. Tương tự, hổ xuống núi có thể xảy ra gió bão to, xưa có câu ‘mây từ rồng, gió từ hổ’. Dần là dương Mộc, Mộc mạnh tất sinh phong. Vì thế ‘Nhâm Dần hổ hạ sơn’ vừa có gió vừa có thuỷ, điều xấu là phải chú ý tới lũ lụt, điều tốt là cây trồng phát triển nhưng cũng cần đề phòng gió to làm đổ rạp cây.

‘Địa Mẫu Kinh’

Hoàng lịch là âm lịch, trong đó thường có hình minh hoạ con trâu và ‘Địa mẫu kinh’, cũng còn gọi là ‘Hoàng đế địa mẫu kinh’. Bài thơ tiên tri này được sắp xếp theo chu kỳ của Lục thập Hoa giáp, mỗi năm ứng với một bài thơ, một quẻ bói, chủ yếu dự đoán sản lượng mùa vụ trong năm, cũng có thể nói về thời vận của năm. Ví dụ như ‘Địa mẫu kinh’ dự đoán về năm Canh Tý 2020 là: “Thái tuế canh tý niên, nhân dân đa bạo tốt, Xuân hạ thủy yêm lưu, Cao điền do cập bán” (diễn nghĩa: Năm Canh Tý Thái tuế, nhiều người bị đột tử, xuân hạ nước ngập tràn, ruộng cao còn một nửa’. Đây là dự đoán vô cùng chuẩn xác.

Vậy với năm Nhâm Dần 2022 ‘Địa mẫu kinh’ dự đoán ra sao?

Thơ viết:

“Cao đê tận đắc phong (Cao thấp đều được mùa)
Xuân hạ thừa cam nhuận (Xuân hạ được ngọt bùi)
Thu đông xứ xứ thông (Thu đông nơi nơi thông)
Tàm tang thục ngô địa (Dâu tằm chín đất Ngô)
Cốc mạch ích giang đông (Ngũ cốc nhiều Giang Đông)
Tang diệp bất kham quý (Lá dâu không đắt lắm)
Tàm ti khước bán phong (Tơ tằm được một nửa)
Cánh khán tam thu lý (Xem 3 tháng mùa thu)
Hòa đạo tuệ trọng trọng (Bông lúa đều trĩu nặng)
Nhân dân tuy phú lạc (Nhân dân tuy giàu vui)
Lục súc tận tao hung” (Gia súc gặp hung hiểm)

Quẻ viết:

‘Hổ thủ trị tuế đầu (Vào dịp đầu năm Hổ)
Tại xử hảo điền miêu (Nơi nơi lúa tốt tươi)
Tang chá diệp hạ quý (Lá dâu không đắt lắm)
Tàm nương miễn ưu sầu (Nuôi tằm khỏi ưu sầu)
Hòa đạo đa thành thật (Lúa đơm bông nhiều hạt)
Canh phu bất dụng ưu” (Nông phu chẳng lo buồn)

Ý nghĩa nguyên bản ở đây rất rõ ràng, đại ý có thể giải thích là: Nhâm Dần là một năm không tệ. Ở câu thơ đầu đề cập ‘“Cao đê tận đắc phong’, ‘Cốc mạch ích Giang Đông’ và ‘Hòa đạo tuệ trọng trọng’ có thể thấy là một năm bội thu. Nhưng câu ‘Tàm ti khước bán phong’, ý nghĩa là chỉ có thu hoạch tơ tằm là kém. Còn câu cuối là ‘Lục súc tận tao hung’ tiết lộ một cách ẩn ý về thông tin không tốt, chúng ta có thể lý giải là trong năm 2022, sẽ xuất hiện bệnh truyền nhiễm trong động vật và có thể ở loại mà con người hay ăn.

Qua so sánh hai cuốn sách khác nhau ‘Chẩm trung ký’ và ‘Địa mẫu kinh’ có thể thấy đều có mô tả hoàn toàn giống nhau về năm 2022, thậm chí câu ‘nhân dân tuy phú lạc’ được viết trong hai cuốn sách đều giống y nhau.

Thôi Bối Đồ

‘Thôi Bối Đồ’ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, được biên soạn bởi hai nhà đại tiên tri thời nhà Đường là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang. Cuốn sách đã tiên tri vô cùng chuẩn xác nhiều sự kiện lớn cùng những thay đổi triều đại xảy ra tại Trung Quốc từ triều Đường.

 

Hạ Lâm: Từ “Thôi Bối Đồ” nhìn ra được dự đoán về Đảng cộng sản Trung Quốc và virus Corona
‘Thôi Bối Đồ’ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, được biên soạn bởi hai nhà đại tiên tri thời nhà Đường là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang. (Ảnh: DKN Tổng hợp).

Tuy nhiên, tới cận đại, có nhiều quẻ tượng con người xem không hiểu, do thứ tự sắp xếp của nửa phần quẻ tượng cuối dường như có người cố ý làm đảo loạn và cũng có khá nhiều phiên bản giả được lưu truyền. 

Ở đây chúng ta sẽ dùng phương thức đơn giản để lựa chọn giải mã. Dựa theo năm Can Chi, với năm Nhâm Dần 2022, chúng ta sẽ chọn quẻ bói số 39 để xem tiên tri về các sự kiện có thể xảy ra trong năm 2022. Có thể có người cho rằng quẻ số 50 trong ‘Thôi Bối Đồ’ mới là tiên tri về năm 2022. Vấn đề liên quan tới quẻ 39 hay quẻ 50 này, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ở đây chúng ta sẽ giải mã quẻ số 39.

‘Thôi Bối Đồ’ có tất cả 60 quẻ, mỗi quẻ lấy Can chi làm số hiệu, mỗi tiên tri viết trong đó đều rất khó hiểu và cần ‘giải mã’ mới có thể hiểu được. Mỗi hình đều dùng quẻ tượng Kinh Dịch để biểu thị, còn dùng sấm, tụng và một hình ảnh để thể hiện sự việc sẽ xảy ra trong thời gian đó. Trước hết, nhìn vào hình ảnh trong quẻ này, là một con chim đứng trên đỉnh cao nhất ngọn núi và hướng về phía mặt trời, còn mặt trời ở vị trí rất thấp. Bức hình này có đặc điểm là mặt trời và núi kết nối với nhau. Điều này cho thấy chim, núi, mặt trời hoà vào làm một thể với nhau, lấy núi làm trung tâm, rất có ngụ ý.

Tiếp theo, chúng ta hãy tìm hiểu về câu sấm của quẻ 39 này.

Sấm viết:

“Điểu vô túc
Sơn hữu nguyệt
Húc xuất thăng
Nhân đô khóc”

Tạm dịch:

Chim không chân
Núi có trăng
Mặt trời lên
Người đều khóc

Chúng ta biết khi chim bay, chân chúng sẽ thu lại. Vậy nên từ bề mặt chữ giải thích ‘điểm vô túc’ thể hiện trạng thái chim đang bay lượn. ‘Sơn hữu nguyệt’ là chỉ buổi đêm. Nếu như so sánh với bức hình, chúng ta sẽ thấy bức hình và mô tả trong câu sấm không giống nhau. Trong hình chim có chân, núi có mặt trời; trong khi đó câu sấm nói chim không có chân và núi có mặt trăng (nghĩa là không có mặt trời). Một điểm nữa là hầu hết các loài chim đều không bay vào buổi đêm trừ diệc đen, dạ oanh, cú và chim di cư mới bay đêm. Vậy nếu chim thông thường bay vào đêm ẩn ý là không có sự khác biệt giữa ngày và đêm.

Hai câu cuối của câu sấm ‘húc xuất thăng, nhân đô khóc’. Chữ ‘旭’ (húc: ánh mặt trời) tách ra là hai chữ ‘九‘ (số 9) và ‘日’ (nhật) và câu sấm sẽ thành ‘cửu nhật xuất thăng’. Chữ ‘húc’ này rất phù hợp với hình ảnh bởi bức hình trông như một chữ ‘húc’ hoàn chỉnh, vì vậy ‘húc’ hoặc là ‘cửu nhật xuất thăng’ có thể được giải thích là chủ đề chính của quẻ 39 trong Thôi Bối Đồ.

Theo ‘Sơn hải kinh’ và mô tả trong các sách cổ, vào thời viễn cổ, trái đất từng bị hạn hán nghiêm trọng. Đế Tuấn và Hi Hoà sinh ra 10 người con trai đều là mặt trời. Họ có đặc trưng của cả con người và Thần, vừa là hoá thân của quạ vàng, có ba chân, là chim Thần mặt trời, nó còn được gọi là quạ vàng ba chân. Chúng sống ở ngoài biển phương Đông, trong nước biển có một loài cây gọi là Phù Tang. 10 mặt trời ngủ dưới nhánh cây, thay phiên nhau chạy ra ngoài và từ trên bầu trời chiếu sáng xuống trái đất. Nhưng cũng có lúc tất cả họ cùng nhau xuất hiện, mang tới tai hoạ cho nhân loại. Vì để cứu nhân loại, Hậu Nghệ đã giương cung bắn 9 mặt trời, cuối cùng trên trời chỉ còn lại một mặt trời. Vì thế người dân ca ngợi Hậu Nghệ là anh hùng. Đây chính là câu chuyện ‘Nghệ xạ cửu nhật’ (Hậu Nghệ bắn 9 mặt trời).

Năm 2021, di chỉ văn hoá Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên đã khai quật được rất nhiều văn vật kỳ lạ gây chấn động thế giới, trong đó có tạo hình của cây Thần bằng đồng, chính là cây ‘Phù Tang’ được mô tả trong ‘Sơn Hải Kinh’. Điều này khiến cho câu chuyện Thần thoại cổ xưa càng trở nên chân thực, là một cú hích và thách thức rất lớn đối với vô Thần luận.

Vì vậy, ‘cửu nhật thăng’ đại biểu cho quy luật Trời đất nuôi dưỡng vạn vật cần phá vỡ, 10 mặt trời ở trên cao thì khắp mặt đất sẽ trở nên khô cằn. Hoàn cảnh sinh tồn của con người sẽ bị phá hoại. Và ‘người đều khóc’ là việc đương nhiên. Câu này cũng giải thích cho hai câu sấm đầu về ngụ ý ngày và đêm không phân biệt. 

Cách giải thích khác cho câu ‘húc xuất thăng, nhân đô khác’. Mặt trời xuất hiện, người dân khóc là thể hiện cho hiện tượng rối loạn, điên đảo.

Tiếp theo với các câu tụng của quẻ 39, viết rằng:

“Thập nhị nguyệt trung khí bất hoà
Nam sơn hữu tước bắc sơn la
Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm nhật dĩ qua”

Tạm dịch:

“12 tháng trung khí không điều hòa
Núi nam có chim tước, núi bắc chăng lưới
Một sớm nghe được gà vàng gáy
Biển khơi trầm lắng mặt trời qua”

Diễn giải chi tiết là: ‘trung khí bất hoà’ sinh ra vấn đề, ngày đêm hỗn loạn, tiết khí loạn thể hiện rằng rất nhiều việc sẽ đi theo hướng ngược lại, lộn xộn. ‘Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, đại hải trầm trầm nhật dĩ qua’ có thể lý giải rằng: gà gáy vốn là báo hiệu cho mặt trời lên, trời sáng, nhưng lại xuất hiện cảnh tượng u tối mặt trời lặn, ngụ ý rằng tự nhiên và sinh vật đều bất thường.

Có thể thấy từ sấm tới câu tụng đều cho thấy tất cả sự vật không theo logic, có nói thành không, không nói thành có, mặt trời nói thành mặt trăng, mặt trời xuất hiện có người khóc, nam tước bắc võng, khi mặt trời xuống gà sẽ gáy… đều thể hiện hiện tượng âm dương điên đảo, âm dương không có trật tự, vì thế sẽ xuất hiện ‘trung khí bất hoà’. Nguyên nhân của tất cả điều này là cửu nhật sơ thăng. Có một lý giải rất thú vị rằng quẻ tượng thứ 39 của Thôi Bối Đồ còn có tính tổ hợp rất rõ, dù là hình ảnh, sấm hay tụng, đều nói về ba loại sự vật. Thứ nhất là chim, tước, gà; chúng đại biểu cho sinh vật. Thứ hai là núi, núi Nam, núi Bắc; chúng đại biểu cho mặt đất. Thứ ba là mặt trời, đại biểu cho sự nắm giữ của trời và vạn vật.

Trong phong thuỷ, ‘Thiên địa nhân’ thường được dùng để mô tả quan hệ giữa vũ trụ lớn và nhỏ. Còn trong bức hình của quẻ tượng, mặt trời ở vị trí thấp nhất, núi ở giữa, còn chim ở vị trí cao nhất. Điều này cũng ngụ ý là quan hệ Thiên địa nhân đã bị đảo lộn, âm dương đảo ngược, xem ra sẽ có việc lớn xảy ra.

Dù sao, mục đích của dự ngôn không phải để hù dọa, mà nó có tác dụng cảnh tỉnh, từ đó mô tả nên tương lai. Rất nhiều người nói rằng hiện tại chúng ta đang sống trong thời kỳ quá độ chuyển từ thời đại tăm tối sang thời đại hoàng kim. Thời kỳ quá độ này thực ra là thời kỳ nhân loại thức tỉnh. Giải thích mới nhất về dự ngôn Maya cho rằng năm 2022 là năm cuối cùng trong 10 năm khảo sát thế giới, rốt cuộc nhân loại sẽ tiếp tục sinh tồn hay huỷ diệt, chính là ở năm 2022 quan trọng này. Thực ra giống với khái niệm thời kỳ quá độ thế này, rất nhiều tiên tri đã từng nói tới vì vậy dù cho thế giới có biến động thế nào, chúng ta vẫn cần giữ vững đạo đức, đúng như tiên tri của người Hopi đã nói rằng chúng ta sống trong một thời đại u ám nhất, và cũng sống trong thời đại vinh diệu nhất. Hy vọng chúng ta có thể chứng kiến thời đại u ám kết thúc và đón chào thời đại hoàng kim tới!

Xem thêm:

VIDEO: Bài Học Từ Kinh Đô Tửu Sắc Pompeii, Đại Kiếp Nạn Của Nhân Loại Đang Đến Gần? | Ngẫm Radio

Minh An
Theo Diqiukezhan

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP