37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc

37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc

37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc

37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc

37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc
37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc
Chủ nhật, 12-01-2025 15:03, (GMT+07:00)
37 tổ chức nhân quyền kêu gọi Mỹ cấm nhập sản phẩm từ nô lệ Trung Quốc
22-10-2019 14:17

Thời gian gần đây, 37 tổ chức nhân quyền đã hợp tác phát hành một lá thư kêu gọi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – CBP) cấm nhập khẩu các sản phẩm từ trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc.

Theo tờ “China Yibao”, các tổ chức nhân quyền đã thúc giục Giám đốc Điều hành Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ là Mark Morgan ban hành “Lệnh từ chối thông quan” (Withhold Release Orders – WROs), cấm nhập khẩu các mặt hàng bông, dệt may, quần áo, và các sản phẩm khác có liên quan đến trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc.

Dưới sự cai trị của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người bị giam giữ buộc phải làm nô lệ.
Dưới sự cai trị của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người bị giam giữ buộc phải làm nô lệ. (Ảnh: NTDTV)

Hôm 1/10, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cho biết, hàng hóa nhập khẩu từ 5 quốc gia tình nghi sử dụng lao động cưỡng bức đã bị các cơ quan hải quan giữ lại, bao gồm hàng may mặc từ Trung Quốc, kim cương từ Zimbabwe, găng tay cao su từ Malaysia, vàng khai thác từ Cộng hòa Dân chủ Congo, và xương đen, xương động vật bị đốt thành than từ Brazil.

Một đạo luật ban hành năm 2016 của Mỹ cũng đã quy định rõ việc nhập khẩu các hàng hóa do những lao động cưỡng bức làm ra, dù là hoàn toàn hoặc một phần, sẽ bị coi là bất hợp pháp tại nước này.

Cách thức giúp Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu về sản xuất vải bông

Tờ China Yibao cho biết, thư ngỏ từ các tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Mỹ mạnh tay hơn với các mặt hàng đến từ Trung Quốc, trong đó đề cập đến các chứng cứ cho thấy tại Tân Cương và những khu vực khác, Trung Quốc đã cho xây dựng các trại lao động cưỡng bức để sản xuất sản phẩm bông, hàng dệt may, quần áo. Những sản phẩm này đang được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trại tập trung bông của Trung Quốc chủ yếu đặt tại Tân Cương với 84% bông của nước này đều có nguồn gốc từ nơi đó.

Thư ngỏ trực tiếp trích dẫn số liệu do chính phủ Trung Quốc công bố, lời khai của các doanh nghiệp và nhân chứng từng chứng kiến hoạt động sản xuất dựa trên người lao động giá rẻ hoặc thậm chí không được trả lương. Bức thư là lời vạch trần cách thức giúp Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất vải bông lớn nhất thế giới.

Khu vực Tân Cương hiện là khu vực tập trung tỉ lệ nhà tù tính trên đầu người cao nhất tại Trung Quốc. Ngoài trại lao động Duy Ngô Nhĩ còn có 80 nhà tù khác ở Tân Cương. Trong khi đó, tại Sơn Đông với dân số gấp 4 lần Tân Cương thì cũng chỉ có khoảng 25 trại giam.

Khu vực Tân Cương hiện là khu vực tập trung tỉ lệ nhà tù tính trên đầu người cao nhất tại Trung Quốc.
Khu vực Tân Cương hiện là khu vực tập trung tỉ lệ nhà tù tính trên đầu người cao nhất tại Trung Quốc. (Ảnh: Sveriges Radio)

Nhiều công ty nước ngoài tham gia vào dự án lao động cưỡng bức

Trung Quốc cũng đã khởi động dự án ưu tiên nhằm xúc tiến hợp nhất theo chiều dọc các ngành sản xuất hàng may mặc, di chuyển các nhà máy dệt may đến gần khu sản xuất bông ở Tân Cương, và tù nhân là nguồn lao động chính.

Kể từ năm 2014, khoảng 2.200 công ty sản xuất bông, dệt may, quần áo tham gia vào dự án. Xí nghiệp nhà tù như công ty bông Lợi Hoa Tân Cương cho biết mỗi năm công ty tăng 8.000 công nhân Duy Ngô Nhĩ. Ngoài ra còn có các công ty như công ty thời trang Hoa Phú, công ty dệt Lộ Thái cùng các nhãn hiệu quốc tế như Target, Burberry, Calvin Klein, Hugo Boss, Armani, Gucci, Olymp cùng Uniqlo cũng tham gia vào dự án này.

Tính đến năm 2018, căn cứ theo số liệu hồ sơ từ chính phủ Trung Quốc, đã có khoảng 450.000 người “vào nghề”, bao gồm công nhân, người nghèo, tội phạm, thân nhân tội phạm bị câu lưu, tù nhân bị giam giữ trong các trại lao động.

Học viên Pháp Luân Công vạch trần ngành công nghiệp nô lệ tại Trung Quốc

Dưới sự cai trị của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người bị giam giữ buộc phải làm nô lệ. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp đã phải sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như quần áo, tặng phẩm, bóng đèn, đồ chơi đủ loại,… Các sản phẩm này sau đó sẽ được xuất khẩu sang các nước như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các địa phương khác.

Một học viên Pháp Luân Công đã liều chết gửi thư cầu cứu, và trốn thoát được vào đầu năm 2019 để phơi bày những video và hình ảnh mà anh ta quay chụp được. Những tin tức bị phơi bày khiến nhiều người chấn động.

Cô Doãn Lệ Bình, người may mắn sống sót thoát khỏi trại Mã Tam Gia đã kể lại quá trình chịu cực hình mà ccô phải trải qua.
Cô Doãn Lệ Bình, người may mắn sống sót thoát khỏi trại Mã Tam Gia đã kể lại quá trình chịu cực hình mà ccô phải trải qua. (Ảnh: Minghui)

Một báo cáo tại trang minghui.org cho biết, nhiều trại lao động và nhà tù không trả bất cứ một khoản lương nào cho người lao động. Tại trại lao động Mã Tam Gia, người bị giam được trả thù lao mỗi tháng khoảng 10 nhân dân tệ (tương đương khoảng hơn 30.000 VND). Điều này có nghĩa là chi phí nhân công cho mỗi sản phẩm được làm ra từ các trại lao động là gần như bằng 0.

Vấn đề lao động cưỡng bức trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung

Olivia Enos, một nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Di sản, nói với Epoch Times rằng trên thực tế, Hoa Kỳ có thể sử dụng một số cơ chế hiện có để giải quyết vấn đề lao động nô lệ ở Trung Quốc.

“Đầu tiên, Hoa Kỳ có thể xem xét khởi động Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky toàn cầu”, Enos nói. “Cơ quan Hải quan, đội tuần tra biên phòng và Bộ Thương mại có thể hỗ trợ Bộ Tài chính điều tra xem có hàng từ trại lao động cưỡng bức nào vào Hoa Kỳ hay không. Ngoài ra, họ có thể sử dụng cơ chế thứ hai – Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ – để ngăn chặn sự xâm nhập của những hàng hóa này”.

Enos cho biết đạo luật này rất quan trọng vì nó có thể cấm nhập khẩu hàng hóa từ các công ty sử dụng lao động nô lệ và thậm chí là cấm quốc gia đó. Bà nói rằng Hoa Kỳ cũng có thể sử dụng các kênh ngoại giao để ngăn chặn các quốc gia khác hợp tác với những nước sử dụng lao động nô lệ.

Theo Tinh Hoa

 

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP