31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8

31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8

31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8

31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8

31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8
31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8
Thứ tư, 08-01-2025 02:46, (GMT+07:00)
31 trường hợp được cấp giấy đi đường tại TP. HCM từ 0h ngày 23/8
22-08-2021 15:07

Từ 0h ngày 23/8, 31 trường hợp được lưu thông trên đường tại TP. HCM bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định.

Ngày 21/8, UBND TP. HCM đã có văn bản về việc tăng cường kiểm soát các trường hợp được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo đó, nhằm kiểm soát hơn nữa lưu lượng giao thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố, bắt đầu từ 0h ngày 23/8 đến hết ngày 6/9, tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong thành phố thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan) và phải có mặt tại cơ quan trước 0h ngày 23/8.

Thành phố cũng quy định 31 nhóm trường hợp được lưu thông trên đường, bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định.

Cụ thể:

  1. Thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng dịch; xử lý hạ tầng kỹ thuật.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị: không quá 10% trên tổng số.

Các trường hợp đặc biệt khác do người đứng đầu cơ quan tự chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an thành phố, bao gồm:

  1. Cán bộ, công chức viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, Đảng.
  2. Người làm việc tại các lĩnh vực thiết yếu về tài chính: ngân hàng, chứng khoán.
  3. Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.
  4. Nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối hoạt động trong địa bàn 1 quận/huyện từ 6-18h; trừ TP. Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn tạm dừng hoạt động.
  5. Nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch: không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động.
  6. Nhân viên phục vụ tại hệ thống phân phối, điện lực: không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động; riêng TP. Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn thì thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến".
  7. Nhân viên làm việc tại các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, cửa hàng xăng dầu, gas: hoạt động từ 6h -16h do Sở Công Thương quyết định số lượng và phạm vi hoạt động.
  8. Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng trong khu vực thành phố (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật….).
  9. Các công ty bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
  10. Nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia chống dịch bệnh COVID-19, người đi cách ly và đi cách ly về.
  11. Công an, quân sự di chuyển thay ca làm việc tại các chốt, trạm kiểm soát dịch, tổ tuần tra và lực lượng phối hợp.
  12. Quân sự di chuyển thay ca làm việc tại các chốt, trạm kiểm soát dịch, tổ tuần tra và lực lượng phối hợp.
  13. Nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ngoại giao.
  14. Nhân viên các cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất (có thời gian và đề xuất cụ thể).
  15. Lực lượng hỗ trợ, cứu trực thuộc điều phối của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. HCM (bếp ăn, từ thiện, lực lượng thiện nguyện…).
  16. Lực lượng cung ứng dịch vụ viễn thông, lực lượng báo chí.
  17. Lực lượng cung ứng dịch vụ bưu chính nhà nước.
  18. Dịch vụ công chứng.
  19. Nhân viên vệ sinh môi trường, hoạt động tang lễ…
  20. Các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ.
  21. Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và các lực lượng phòng chống dịch do cấp huyện, xã trưng dụng.
  22. Người dân đi tiêm ngừa vắc-xin COVID-19 (cần có phiếu tiêm ngừa vắc xin).
  23. Tổ COVID-19 cộng đồng.
  24. Cấp cứu, khám chữa bệnh định kỳ: không cấp giấy.
  25. Người dân vùng xanh đi chợ trên địa bàn theo quy định: thực hiện 1 lần/tuần.
  26. Người đi chợ thay: xét nghiệm 1 lần/tuần và trang phục đồ bảo hộ.
  27. Các cơ sở sản xuất thực phẩm (bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu…), cơ sở xuất ăn công nghiệp.
  28. Các công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết các quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng): Làm việc "3 tại chỗ"; chỉ cấp phát khi ra ngoài trụ sở để giải quyết sự vụ kèm theo hồ sơ và thu hồi ngay sau khi về cơ quan.
  29. Nhân viên cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) phục vụ cách ly người nước ngoài, nhân viên y tế… do Sở Du lịch quản lý: làm việc "3 tại chỗ" và thu hồi ngay sau khi về cơ quan.

TP. HCM vẫn có số F0 trong cộng đồng hơn 70%

Theo thống kê từ Cổng thông tin COVID-19 TP. HCM lúc 21h ngày 21/8, trong ngày, thành phố ghi nhận thêm 4.052 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 2.885 ca trong cộng đồng.

Như vậy, tỉ lệ số ca cộng đồng chiếm hơn 71% trong tổng số ca mới được ghi nhận. Trong đó, các quận có số F0 cộng đồng nhiều nhất là: quận Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 8, quận 10...

Tại quận Tân Bình, trong ngày 21/8, quận ghi nhận 327 ca dương tính, trong đó có đến 320 ca ở cộng đồng và trong bệnh viện. Theo đó, tỉ lệ F0 được ghi nhận trong cộng đồng và trong bệnh viện chiếm tới 97,8% tổng số ca mới.

Tỉ lệ này tại quận Bình Thạnh là 85%; quận 10: 75%; quận Bình Tân: 74,8%; quận 8: gần 72%.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đến nay, TP. HCM đã có tổng cộng 171.801 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.

Từ 0h ngày 23/8, giới chức thành phố yêu cầu người dân thực hiện nghiêm nhà cách ly nhà; tổ dân phố cách ly tổ dân phố; khu phố cách ly khu phố; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn.

Thành phố sẽ tăng cường thêm một số biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian sắp tới như:

Tăng cường xét nghiệm toàn bộ các hộ dân trong "vùng đỏ" bằng phương thức test nhanh, mẫu gộp. Bổ sung xét nghiệm một số trường hợp: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).

Thành lập thêm 400 trạm y tế lưu động tại các khu vực có nhiều F0; có chức năng tham gia sơ cấp cứu, theo dõi F0 đang điều trị tại nhà. Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3 - 5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ test nhanh... Chuẩn bị 100.000 túi thuốc đều trị F0 tại nhà.

Chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn, giao Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch COVID-19 thực hiện.

Minh Nguyệt

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP