3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu

3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu

3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu

3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu

3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu
3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu
Thứ tư, 01-01-2025 16:52, (GMT+07:00)
3 loại bảo bối bí mật đến thích khách cũng phải sợ của Từ Hy Thái Hậu
14-11-2022 14:59

Dù không biết võ công, thế nhưng 3 đồ vật “hộ mạng” này cũng đủ để Từ Hi Thái hậu có thể hạ gục bất kỳ kẻ nào mang ý đồ hành thích mình chỉ trong chớp mắt.

 

Từ Hy Thái Hậu

Trong lịch sử Trung Quốc, có một người phụ nữ từng nhiều lần buông rèm nhiếp chính, thậm chí đích thân lập Hoàng đế. Đó không ai khác chính là “Lão Phật gia” khét tiếng vương triều Đại Thanh – Từ Hi Thái hậu.

Bà thường bị xem như là một tội nhân dẫn tới sự diệt vong của vương triều Mãn Thanh. Từ Hi Thái hậu lúc sinh thời đã từng trở thành chủ đề dị nghị và thậm chí còn là mục tiêu ám sát của không ít người.

Vì gây thù chuốc oán với nhiều kẻ thù, vị Lão Phật gia này năm xưa luôn lo sợ có kẻ hành thích mình. Do đó bà đã huy động một số lượng Ngự lâm quân khổng lồ bảo vệ Tử Cấm Thành, cũng an bài không ít những đại nội thị vệ có võ công cao cường ngày đêm túc trực quanh tẩm cung của mình.

Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Từ Hi năm xưa lúc nào cũng mang theo bên mình những bảo bối “hộ mạng” hết sức bí mật. Và chỉ khi vị Tây Thái hậu đã buông tay trần thế, những thứ vũ khí phòng thân của bà mới vô tình được tiết lộ cho hậu thế.

Bảo bối thứ nhất: Chiếc gối có tính năng báo động

Trong cuốn hồi ký của nữ quan thân cận Từ Hi là Dụ Đức Linh, nhân vật này từng miêu tả tới một vật dụng phòng thân của Tây Thái hậu có tên gọi “cảnh chẩm” – chiếc gối có tính năng báo động.

Gối “cảnh chẩm” có tính năng báo động. Nguồn: ITN

Theo đó, “cảnh chẩm” dài khoảng 12 thước Anh, bên trong có ruột làm từ hoa khô, lá trà. Nhìn bên ngoài thì chiếc gối này không hề có điểm đặc biệt, thế nhưng điều bí mật lại nằm ở thiết kế đặc biệt của nó.

Cụ thể, bên trong chiếc gối báo động nói trên có thiết kế một khoảng trống với chu vi khoảng 2 inch. Chỉ cần nằm lên trên và áp tai vào đúng vị trí này thì có thể nghe rất rõ những âm thanh dù là nhỏ nhất ở xung quanh mình.

Nhờ vào tính năng đặc biệt nói trên, Từ Hi Thái Hậu ngay cả trong lúc ngủ cũng có thể phát hiện ra những động tĩnh bất thường, từ đó biết được liệu có ai đang có ý định tới gần bà hay không.

Cũng theo hồi ức của Đức Linh, một lần tranh thủ lúc Thái hậu không có ở đó, vị nữ quan này đã thử áp tai vào khoảng trống trên chiếc gối báo động để kiểm nghiệm. Và vị nữ quan này đã khẳng định rằng nó có công năng tương tự như một chiếc máy khuếch đại âm thanh.

Bảo bối thứ hai: Quạt ám khí

Bảo bối hộ mạng hữu dụng hàng đầu bên cạnh Từ Hi Thái hậu phải kể tới cây quạt ám khí mà bà thường mang theo bên mình.
Hình dáng của cây quạt này nhìn qua thì hết sức đơn giản, chỉ bao gồm hai phần là phần chuôi làm bằng gỗ tử và phần xương quạt được tạo hình bầu dục, bên trên gắn phủ một lớp lụa mỏng.

Quạt ám khí lợi hại của Từ Hi Thái Hậu. Nguồn ảnh: ITN.

Tuy nhiên trên thực tế thì phần chuôi của cây quạt nói trên đã được tỉ mẩn đục rỗng và thiết kế cơ quan ám khí. Một khi có thích khách, Từ Hi chỉ cần đưa quạt ra đúng phương hướng và ấn vào nút ở chuôi là hàng loạt mũi tên sẽ theo đó bay về phía kẻ địch.

Mặt khác, lớp lụa mỏng được phủ lên xương quạt cũng không làm từ vải lụa thông thường mà được chế tác từ một loại tơ tằm cực bền. Lớp vải này có vẻ ngoài mỏng manh nhưng lại có thể chắn được ám khí từ những kẻ hành thích, thậm chí dùng đao kiếm chém trực diện vài nhát cũng chưa chắc đã có thể xé rách.

Tương truyền rằng, cây quạt này do thái giám thân tín Lý Liên Anh dâng lên để lấy lòng Thái hậu. Giai thoại khác lại khẳng định đó vốn là món quà lấy lòng của Viên Thế Khải dành cho Từ Hi.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh lai lịch của thứ vũ khí hộ mạng nói trên, thế nhưng đa số các ý kiến đều khẳng định cây quạt ám khí bên cạnh Từ Hi có giá tạo tác lên tới 3000 lượng bạc trắng và do một kỳ nhân làm vũ khí nổi tiếng kinh thành chế tạo ra.

Bảo bối thứ ba: Vũ khí bí mật tẩm mê hương

Mặc dù là thứ vũ khí phòng thân vô cùng hữu dụng, thế nhưng quạt ám khí chỉ có thể sử dụng vào ba tháng mùa hè, hơn nữa không phải lúc nào cũng tiện cầm trên tay.

Bí mật tẩm mê hương nằm dưới đồ bảo hộ móng tay của Từ Hi Thái Hậu. Nguồn ảnh: ITN.

Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân, Từ Hi đã không ngừng tìm kiếm một thứ bảo bối phòng thân khác. Và thành quả của công cuộc mày mò này là loại vũ khí bí mật có tẩm mê hương.
Cho tới ngày nay, hình dáng thực của loại vũ khí đặc biệt này vẫn là điều gây tranh cãi. Trong số những giai thoại có liên quan tới lai lịch của chúng thì hai câu chuyện dưới đây được lưu truyền phổ biến hơn cả.

Giai thoại thứ nhất khẳng định rằng, vũ khí tẩm mê hương mà Từ Hi luôn mang theo bên mình chính là bộ đồ bảo hộ móng được bà đeo ở ngón út và áp út của cả hai bàn tay.

Theo giai thoại này thì người sáng tạo nên loại vũ khí nói trên là một thị vệ có tên Lý Văn Trung. Năm xưa Từ Hi trong một lần xem các thị vệ đấu võ đã nhìn thấy người này sử dụng loại binh khí đeo trên ngón tay được làm từ thép tinh luyện và tẩm mê hương, nhờ đó mà hạ gục được đối thủ chỉ trong chớp mắt.

Sau đó, Từ Hi đã yêu cầu Lý Văn Trung đặc biệt chế tạo cho mình một bộ đồ bảo hộ móng có kèm thuốc mê để bà có thể mang bên mình phòng thân.

Tuy nhiên ngay khi vừa nhận được món đồ từ Lý thị vệ, Từ Hi đã dùng chính thứ vũ khí ấy để hạ thủ, sau đó lệnh cho các thái giám đem thi thể Lý Văn Trung vứt xuống một chiếc giếng trong hoàng cung để nhằm diệt khẩu.

Giai thoại khác về vũ khí tẩm thuốc mê của Thái hậu lại khẳng định, nhân vật sáng tạo ra món đồ này là một người giỏi tỷ võ tên là Kỳ Tân.

Điểm khác biệt nằm ở chỗ, thứ đồ mà Kỳ Tân dâng lên Thái hậu là công thức chế tạo mê hương. Từ Hi sau đó đã tẩm mê hương này lên một chiếc khăn tay và luôn mang theo bên mình, một khi gặp bất trắc liền phất khăn vào đối thủ nhằm khiến cho kẻ đó mất đi sự tỉnh táo.

Thế nhưng cũng tương tự như Lý Văn Trung, Kỳ Tân trong giai thoại nói trên cũng chịu chung kết cục bị Thái hậu và thân tín Lý Liên Anh giết ngay trong hoàng cung để diệt khẩu.

Nhìn lại cuộc đời của Từ Hi Thái hậu, không khó để nhận thấy ngay cả khi bị coi là nhân vật họa quốc ương dân, vị Lão Phật gia này vẫn có thể ngồi trên ngôi vị Nhiếp chính gần nửa thế kỷ và chỉ buông bỏ quyền lực khi qua đời vì bệnh tật ở tuổi 72.

Có lẽ, việc Tây Thái hậu có thể bảo toàn mạng sống trước hàng loạt thế lực ngày đêm lăm le lấy mạng bà không chỉ nhờ vào đội ngũ thị vệ đông đảo với thân thủ cao cường mà còn phải kể tới vai trò của những món bảo bối “hộ mệnh” nói trên.

Và chỉ tới khi Từ Hi buông tay trần thế, hậu thế mới có thể biết được sự tồn tại của những món đồ ấy thông qua lời kể của một vài nhân vật thân tín bên cạnh bà năm nào như Lý Liên Anh hay nữ quan Đức Linh .

Cũng nhờ đó mà người đời mới hiểu rằng, Từ Hi chẳng những có thủ đoạn thượng thừa trên vũ đài chính trị mà còn là một người luôn biết trù tính cho bản thân. Bởi một khi có những thứ vũ khí bí mật kia kề bên, thì những kẻ mang mưu đồ bất chính thậm chí chẳng có cơ hội tới gần bà chứ chưa nói tới việc ra tay hành thích.

Nguồn: VDH

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP