"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc

"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc

"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc

"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc

"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc
"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc
Thứ sáu, 27-12-2024 13:51, (GMT+07:00)
"25/4/1999" - Tên bức tranh tả thực mất 5 năm mới hoàn thành thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc tế NTDTV
24-04-2020 14:46

Một phần của bức tranh đạt giải Vàng của Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế - Tác phẩm "Ngày 25 tháng 04 năm 1999". (Ảnh: The Epoch Times)

Haiyan Kong thao thức suốt đêm 24 tháng 4 năm 1999, cô không thể ngủ. Cô phân vân liệu mình sẽ ở nhà hay đi? Chắc chắn sẽ an toàn hơn nếu ở nhà vào cuối tuần đó, nhưng nếu không nói ra sự thật và lẽ phải, cô sẽ đối diện với lương tâm mình như thế nào? Nếu mọi người đều nhắm mắt làm ngơ và cúi đầu trước sự bất công, thì xã hội này sẽ ra sao?

“Nếu mọi người thực sự ai cũng nghĩ như vậy, sẽ không có ngày 25 tháng 4 lịch sử để nhắc đến. Và rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Xã hội chúng ta sẽ không còn tính nhân văn và lòng nhân đạo”, Kong nói.

Thời điểm đó, Kong đã tu luyện Pháp Luân Công được 5 năm. Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992, và dạy mọi người tu tâm dưỡng tính chiểu theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. 

Một ngày trước đó, bên ngoài một trường đại học ở Thiên Tân, thành phố cảng của Bắc Kinh, vài chục người đã biểu tình vì một tờ báo nhà nước đã trắng trợn đưa thông tin sai lệch về học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đánh rồi bắt giam phi pháp 45 học viên.

Một trong những người này là bạn của Kong, thỉnh thoảng họ cùng đọc sách với nhau vào buổi tối. Nhưng khi Kong đến thăm bạn mình trên đường về nhà tối hôm đó, căn hộ không một bóng người. Cô biết bạn mình đã bị bắt chỉ vì muốn phơi bày sự thật ra ánh sáng. Sau một đêm thức trắng, Kong quyết định sẽ đến Bắc Kinh vào ngày hôm sau và làm đơn kháng cáo tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương, yêu cầu thả các học viên đã bị bắt.

Cô đã không hề biết rằng mình chỉ là một trong khoảng 10.000 người đến ủng hộ Pháp Luân Công tại nơi này ngày hôm đó.

Bức tranh “Ngày 25 tháng 04 năm 1999” của họa sĩ Haiyan Kong.

Bức tranh “Ngày 25 tháng 04 năm 1999” của họa sĩ Haiyan Kong. (Nguồn: Haiyan Kong)

5 năm để hoàn thành 1 tác phẩm

Kong vốn là một họa sĩ, và kể từ ngày lịch sử đó, cô luôn mong muốn tái hiện khung cảnh ấy bằng nghệ thuật.

Phải mất nhiều năm cô mới có cơ hội thực hiện mơ ước của mình. Trong suốt 5 năm qua, cô đã sống ở Hồng Kông và hoàn thành một bức tranh sơn dầu khổng lồ dài hơn 4,1m. Nó được trưng bày tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào tuần lễ Tạ ơn, và giành giải vàng tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ 5.

“Tôi rất biết ơn”, Kong nói. “Tôi biết ơn cuộc thi và cơ hội triển lãm tác phẩm này. Tôi biết ơn vì tôi có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nó không chỉ thay đổi sức khỏe của tôi mà còn thay đổi quan điểm và cách nhìn của tôi về thế giới, nếu không tôi đã không thể vẽ nên bức tranh này. Và tôi biết ơn tất cả gia đình và bạn bè đã không ngừng hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua”.

Haiyan Kong đã giành giải Vàng trong Cuộc thi Vẽ Quốc tế của đài NTD lần thứ 5 với tác phẩm "Ngày 25 tháng 04 năm 1999" tại câu lạc bộ Salmagundi, New York vào ngày 26/11/2019. (Ảnh: The Epoch Times)

Kong nói rằng định dạng bức tranh dài theo phương ngang gợi nhớ đến các bức tranh cuộn của Trung Quốc ngày xưa, và bạn có thể chậm bước xem tranh từ đầu này sang đầu kia. Bạn sẽ thấy rằng có ba sự kiện chính trong bức tranh, chẳng hạn một cuộc đối thoại giữa một trong những người biểu tình và cảnh sát thường trực.

Bức tranh không thể hiện 10.000 nhân vật mà có khoảng 400 nhân vật, và 200 trong số đó có khuôn mặt được miêu tả rất chi tiết. Kong đến New York vào tháng 8 năm 2019 để xem bức tranh trong không gian phòng trưng bày và hoàn thiện thêm một số chi tiết. Cô đã vẽ bức tranh trong căn hộ của mình, nó khá nhỏ, vậy nên đây là lần đầu tiên cô có thể đứng lùi lại và nhìn toàn bộ bức tranh từ khoảng cách vài mét.

Khi nhìn gần, bạn sẽ thấy một biển những khuôn mặt trang nghiêm nhìn thẳng vào bạn, mỗi khuôn mặt đều thể hiện niềm tin kiên định, ngay cả những khuôn mặt chỉ nhỏ vài centimet.

Tất cả đều là những nhân vật có thật.

“Tôi có tên của họ, tôi có những câu chuyện của họ”, Kong cho biết.

Nhưng không phải tất cả họ là những người đi biểu tình ngày 25 tháng 4 năm 1999.

“Đó là những ý định ban đầu của tôi, tôi muốn vẽ những người đã đến Bắc Kinh ngày hôm đó, nhưng khi tôi nhìn vào những bức ảnh tư liệu mà tôi tìm thấy, chúng quá mờ để nhìn rõ từng khuôn mặt”, Kong nói. Vì vậy, cô đã tìm đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác mà cô biết, họ lại giới thiệu thêm những học viên khác mà họ biết, và trong năm năm qua, Kong đã chụp ảnh và vẽ chân dung của họ vào bức tranh.

“Họ hóa thân thành các nhân vật và vượt trên mong đợi của tôi. Họ phù hợp với các biểu cảm mà tôi cần. Một số người đã khóc khi nghe câu chuyện về những người mà họ đang đóng vai. Một người phụ nữ đã xúc động đến rơi nước mắt, nhưng cô ấy đã tự trấn an mình để làm điều này cho tôi”.

Có một phụ nữ không đi giày cao gót như nhân vật mà cô tạo dáng, nhưng không một lời phàn nàn, cô đứng trên các ngón chân như thể cô đang đi giày cao gót. Có một nhạc sĩ rất bận rộn thường xuyên đi lưu diễn khắp thế giới, nhưng anh đã dành thời gian để tạo dáng cho Kong trong nhiều buổi và trong nhiều năm.

Khách tham quan tại triển lãm chung kết Cuộc thi vẽ tranh quốc tế NTD lần thứ 5 tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào ngày 26 tháng 11 năm 2019. (Ảnh: The Epoch Times)

Khách tham quan tại triển lãm chung kết Cuộc thi vẽ tranh quốc tế NTD lần thứ 5 tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào ngày 26 tháng 11 năm 2019. (Ảnh: The Epoch Times)

Khách tham quan tại triển lãm chung kết Cuộc thi vẽ tranh quốc tế NTD lần thứ 5 tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào ngày 26 tháng 11 năm 2019. (Ảnh: The Epoch Times)

Tác phẩm thật quá công phu, đó là tình yêu và công sức không chỉ của Kong mà còn của nhiều người khác.

“Tôi có 5 năm quý giá với những câu chuyện” Kong nói. Sống ở Hồng Kông vào thời điểm đó đưa ra những thách thức đặc biệt. Kong cần tìm được loại cây trồng dọc theo trục đường trước trụ sở của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, và hóa ra chỉ có một địa điểm ở Hồng Kông có loại cây này. Tại Hồng Kông, cô cũng không thể tìm thấy các vật liệu truyền thống để vẽ như một số loại sắc tố và cọ vẽ. Các học viên Pháp Luân Công khác đã giúp cô đặt mua cọ vẽ từ Pháp và bột màu ở Đài Loan.

“Nếu không vì các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bức tranh này sẽ không ra đời”, Kong nói.

Một số học viên mà Kong tương tác cũng là nghệ sĩ, họ đã tiết lộ những kỹ thuật và bí kíp vô giá về mặt thương mại mà không phải nghệ sĩ nào cũng chia sẻ một cách cởi mở.

Nhờ đó, các kỹ năng nghệ thuật của Kong đã có một sự cải tiến đáng kinh ngạc.

Trên thực tế, 5 năm trước Kong đã gửi một tác phẩm dự thi và nó đánh dấu bước đột phá của cô với việc trở lại với phong cách tả thực. Đó là một quá trình khó khăn và khá là vụng về, cô thừa nhận. Nhưng cô đã nhận được những phản hồi có ý nghĩa đến mức nó khuyến khích cô theo đuổi nghệ thuật truyền thống, và dẫn cô đi trên con đường cô đang đi ngày hôm nay.

Một hành trình dài trên con đường nghệ thuật

Kong yêu thích nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ. Cha cô cũng làm nghệ thuật, ông thấy được tài năng của cô nên cho cô học các lớp bài bản. Kong có hai gia sư dạy vẽ theo phong cách truyền thống, và khi vào đại học, cô nộp đơn vào một số trường nghệ thuật hàng đầu.

Vào thời điểm đó, cũng như ngày nay, xu hướng nghệ thuật trừu tượng thịnh hành. Đây là chuẩn mực, và là tất cả những gì được dạy trong trường. Kong đã không nghĩ nhiều về điều này, bởi vì đây là một loại hình chính quy được thừa nhận trong mỹ thuật.

“Chúng tôi có các lớp vẽ theo mẫu, và một bản vẽ tốt sẽ là một bản vẽ không giống như mẫu vật hay người mẫu. Mục tiêu không phải là tạo ra nghệ thuật như nó đại diện”, Kong nói.

“Mục tiêu là thể hiện cá nhân, hoặc tôi đoán bạn có thể gọi nó là ‘bản ngã”. Các sinh viên được khuyến khích phát triển một phong cách khó hiểu đến mức không thể sao chép - do đó tạo ra một dấu ấn hoặc thương hiệu. Họ được dạy rằng đây là cách để đạt được thành công.

Và nó đúng trong trường hợp của Kong. Cô đã nhận được những đánh giá tích cực và yêu cầu từ các nhà sưu tập sau triển lãm tốt nghiệp, và cô cũng có một triển lãm thứ hai một vài năm sau đó cũng được coi là một thành công.

Nhưng mặc dù Kong đang thẳng tiến trong danh vọng, cô bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là điều cô thực sự muốn theo đuổi với vai trò là một nghệ sĩ.

Là một nghệ sĩ, cô đã xem rất nhiều tác phẩm, và rõ ràng là có xu hướng ngày càng hướng tới những thứ tiên phong. Nhưng cũng rõ ràng rằng các nghệ sĩ không chỉ tìm kiếm sự độc đáo, mà còn là sự mơ hồ hoặc một trạng thái tâm lý phi lý. Đó là sự hỗn loạn và tuyệt vọng được thể hiện trong hội họa và điêu khắc, và Kong bắt đầu xem xét liệu đây có phải là cách tốt nhất để biểu đạt thế giới hay không. Sau tất cả, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu của xã hội.

Cô nhớ lại một khoảnh khắc trong triển lãm thứ hai của mình, khi một người nước ngoài đến phòng tranh cùng những người bạn, anh quỳ gối trước một trong những tác phẩm trừu tượng của cô và cúi đầu trước nó. Kong nói đó không phải là một kỉ niệm đẹp. Anh đã cố mua bức tranh, nhưng cô cảm thấy mình không thể bán nó cho anh. Bây giờ cô rất vui vì đã không làm điều đó. Nó tối tăm, và cô không tin rằng sẽ tốt cho anh khi sống với một bức tranh như thế.

Một kỉ niệm khác riêng tư hơn, nhưng nó có ý nghĩa để Kong nhìn lại. Con trai Kong được sinh ra vào khoảng thời gian cô nổi danh và nhà cô cũng là xưởng vẽ. Nhưng bé trai luôn khóc khi nhìn những tác phẩm, nên cô phải lật chúng lại đối mặt với những bức tường. Mẹ của Kong nói với cô rằng xưởng vẽ của cô luôn có cảm giác tối tăm, ảm đạm và ngột ngạt, và thật khó để bà có thể đặt chân vào đó. Kong nói rằng đó là một bằng chứng cho thấy cô đã lạc lối sâu đến mức nào. Cô đã không để ý đến những điều này từ đầu.

Chân, Thiện, Nhẫn

Vào năm 1993 khi đang đi bộ qua một công viên, Kong thấy một nhóm người tập các bài thiền chậm rãi giống như thái cực quyền. Họ treo một biểu ngữ có nội dung “Chân, Thiện, Nhẫn”, ngay lập tức cô cảm thấy một sự kết nối.

Ba từ này, hóa ra là ba nguyên tắc được dạy trong Pháp Luân Công, chính xác là những gì cô muốn thể hiện trong tác phẩm của mình. Chân, Thiện, Nhẫn dường như là giá trị cốt lõi của con người, và là một nghệ sĩ, Kong biết rằng đó là con đường cô muốn đi.

“Tôi cảm thấy cuối cùng mình đã tìm thấy mục đích nhân sinh”, Kong nói. Đã đắm chìm trong bóng tối và hỗn loạn trong nhiều năm, với cô đây là một sự khai sáng. “Toàn bộ thái độ của tôi thay đổi. Từ đó trở đi, tôi đã thay đổi”.

Cô ấy bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, và không chỉ có cái nhìn mới về cuộc sống, thể chất của cô cũng được cải thiện đáng kể.

Sau đó, Kong đã đưa ra quyết định ngừng bán các tác phẩm nghệ thuật hiện đại của mình trong khi chúng vẫn đang có giá cao trên thị trường. Đó không phải là một quyết định khó khăn như người ta nghĩ. Trong nhiều năm tiếp đó, Kong đã làm giảng viên đại học và dạy những lớp cơ bản và nền tảng của nghệ thuật.

Nhưng để nâng cao kỹ năng của một nghệ sĩ tả thực, để mô tả và truyền đạt một cái gì đó thực sự có ý nghĩa sẽ tốn rất nhiều công sức.

“Thực ra, gốc ban đầu của tôi [nhờ các gia sư] là hội họa truyền thống. Nên tôi đã phải cố quên tất cả các khóa đào tạo sau này, nó thực sự khó khăn. Nó đòi hỏi nhiều nỗ lực”, Kong nói. Ở trường đại học, họ nghiên cứu những thứ như “hiện thực phẳng" (reality of flatness) và các triết lý nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại khác trong nỗ lực để biểu đạt được cái tôi làm trọng tâm.

Khi cô bắt đầu làm nghệ thuật tả thực một lần nữa, Kong nhận ra rằng kỹ năng của cô đã sa sút đến mức nào.

“Thật khó khăn”, lời cô nặng trĩu. “Tôi đã quên hết các nguyên tắc cơ bản sau khi học đại học, khi bắt đầu vẽ một cái gì đó, những nét vẽ của tôi quanh co, mắt thì nhắm sụp lại. Tôi đã tự luyện mình vẽ theo lối quằn quại đó”.

“Cần phải quan sát thật nhiều”, Kong nói. Cô đã học cách nhìn thế giới một lần nữa, lần này là qua lăng kính của Chân, Thiện, Nhẫn.

Haiyan Kong đứng cạnh bức tranh đạt giải Vàng của Cuộc thi. (Ảnh: The Epoch Times)

Haiyan Kong đứng cạnh bức tranh đạt giải Vàng của Cuộc thi. (Ảnh: The Epoch Times)

Khi sống ở Hồng Kông, nơi cô chuyển đến vào năm 2007, cô đã nghe về Triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn (Zhen Shan Ren Art Exhibition), tập hợp các bức tranh của các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới. Đó là một nỗ lực để biểu đạt việc thực hành thiền định ôn hòa thông qua mỹ thuật cũng như vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra.

Kong lập tức nhớ lại mong muốn vẽ bức tranh về sự kiện ngày 25 tháng 4 của mình.

“Đây là một sự kiện lịch sử, một cuộc biểu tình với quy mô lớn này,” Kong nói. “Và nó rất ôn hòa.”

“Tôi đã sống ở Bắc Kinh được 20 năm, tôi đã đi biểu tình ngày 25 tháng 4. Tôi biết những con phố này ở Bắc Kinh và tôi muốn vẽ nó”, Kong chia sẻ.

Nhưng cô nhận ra những kỹ năng của mình chưa đạt chuẩn, và cô không thể hoàn thành bức tranh kịp thời. Trong những năm qua, Triển lãm Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn đã diễn ra tại 900 thành phố ở 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Cơ hội đến khi Kong biết về Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế NTD, được tổ chức tại New York vào năm 2014. Cô đã gửi một bức tranh chân dung trẻ em, mặc dù còn nhiều điểm chưa hoàn hảo, bức tranh đã lọt vào vòng chung kết. Cô đã có cơ hội gặp gỡ nhiều nghệ sĩ khác, bao gồm cả những thí sinh ở vòng chung kết và ban giám khảo, những người đã chia sẻ kinh nghiệm của riêng họ và cho cô những khích lệ vô giá.

 

“Tôi đã đặt cả tâm huyết nỗ lực để trở thành một nghệ sĩ tốt hơn”, Kong chia sẻ. “Và qua quá trình học hỏi, tôi cũng nhận thấy rõ trách nhiệm của một nghệ sĩ”.

Kong nói rằng một nghệ sĩ cần có trách nhiệm với xã hội, và do đó cũng có cũng trách nhiệm với đạo đức cá nhân. Khi một tác phẩm nghệ thuật được treo trong nhà của ai đó hoặc để triển lãm cho mọi người xem, nó cũng mang một chút cá tính nghệ sĩ, và Kong cảm thấy nó chỉ đúng đắn khi tạo ra hiệu ứng tốt. Mong muốn làm điều tốt cho người khác đến từ việc cô tập luyện Pháp Luân Công.

Kong cho rằng nghệ thuật là một phương tiện mạnh mẽ và tác động lớn đến khán giả, và một nghệ sĩ phải đưa ra lựa chọn về việc họ sẽ đi theo con đường nào.

“Tôi muốn truyền đạt sự thiện lương và mang đến cho mọi người một điều gì đó tươi sáng và tích cực”, Kong nói. “Và tôi tin rằng nhiều nghệ sĩ trên thế giới muốn tạo ra nghệ thuật truyền thống và tái hiện các giá trị truyền thống. Đó là một lý do tại sao một cuộc thi như thế này là rất quan trọng, nó mang đến cho các nghệ sĩ cơ hội thể hiện những tác phẩm này với thế giới”.

Xem thêm:

>> SỰ THẬT VỀ CUỘC THỈNH NGUYỆN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI PHẦN 1

>> SỰ THẬT VỀ CUỘC THỈNH NGUYỆN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI PHẦN 2

>> SỰ THẬT VỀ CUỘC THỈNH NGUYỆN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI PHẦN 3

>> SỰ THẬT VỀ CUỘC THỈNH NGUYỆN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI PHẦN 4

Hàn Mặc
Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP