2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông

2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông

2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông

2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông

2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông
2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông
Thứ tư, 01-01-2025 21:47, (GMT+07:00)
2 con tàu bị chìm, dự báo số phận Hồng Kông
11-06-2022 15:11

Mới đây một con tàu nổi tiếng bậc nhất ở Hồng Kông đã bị chìm, trước đó nơi đây cũng từng xảy ra một vụ đắm tàu nổi tiếng khác, trùng hợp là số phận 2 con tàu này dường như có mối liên hệ với vận mệnh của Hồng Kông

Một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Hồng Kông – nhà hàng hải sản trên tàu Jumbo (Jumbo Floating Restaurant), vừa thông báo sẽ chuyển ra khỏi Hồng Kông vào tháng 6. Tuy nhiên, vào ngày 31/5/2022, con tàu nơi có phòng bếp của nhà hàng đã bị chìm.  

Tàu bếp Jumbo bị chìm. (Ảnh: DANIEL SUEN /AFP qua Getty Images)

Nhà hàng trên tàu Jumbo được xây dựng vào những năm 1950, được doanh nhân Vương Lão Cát mở rộng vào cuối những năm 1960. Tuy nhiên, vào ngày 30/10/1971, 6 ngày trước khi khai trương, một đám cháy cấp 4 đã xảy ra khiến 34 người chết và 42 người thương tích. Vỏ của con tàu bị đốt cháy nghiêm trọng. 

Nhưng mệnh của con tàu Jumbo vẫn còn, nó đã được mua lại bởi “Vua cờ bạc” – Hà Hồng Sân (Stanley Ho) và người sáng lập Công ty Phát triển Thế giới Mới – Trịnh Dụ Đồng, họ đã chi 30 triệu nhân dân tệ để xây dựng lại nhà hàng trên tàu này. Nhà hàng hải sản Thái Bạch liền kề và ‘Hải Giác hoàng cung’ (Cape Palace) cũng được mua lại, tạo thành ‘Jumbo Kingdom’.

Nhà hàng Jumbo lộng lẫy như thế nào trong thời hoàng kim? Nó có 3 tầng có thể chứa hơn 2.300 khách và nổi tiếng là “nhà hàng biển lớn nhất thế giới”. Đặc biệt nhất, nó được mô phỏng theo thiết kế cung đình truyền thống của Trung Quốc: tiền sảnh, đại sảnh, hiên và gian nhà đều được trang trí theo kiểu cung đình, lan can chạm khắc và gạch ngọc bích ở khắp mọi nơi, rực rỡ xa hoa. 

Tất cả các sảnh và phòng trên tàu đều được đặt theo tên của các khu nghỉ dưỡng trong cung điện như: long lâu, phượng các, Kim Loan điện, Thái Hòa điện v.v. Chỉ riêng chiếc ghế rồng của hoàng đế ở chính giữa ‘Kim Loan điện’ đã phải mất 2 năm để hoàn thành. Trên tàu có trang trí các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc, cũng như các bức bích họa, trong đó có bức có trị giá lên đến 6 triệu đô la Hồng Kông.

Tàu Jumbo chìm: Từ sự kiện dự luật dẫn độ đến khi kết thúc bệnh dịch

Trong lòng của nhiều người nước ngoài, nhà hàng Jumbo là biểu tượng của Hồng Kông. Một đại đô thị hiện đại, trung tâm tài chính thương mại tầm cỡ quốc tế như vậy nhưng vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống Trung Hoa đậm đà khiến người ta mê mẩn. 

Chính vì vậy, “Cung điện trên biển” này đã trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách nước ngoài, đồng thời cũng đón được vô số VIP hàng đầu như Nữ hoàng Elizabeth II, siêu sao quốc tế Uberlinna, Tom Cruise, v.v. Các bộ phim Hollywood  như “Life and Death” (sinh tử luyến), “Dragon and Tiger Fight” (long tranh hổ đấu ) do Lý Tiểu Long đóng chính, đến “God of Cookery” (thực thần) của Stephen Chow, cũng từng đến nhà hàng Jumbo quay bối cảnh.

Giờ đây, nhân kỷ niệm 25 năm ngày bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự hưng thịnh của tàu Jumbo đã đi đến hồi kết, con tàu phụ bị chìm, kết cục chua xót lòng người. 

Nhà hàng hải sản trên tàu Jumbo (Jumbo Floating Restaurant). (Ảnh: Ruby Tang/Vision Times)

A Đồ – nhà vẽ tranh biếm họa chính trị đã vẽ cảnh con tàu Jumbo chìm như tàu Titanic, dưới đáy biển vẫn là bức tượng Công lý của Tòa phúc thẩm cuối cùng, tượng trưng cho pháp quyền ở Hồng Kông, Nữ Thần dân chủ, tượng trưng cho ký ức của ngày 4/6/1989. Đào Kiệt – một nhà văn Hồng Kông nổi tiếng, đã mô tả số phận của con tàu như sau: “Bắt đầu từ sự kiện dự luật dẫn độ và kết thúc bằng bệnh dịch. Tàu Jumbo gần 100 tuổi đã bị Carrie Lam tiễn biệt trong 5 năm, nó đã bị công bố đóng cửa vĩnh viễn.”

Tàu Jumbo đóng cửa vào đầu năm 2020, nguyên nhân chính là dự luật dẫn độ năm 2019 và bệnh viêm phổi Vũ Hán, đây là 2 thảm họa nhân tạo do ĐCSTQ gây ra. ĐCSTQ đã cố gắng phá vỡ sự phân chia tư pháp cuối cùng giữa Trung Quốc và Hồng Kông, cưỡng bức đảo ngược lộ trình của Hồng Kông 180 độ và đi thẳng đến thảm họa “một quốc gia, một chế độ”. 

Kết quả giống như tàu đụng vào núi băng, bị lủng một lỗ khiến nước tràn vào, tình trạng bất ổn xã hội chưa từng có đã khiến lượng lớn khách du lịch giảm sút, tác động mạnh lên nền kinh tế. Vào cuối năm 2019, ĐCSTQ che giấu đại dịch gây chấn động ở Vũ Hán, khiến dịch bệnh lây lan ra thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Hồng Kông đóng cửa phòng dịch, khách du lịch biến mất, trở thành cọng rơm cuối cùng nhấn chìm con tàu Jumbo.

Ngày nay, ĐCSTQ tiếp tục sử dụng “Luật An ninh Quốc gia” và “Zero Covid” để đập tan “một quốc gia, hai chế độ” – pháp quyền, tự do, truyền thông độc lập và xã hội dân sự của Hồng Kông. Người dân và các nhà đầu tư nước ngoài chứng kiến ​​sự sụp đổ nhanh chóng của trung tâm tài chính quốc tế Hồng Kông, đã nhanh chóng rời đi…

Ai đã đốt cháy tàu Queen Elizabeth?

Số phận của con tàu Jumbo khiến tác giả nhớ đến một vụ đắm tàu ​​nổi tiếng khác ở Hồng Kông, RMS Queen Elizabeth. Từ cuối những năm 1930 đến đầu những năm 1970, Queen Elizabeth là con tàu du lịch lớn và sang trọng nhất trên thế giới, với tổng chiều dài 1.031 feet và lượng choán nước là 83.600 tấn. 

Chuyến đi đầu tiên của con tàu đúng vào dịp bùng nổ Thế chiến thứ hai, nên được trưng dụng làm tàu ​​sân bay chở quân cho Hải quân Anh, vượt qua vùng biển đầy tàu ngầm Đức và Nhật với tốc độ ngang với tàu Mỹ, nó vận chuyển ít nhất 750.000 binh lính tham chiến. Mãi cho đến năm 1945 khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Queen Elizabeth mới trở thành dịch vụ tàu viễn dương, lần đầu tiên ra khơi là vào tháng 10/1946.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của thời đại máy bay thương mại, Queen Elizabeth nhanh chóng mất đi sự ưu ái của các khách VIP, rút ​​khỏi ngành vận tải biển và từng được chuyển thành khách sạn hàng hải. Năm 1971, “Vua tàu huyền thoại” Đổng Hạo Vân đã mua Queen Elizabeth với giá 3,2 triệu đô la Mỹ, hy vọng sẽ đảo ngược số phận đang sa sút của nó, nhưng không may đây lại trở thành bước ngoặt trong số phận bi thảm của Queen Elizabeth.

Tàu RMS Queen Elizabeth. (Ảnh qua Wikipedia)

Đổng Hạo Vân từ tay trắng xây dựng đế chế vận tải biển ở Thượng Hải, ông chuyển gia đình đến Hồng Kông vào năm 1948 trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Vào thời kỳ đỉnh cao, ông sở hữu một đội tàu vận tải hơn 150 chiếc với tổng trọng lượng lên tới hơn 10 triệu tấn. 

Ông đã mua tàu Queen Elizabeth, và sau khi nó được chuyển đến Hồng Kông vào tháng 7/1971, ông đã chi 12 triệu đô la Hồng Kông để chuyển con tàu thành một trường đại học di động cho mục đích giáo dục, được đặt tên là ‘Trường học trên biển’. Khi đó, Cảng đốc Hồng Kông – Đới Lân Chỉ cũng đã đến thăm con tàu.

Vào khoảng những năm 1970, bạo lực đỏ trong Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ đã lên đến đỉnh điểm ở Trung Quốc đại lục và lan sang Hồng Kông. ĐCSTQ ngầm kích động nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn ở Hồng Kông, thậm chí còn đặt “quả dứa” (bom tự chế) ở khắp mọi nơi, gây ra lượng lớn thương vong. 

Sau đó, ĐCSTQ cấm ảnh hưởng quốc tế nên đã điều chỉnh chính sách đối với Hồng Kông, đổi thành “chính sách mối mọt”, là chỉ việc ĐCSTQ dành hàng chục năm triển khai nhân lực và vật lực để xâm nhập vào Hồng Kông, muốn âm thầm ‘cắn phá’ để Hồng Kông nhà tan cửa nát, nhiều đảng viên ĐCSTQ thậm chí đã thâm nhập vào tận cùng của chính quyền Hồng Kông. 

Giấc mơ xây trường học trên biển của Đổng Hạo Vân tan vỡ, Đổng Kiến Hoa nhảy tàu thoát thân

‘Trường học trên biển’ ban đầu dự kiến ​​thử nghiệm vào ngày 15/1/1972, trước đó 6 ngày (ngày 9/1) lúc 11 giờ sáng. Queen Elizabeth đột nhiên bốc cháy trong lần tái trang bị cuối cùng trên biển giữa đảo Thanh Y và đảo Stonecutters, tạo ra một lượng khói khổng lồ. Đổng Kiến Hoa – con trai cả của  Đổng Hạo Vân, người đang kiểm tra trên con tàu vào thời điểm đó buộc phải bỏ con tàu để thoát thân.

Queen Elizabeth bị cháy trong 24 giờ và chìm ở góc 45 độ. Một cuộc điều tra về hỏa hoạn sau đó đã phát hiện ra rằng có 9 ngọn lửa trên tàu cùng một lúc, rõ ràng là có người cố ý đốt phá. Mặc dù thủ phạm thực sự vẫn chưa được xác định, nhưng người dân cho rằng ĐCSTQ đã làm điều đó. Vì Đổng Hạo Vân đặc biệt ủng hộ Đài Loan, ông cũng có kế hoạch sơn biểu tượng hoa mai của Trung Hoa Dân Quốc lên trên ống khói các con tàu du lịch của công ty. Kết quả là, ĐCSTQ đã xúi giục các nhóm và công nhân cực đoan ủng hộ ĐCSTQ không ngừng quấy rối, và bằng một ngọn lửa tàn nhẫn, ước mơ về một trường học trên biển của Đổng Hạo Vân tan vỡ.

Con tàu Queen Elizabeth bị bốc cháy và lật nghiêng. (Ảnh: Barry Loigman, MD/Wikipedia/CC BY-SA 2.5)

Trong cuốn ‘Nhật ký của Đổng Hạo Vân’ vào ngày 9/1/1972 chép: “Ta ngàn cực vạn khổ, tỉ mỉ kết cấu ‘trường học trên biển’ nhưng đã bị đốt cháy, Kiến Hoa khóc trên điện thoại nói về những việc đã xảy ra, nó phải dập lửa trong bất lực … Ông Trời ơi! Đây sẽ là dấu chấm hết cho Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và các cơ sở dân tộc ở nước ngoài về việc cùng tồn tại phát triển hòa bình với đại lục.”

Trớ trêu thay, sau cái chết của Đổng Hạo Vân, công việc kinh doanh của gia đình do con trai ông là Đổng Kiến Hoa tiếp quản bắt đầu sa sút, gặp khó khăn về tài chính. Đổng Kiến Hoa đã nhận lời giúp đỡ từ doanh nhân của ĐCSTQ – Hoắc Anh Đông, ĐCSTQ gật đầu khoản tiền khổng lồ 120 triệu đô la Mỹ trợ giúp Đổng Kiến Hoa giải quyết khó khăn. Kể từ đó, Đổng Kiến Hoa bị buộc phản bội lập trường ủng hộ Đài Loan của cha mình, trở thành “bà mối” của ĐCSTQ. Sau đó ông được bổ nhiệm làm đặc khu trưởng Hồng Kông. Đổng Kiến Hoa cuối cùng đã bán doanh nghiệp gia đình mình, cho COSCO Shipping thuộc sở hữu nhà nước với giá 49,2 tỷ nhân dân tệ vào năm 2017.

Trước khi bàn giao chủ quyền Hồng Kông, Queen Elizabeth đã bị đánh chìm bởi bạo lực đỏ của ĐCSTQ. Nhân dịp bàn giao chủ quyền 25 năm, con tàu Jumbo cũng bị bỏ rơi và chìm dưới một ‘Hồng Kông Mới’ màu đỏ. Vẻ đẹp và nỗi buồn của 2 con tàu như một bức tranh khắc họa số phận của thành phố Hồng Kông. 

Hồng Kông, một trung tâm tài chính quốc tế thịnh vượng, nhịp cầu kết nối 2i nền văn hóa Trung Hoa và phương Tây, nền tảng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Trung Hoa, là ngọn đèn dẫn đường giúp Trung Quốc phát triển kinh tế ngang tầm thế giới, nhưng ĐCSTQ không hề đánh giá cao vẻ đẹp và giá trị của Hồng Kông. 

Quá trình này đã cho thế giới thấy rõ tính phá hoại và hủy diệt của ĐCSTQ đối với văn hóa dân tộc Trung Hoa và bản chất lưu manh của nó. Nhiều người Hồng Kông hôm nay “nhảy tàu” bỏ trốn, mang tinh thần chống ĐCSTQ ra hải ngoại; Khi ĐCSTQ bị tiêu diệt, họ sẽ trở về và xây dựng lại vinh quang của Hồng Kông.

Xem thêm: Tội ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc & Giang Trạch Dân | Tinh Hoa Fanpage..

 

Tử Vi (Theo Vision Times)

Đăng theo Tinh Hoa

 

 

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP