100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?

100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?

100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?

100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?

100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?
100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?
Thứ bảy, 25-01-2025 19:01, (GMT+07:00)
100 tuổi Triệu Tử Dương: Thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thay đổi chính mình?
15-10-2019 15:11

Vào ngày 17/10 sắp tới là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Triệu Tử Dương, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một lần nữa đề cập tới bình phản sự kiện Lục Tứ trong “Triệu Tử Dương truyện”. Hậu duệ của Triệu Tử Dương cũng cho phát hành tài liệu trên các phương tiện truyền thông, đưa ra nhiều nhận định cho rằng chính quyền Bắc Kinh đi ngược lại “lộ tuyến” của chính quyền trước kia.

 
Tổng Bí thư Triệu Tử Dương cố gắng thuyết phục sinh viên ngừng tuyệt thực trong phong trào biểu tình của sinh viên năm 1989.
Tổng Bí thư Triệu Tử Dương cố gắng thuyết phục sinh viên ngừng tuyệt thực trong phong trào biểu tình của sinh viên năm 1989. (Ảnh: ABC).

Hôm thứ Hai (14/10), tờ Minh Báo ở Hồng Kông đăng bài viết với tiêu đề “Văn tế cha Triệu Tử Dương 100 tuổi dưới suối vàng”, bài viết lấy danh nghĩa “anh em nhà họ Triệu”. Triệu Tử Dương lúc sinh thời có 4 người con trai và 1 con gái. Đây là lần đầu tiên anh em nhà họ Triệu công bố bài viết hồi tưởng cuộc đời và sự nghiệp của cha. Bài văn tế ca ngợi tấm lòng lương thiện và sự căm thù của ông đối với bóc lột áp bức, sự mẫn cảm với các vấn đề nhân quyền.

Bài văn tế viết, “tại sự kiện mà ai ai cũng đều biết” (ám chỉ sự kiện Thiên An Môn năm 1989), Triệu Tử Dương “không dám làm càn”, “người nhát gan”, “vì sợ hậu thế bêu danh nên chọn cho mình con đường đắng cay”. Tuy nhiên, “điều cuối cùng ông làm” chính là lời kêu gọi dành cho ĐCSTQ, đến nay còn vang vọng: “Muốn thay đổi Trung Quốc, thay đổi thế giới, sao không thử thay đổi chính mình”?

Cũng vào thời điểm bài viết của hậu duệ Triệu Tử Dương được công bố, truyền thông ngoài Trung Quốc cũng xuất bản bộ sách gồm 3 tập với tiêu đề “Triệu Tử Dương truyện”, do các phóng viên thuộc cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ viết. 

Trong đó cũng viết rằng, nhân buổi họp mặt 15 quan chức lãnh đạo Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 18/9/1997, Triệu Tử Dương đã viết thư yêu cầu sửa lại án oan sai trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989, bởi khi đó Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, hai nhân vật trọng yếu trong cuộc thảm sát, đã lần lượt qua đời. 

Tuy nhiên, điều này khiến ông bị chính quyền đương thời quản chế nghiêm ngặt hơn, hủy bỏ chế độ “một năm ra ngoài hóng gió một lần”, thời gian định kỳ tiếp khách cũng kéo dài ra.

Bức thư này của Triệu Tử Dương đề cập rằng, cuộc đàn áp vũ trang lúc đó đã khiến tình hình nhanh chóng lắng dịu, nhưng không thể không nói rằng nhân dân, quân đội, đảng và chính phủ đã phải trả giá cho một quyết định và hành động giải quyết cục diện như thế. Một cái giá quá đắt.

Cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã phải nhận một kết cục thảm khốc.
Cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã phải nhận một kết cục thảm khốc. (Ảnh: Socialist News)

Sự kiện này xuất phát từ hiện trạng cuộc cải cách chính trị tại Đại hội Toàn Quốc lần thứ 13 đã bị hủy bỏ, hệ thống thể chế chính trị tụt hậu nghiêm trọng. Song song với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế do cải cách mở cửa là những vấn nạn nhanh chóng phát sinh, mâu thuẫn xã hội gia tăng, tham nhũng trong ngoài không trị dứt điểm, tình huống cấp bách.

 

Vậy nên, đa phần sinh viên lúc đó, điều họ mong mỏi là trừng phạt tham nhũng, thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không có ý định lật đổ đảng, lật đổ nhà nước. Nếu chúng ta không coi hành động của sinh viên là “phản đảng, phản chủ nghĩa xã hội khoa học”, mà tiếp nhận yêu cầu của sinh viên, kiên nhẫn đối thoại và đàm phán, hẳn sự việc đã được khai thông, tình hình cũng lắng dịu. Đối với sự kiện Lục Tứ, một lần nữa nên xem xét lại, dù thời gian có lâu dài, mọi người ai ai cũng sẽ không thể quên được.

Tương tự như làn sóng phản đối của giới học sinh sinh viên năm đó, hiện tại người Hồng Kông kiên trì phản kháng bảo vệ dân chủ, phía ĐCSTQ liên tục triển khai trấn áp bằng bạo lực. Vào thời điểm này lại gợi lên thái độ từng có của Triệu Tử Dương trước phong trào Lục Tứ là điều khá nhạy cảm. 

Vào tháng 7/2019, thời điểm cựu Tổng Bí thư Lý Bằng qua đời, vẫn cao giọng khẳng định thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, cũng là nhằm ám chỉ phong trào biểu tình ở Hồng Kông.

Trong khi đó, bài viết của hậu duệ Triệu Tử Dương cũng dẫn lại lời Triệu Tử Dương năm đó nói: “Quân tử dùng tài hùng biện chứ không dùng sức đánh người, mà hễ đánh người thì cũng không đánh chết người ta”. Sau đó, ĐCSTQ thật sự đã ra sức đánh người, thế nên “bồi dưỡng tài nguyên đạo nghĩa”, cục diện “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” cũng theo đó mà tan tành mây khói.

 

Bài viết ghi, trải qua nhiều năm sau đó, người ưu tú thì thất bại, người kém tài lại thắng thế, “đào thải ngược đời”, khiến “người ngay thẳng chính trực thì lưa thưa như sao buổi sáng”, “số người không biết liêm sỉ thì huênh hoang đầy đường”, thay đổi chóng vánh triệt để “trước giờ chưa từng thấy”. 

Hàng triệu người Hồng Không xuống đường biểu tình phản đối dư luật dẫn độ. (Ảnh: Getty Images)
Hàng triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình phản đối dư luật dẫn độ. (Ảnh: Getty Images)

Đồng thời, những nhà tư tưởng uyên thâm thời ấy đều đã bị diệt tận, khiến tư tưởng Trung Quốc ngày nay theo đà thoái hóa, lý luận tàn khuyết, lại cũng chẳng thấy chú trọng bồi dựng đạo làm người, nhân dân cũng chẳng có chút tình cảm mến yêu, đây là cục diện “trăm hoa tinh thần lụi tàn”.

Đặng Tiểu Bình với “lý luận sơ cấp khoa học xã hội chủ nghĩa”, hẳn là “tư tưởng chỉ đạo” cho hôm nay, là “con đường có thể đi thông suốt”. Ấy vậy mà, Bắc Kinh đương cục hôm nay đã vứt bỏ lý luận “Thao quang ẩn hối” (thu mình ẩn thân) của Đặng, công nhiên tranh đoạt và công kích thế giới đi ngược lại “lộ tuyến” đã định.

Năm 1989, Triệu Tử Dương vì phản đối cuộc giết hại sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, nên đã bị giam lỏng suốt 15 năm. Mãi đến tháng 1/2005, ông Triệu qua đời vì bệnh tật. “Khai minh phái” bên trong ĐCSTQ thì Triệu Tử Dương vẫn được xem là người tiên phong.

Hiện tại ĐCSTQ đang lâm vào cuộc khủng hoảng cầm quyền chưa từng có, với hàng loạt vấn đề nội bộ và bên ngoài. Cảnh tượng tranh giành đấu đá, ngươi sống thì ta chết, chỉ càng cho thấy ngày ĐCSTQ diệt vong đã cận kề.

Theo Tinh Hoa

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP