Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều

Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều

Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều

Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều

Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều
Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều
Thứ bảy, 28-12-2024 14:36, (GMT+07:00)
Nguồn gốc Mật tông Tây tạng: Vị tổ sư đầu tiên còn lâu đời hơn Phật Thích Ca rất nhiều

Nếu Bon giáo sinh ra trước đây trên 10.000 năm, thế thì nó lâu đời hơn các tôn giáo hiện nay như Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo và những tôn giáo khác rất nhiều.

Từ một khám phá khảo cổ

Năm 2012, tại khu Ngari Tây Tạng có một nhóm người cẩn thận đào bới, họ là thành viên đội khảo cổ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đang khai quật một ngôi mộ cổ. Đây là mộ Cố Như Giáp, là ngôi mộ cổ có niên đại cách đây khoảng 2000 năm. Từ ngôi mộ cổ này đã khai quật được khá nhiều đồ đồng, còn có thanh kiếm thép của vùng Trung Nguyên, hài cốt động vật tùy táng, thậm chí còn có một chiếc mặt nạ cỡ nhỏ bằng vàng. Những thứ này cho thấy thân phận không tầm thường của chủ nhân ngôi mộ. 

Những thứ này cho thấy thân phận không tầm thường của chủ nhân ngôi mộ (Chụp màn hình)

Khu Ngari có thể nói là nơi vắng người nhất trên cao nguyên Thanh Tạng. Nhiệt độ trung bình quanh năm chỉ là 0 độ. Ở một nơi mà phía trước không có thôn làng, phía sau không có quán trọ này, sao lại có ngôi mộ xa hoa như vậy? 

Các nhà khảo cổ phán đoán rằng, gần đây có lẽ sẽ có ngôi mộ lớn hơn, nên tiếp tục đào bới. Quả nhiên họ đã đào được 3 ngôi mộ lớn hơn. 3 ngôi mộ này còn có quan tài đá và càng xa hoa hơn, và đồ tùy táng phong phú hơn. 

Phát hiện thành Khung Long Ngân - Thủ đô nước Tượng Hùng cổ đại

Các nhà khảo cổ phán đoán, khu ngôi mộ hào hoa này là một quần thể mộ táng của tầng lớp quý tộc. Điều ngày cũng có nghĩa là, ở lân cận có thể tìm được một trung tâm văn hóa kinh tế chính trị cổ đại. Các nhà khảo cổ học phấn chấn tiếp tục làm việc, quả nhiên ở trên đỉnh núi Ca Nhĩ Đông gần đó có một di tích thành phố hùng vĩ rộng hơn 100.000 m vuông hiển hiện ra trước mắt. Trong  di chỉ nhà lầu điêu khắc, có tường thành phòng ngự, đàn tế, rõ ràng là nơi tập trung dân cư có quy mô lớn.

Lúc này mọi người xúc động nói không nên lời. Họ cảm giác rằng, di chỉ này chính là thành Khung Long Ngân - thủ đô của nước Tượng Hùng tiếng tăm lừng lẫy trong truyền thuyết. 

thành Khung Long Ngân

thành Khung Long Ngân - thủ đô của nước Tượng Hùng tiếng tăm lừng lẫy trong truyền thuyết (Chụp màn hình)

Trong thư tịch cổ “Vạn bộ luận” của Tây Tạng có ghi chép như sau: Nền móng của thành Khung Long Ngân được khảm vàng, trên tường thành khảm bạc, cổng thành bọc lá thép. Xung quanh cung điện trung tâm trong thành có xây dựng 18 điện nhỏ, xung quanh 18 điện nhỏ lại xây dựng 360 Thần điện, xung quanh Thần điện lại xây dựng 1008 tháp cúng tế Thần. Đó chính là thủ đô của nước Tượng Hùng. 

Thiết kế thành phố này là một kết cấu từ trung tâm phát triển ra, hình thành các vòng tròn đồng tâm hình bức xạ. Điều này có vẻ khá quen thuộc. Plato đã miêu tả thành phố Atlantis chính là kết cấu như thế này. 

Thành Khung Long Ngân tồn tại trên cao nguyên Thanh Tạng luôn giống như một bí ẩn. Mọi người nghe nói về nó nhưng xưa nay chưa từng tìm thấy chứng cứ xác thực. 

Di chỉ thành cổ phát hiện ra tại khu Ngari năm 2012 liệu có phải là thành Khung Long Ngân trong truyền thuyết không? Chỉ có thể nói là nghi là như vậy, hoặc hy vọng là như vậy. So với tòa thành truyền kỳ được ghi chép trong thư tịch cổ, thì nó vẫn còn có những khác biệt rõ rệt. Những di tích mà ngày nay đã có thể chỉnh lý được cũng khó có thể phát hiện ra diện mạo toàn bộ của nó thời xa xưa. Nền văn minh Hùng Tượng phía sau thành Khung Long Ngân cũn thần bí như thế. Xuất hiện rất oanh liệt, nhưng biến mất thì bặt vô âm tín. 

Người sáng lập ra văn minh Tượng Hùng

Người kỹ sư nước Anh có tên là James Churchward này luôn luôn tin rằng, hơn 10.000 năm trước, ở Thái Bình Dương đã từng có một lục địa gọi là lục địa Mu. Tuy nhiên, không một ai trong giới địa chất học công nhận thuyết của ông. Nhưng vị kỹ sư này rất kiên trì, để tìm chứng cứ, ông đã đến Ấn Độ, châu Mỹ và các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Ông còn nhiều lần đi sâu vào Tây Tạng, tìm kiếm những tự viện và cao tăng. Từ những câu chuyện truyền miệng của tăng nhân, ông đi tìm kiếm manh mối. Kết quả ông đã thực sự nghe được một câu chuyện như sau. 

Cách đây đã rất lâu rồi, ở giữa một đại dương bao la có một lục địa khổng lồ. Ở đó là một quốc gia nhiệt đới tươi đẹp, có bình nguyên mênh mông bát ngát, có những núi thấp và rừng trập trùng, những bầy voi chậm rãi bước đi trong rừng. Quốc gia này gọi là Mu. 

Người trên lục địa Mu sống một cuộc sống giàu có và hạnh phúc. Người nước Mu đều tín ngưỡng cùng một tôn giáo, tin rằng linh hồn bất tử. Nước Mu còn có kỹ thuật hàng hải phát triển nhất thế giới, rất nhiều quốc gia đều thần phục nước Mu.

Cho đến một ngày, một tai họa đáng sợ giáng xuống, từ dưới đất truyền đến những âm thanh lớn ầm ầm. Trong chớp mắt, động đất và núi lửa bùng phát, vùng đất này bắt đầu chìm xuống. Những con sóng cực lớn cuồn cuộn tràn đến, nhất chìm vùng đất đã từng là nơi giàu mạnh nhất thế giới, chỉ còn sót lại lác đác một số hòn đảo, trên đảo còn những người may mắn sống sót. . 

Vị tăng nhân kể câu chuyện này nói rằng, Shenrab Miwo là vị tế tư cao cấp của học phái thứ 13 của nền văn minh Mu, sau khi đại lục Mu chìm xuống đáy biển, ông đến Tây Tạng và sáng lập ra nền văn minh Tượng Hùng. James Churchward nghe được câu chuyện này rồi viết vào trong cuốn sách “Bí ẩn đại lục Mu đã mất” (The Lost Continent of Mu, the Motherland of Men (1926)). 

Vậy nền truyền thuyết này có thực sự có những dấu tích có thể truy tìm không? Trước tiên chúng ta hãy quay lại với câu chuyện của Shenrab Miwo.

Shenrab Miwo sinh ra trong hoàng thất, lên 1 tuổi thì được đưa lên ngôi vua, trở thành quốc vương của quốc gia Omoron. Năm 20 tuổi, ông đi các nơi giảng Pháp, gia trì núi Cương Nhân Ba Tề (Kailash) và núi Thần Bốn Nhật. Sau này 2 ngọn núi này đều trở thành núi thiêng của Bon giáo Tây Tạng. Ông còn giáo hóa 9 đại ác nhân, hàng phục yêu ma.

Shenrab Miwo là vị tế tư cao cấp của học phái thứ 13 của nền văn minh Mu, người sáng lập Bon giáo Tây Tạng (Chụp màn hình)

Năm 30 tuổi, ông từ bỏ ngôi vua, xuất gia làm tăng nhân. Tăng nhân ở đấy không phải nói là tăng nhân trong Phật giáo, khi đó vẫn chưa có Phật giáo. Tăng nhân ở đây có nghĩa là người xuất gia ẩn cư tu hành. 

Shenrab Miwo đã kết hợp phong tục Tất Mãn của bản địa Tây Tạng và sáng lập ra Bon giáo. Hiện nay người ta thường gọi Bon giáo xưa kia trước Shenrab Miwo là Bôn giáo nguyên thủy, và gọi Bon giáo sau Shenrab Miwo là Bon giáo Ung Trọng, công nhận Shenrab Miwo là người sáng lập Bon giáo Ung Trọng. Tín ngưỡng này phản đối sát sinh, tín phụng Trời Đất Thiên nhiên. Năm 81 tuổi, Shenrab Miwo nhập Niết bàn.

Câu chuyện này nghe có vẻ rất giống với Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni sau này. Chỉ khác là Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời sau Shenrab Miwo 15.000 năm. Di sản lớn nhất mà Shenrab Miwo để lại chính là văn minh Tượng Hùng.Cương thổ của nước Tượng Hùng cổ đại là vùng Ngari, Tây Tạng ngày nay. Ông đã sáng tạo ra chữ viết Tượng Hùng, đó là cội nguồn của chữ Tạng ngày nay. 

Shenrab Miwo khai sáng ra 5 ngành khoa học lớn, cũng chính là 5 môn tri thức lớn, đó là:

  • Công xảo minh: tức là kỹ xảo thủ công mỹ nghệ
  • Thanh minh: tức là ngôn ngữ và văn học
  • Nội minh: tức là triết học
  • Ngoại minh: tức là thiên văn học
  • Y phương minh: tức là y dược học.

Đó là những nhận thức về xã hội nhân văn đến kỹ thuật công nghệ, rồi đến thế giới, là một bộ hệ thống tri thức hoàn chỉnh. Dưới hệ thống tri thức này, Tây Tạng đã phát triển ra bộ kinh sách “Bôn giáo đại tạng kinh”, tổng cộng 178 bộ. Cách nói “đại tạng kinh” này là mượn dùng từ vựng của Phật giáo sau này. 

Văn minh Tượng Hùng đã ra đời như thế nào?

Theo truyền thuyết, Shenrab Miwo ngồi trên chim đại bằng có đôi cánh vàng đến vùng Ngari Tây Tạng ngày nay, và bắt đầu hành trình sáng tạo văn minh của ông. 

Đại bằng cánh vàng tiếng Tạng gọi là Ca lâu la (garuda). Từ ‘Ca lâu la’ này có lẽ từ Ấn Độ, có nguồn gốc từ Thần thoại Ấn Độ cổ. Con Thần thú này trên thân có 6 cánh với chức năng khác nhau, lông màu đồng. Nhìn từ góc độ ngày nay, Ca lâu la rất giống với thiết bị bay đa chức năng.

Câu chuyện sáng tạo văn minh Tượng Hùng nghe có vẻ quen thuộc. Sự sáng lập ra văn minh Ai Cập cổ đại cũng rất giống kịch bản như thế này. Thần bầu trời Horus và Thần trí tuệ Thoth từ trên trời giáng xuống, đem theo những tri thức thiên văn, công trình, y học, chữ viết và những tri thức khác, đã sáng tạo ra nền văn minh Ai Cập huy hoàng. Hai câu chuyện này có một số nguyên tố tương đồng, ví như đều có nguyên tố chim ưng (hoặc chim). Bản thân Thần Horus là vị Thần mình người đầu chim ưng. Một vị Thần quan trọng nữa của người Ai Cập cổ đại là Thần trí tuệ Thoth, hình tượng của Thần là mình người đầu cò quăm. Thần Thoth là người phát minh ra chữ viết, nghệ thuật, toán học và tri thức y dược.

Bản thân Thần Horus là vị Thần mình người đầu chim ưng. (Chụp màn hình)

Quay lại Tổ sư Bon giáo Tây Tạng Shenrab Miwo, ông dùng đại bằng làm thú cưỡi, cũng có nguyên tố hình tượng chim. Hình tượng chim đều biểu thị họ có liên quan lớn với bầu trời, là từ trên trời xuống, bay đến một khu vực và sáng tạo văn minh.  Văn minh Tượng Hùng và Ai Cập cổ đại giống nhau, hoàn toàn không tìm thấy cái gọi là quá trình tiến hóa nào, khởi đầu đã là hình thái văn minh phát triển hoàn chỉnh, có đầy đủ chữ viết, y dược, triết học, nghệ thuật và kỹ thuật công trình. Cũng có nghĩa là, ở hai tầng diện vật chất và tinh thần, khởi đầu đã đủ để bảo đảm xã hội đó ở trong trạng thái khá cân bằng, sau đó trưởng thành phát triển ổn định.

Hơn nữa họ đều vừa mới khởi đầu về chính trị là bước vào hình thái quốc gia. Vị Thần khai sáng văn minh hoặc vị Tổ sư trở thành quốc vương đầu tiên. Thần Horus trở thành vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập, và trở thành vị Thần bảo hộ cho Ai Cập và các Pharaoh của các thời đại. Còn Shenrab Miwo cũng trở thành vị quân vương đầu tiên của nước Tượng Hùng cổ đại. Về tình tiết cụ thể, câu chuyện của Ai Cập và Tượng Hùng có những chỗ khác nhau. Văn minh Ai Cập cổ đại là do đội ngũ Thần sáng tạo ra, còn văn minh Tượng Hùng là công lao của một mình Tổ sư Shenrab Miwo. 

Câu chuyện khởi nguồn của những nền văn minh tương tự rất có thể là chỉ cùng một giai đoạn lịch sử. Điều này không phải là nói Thần Horus và Shenrab Miwo là cùng một người, nhưng phương thức họ triển khai công việc rất giống nhau, giống như là cầm bản thiết kế tương tự rồi lần lượt thực hiện các công việc theo kế hoạch vậy, chỉ là mỗi người vì ở các địa phương khác nhau, tình hình thực tế khác nhau mà có những điều chỉnh cục bộ mà thôi.Đó là phương thức phục chế văn minh kiểu hàng loạt.

Tổ sư là người ở đâu: Người Atlantis hay lục địa Mu?

Chúng ta tổng kết lại có 2 manh mối, gây ra mối nghi hoặc, đó là cội nguồn của văn minh Hùng Tượng Tây Tạng, rốt cuộc ở đâu?

 Một cột chỉ đường hướng về Atlantis, ngày nay là Đại Tây Dương. Bởi vì trong các thư tịch cổ có ghi chép về thành Khung Long Ngân và hình tượng thành phố Atlantis đều có cấu tạo những hình tròn đồng tâm hình bức xạ.

Một cột chỉ đường hướng về đại lục Mu, ngày nay là Thái Bình Dương. Có các tăng nhân Tây Tạng truyền thừa câu chuyện làm bằng chứng. Vậy nên tin vào cái nào? 

Ngoài ra còn có một người Mỹ đã đến Tây Tạng và Ấn Độ, ông tên là David Childress. Trong một cuốn sách ông xuất bản sau này cũng đã cho một manh mối. Ông nói rằng những năm thập niên 80 thế kỷ 20, ông đã đến Ấn Độ, và đã đến một thung lũng có tên là Lonac ở dãy núi Himalaya. Trên những vách núi dựng đứng nơi này có những tự viện gọi là Phuktal Gompa. Ông phát hiện ra trong nhưng tàng tư của tự viện có những thông tin liên quan đến đại lục Mu.

 Vị tăng nhân trụ trì tự viện nói với ông rằng, giáo dục công ở đại lục Mu là 12 năm, đại thể tương đương với giáo dục nước Mỹ từ tiểu học cho đến phổ thông trung học. Còn có trường học đặc biệt bồi dưỡng nhân tài đặc biệt gọi là học viện thứ 13. Người mà học viện này đào tạo là những đại sư tâm linh có năng lực đặc biệt. Tăng nhân này nói, từ sớm trước khi lục địa Mu bị phá hủy, những đại sư tâm linh mà học viện đào tạo đã được phái đi khắp các nơi trên thế giới để truyền Pháp. Học viện thứ 13 không bị hủy diệt cùng với sự nhấn chìm của lục địa Mu. Đại đa số các thành viên đều di cư đến dãy núi Himalaya. Họ đã sống sót ở khu vực lục địa cao nhất thế giới lúc bấy giờ, lưu giữ được tín ngưỡng tinh thần của họ. 

Vậy Shenrab Miwo, ông tổ khai sáng Bon giáo Tây Tạng có phải là một trong những đại sư tâm linh đương thời của đại lục Mu  may mắn sống sót không?

Kết hợp mấy manh mối này lại với nhau, dường như sự liên hệ giữa Shenrab Miwo và nền văn minh lục địa Mu mạnh mẽ hơn cả. Thế thì tại sao thành Khung Long Ngân trong truyền thuyết lại có tạo hình giống với Atlantis? Có lẽ trong nền văn minh nhân loại thời đó thì đây là kiểu kiến trúc thành phố phổ biến toàn thế giới. 

Sau khi Shenrab Miwo từ trên không trung hạ xuống Tượng Hùng, ông sử dụng tài nguyên vật liệu sẵn có địa phương, tùy theo năng lực sở trường người địa phương mà thực thi giáo hóa phù hợp, ông đã dung nạp tập tục Tát Mãn nguyên thủy của người bản địa vào thể hê của ông, và sáng lập ra Bon giáo Ung Trọng. Trước khi Phật giáo truyền vào Tây Tạng, Bon giáo Ung Trọng đã luôn là tín ngưỡng chủ lưu của khu vực Tuyết Sơn.

Nếu Bon giáo sinh ra trước đây hơn 10.000 năm, thế thì nó lâu đời hơn các tôn giáo hiện nay như Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo và những tôn giáo khác rất nhiều. Lịch sử của những tôn giáo này chỉ mới có mấy nghìn năm. Mật tông Tây Tạng hiện nay là do Đại sư Liên Hoa Sinh truyền từ Ấn Độ vào Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 7-8, so với Bon giáo thì còn muộn hơn rất nhiều. 

Bon giáo và Phật giáo Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền sử dụng rất nhiều đồ dùng, Pháp khí tôn giáo, đều có bóng dáng của Bon giáo lâu đời. Thang-ka nổi tiếng nhất trong Mật tông là đồ hình Ngũ phương Phật, rất có thể là sao chép từ Bon giáo, bì Bon giáo cũng có đồ hình tương tự, chỉ khác là tên của Thần linh Ngũ phương trong đồ hình khác nhau mà thôi. Ngoài ra, Pháp khí hình tạ tay trong tay  Shenrab Miwo chính là chày kim cương trong tay Thượng sự Mật tông ngày nay. Vết tích tạo hình của chày kim cương mượn từ Bon giáo rất rõ ràng.

Bon giáo và Phật giáo Tây Tạng đến nay đã rất khó phân chia rõ ràng rồi. Lịch sử chính là như thế. Phật giáo khi mới truyền vào Tây Tạng thì còn khá yếu, nên chủ động tiếp nhận truyền thống của Bon giáo, khoác cái áo khoác Bôn giáo. Nhưng đến khi Bon giáo yếu đi, thì Phật giáo Tây Tạng lại chủ động tiến về phía Phật giáo. Dần dần trong Bon giáo có thành phần Phật giáo, và trong Phật giáo Tây Tạng có thành phần Bon giáo.

Trong giáo pháp của Mật tông Tây Tạng ngày nay, những nội dung nào là từ Ấn Độ truyền đến, và những nội dung nào là từ Bon giáo, thì không ai có thể phân biệt được rõ ràng. Nhưng ngược dòng đến tận nguồn gốc, cội nguồn của nền văn minh Tượng Hùng có thể truy ngược về trên 10.000 năm trước, thì sự kế thừa của nền văn minh đại lục Mu thời kỳ trước, không chỉ là Cao nguyên Thanh Tạng, mà toàn bộ nền văn minh của khu vực từ Himalaya về phía Nam cũng khởi nguồn từ đó. Có lẽ nó thực sự là cội nguồn của Mật tông của khu vực Tuyết Sơn.

Trung Hòa
Theo kênh wenzhao

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP