Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cảnh báo thế giới đã bước vào một “thời kỳ rất nguy hiểm” khi biến thể Delta đã lan sang gần 100 quốc gia trên toàn cầu.
Cụ thể, cào ngày 2/7, trong một cuộc họp báo của WHO, ông Tedros cho biết “biến thể Delta COVID-19 đã được phát hiện ở ít nhất 98 quốc gia” và nó đang lây lan nhanh chóng, trang NTDTV cho hay.
Ông nói rằng biến thể Delta “rất nguy hiểm”, tiếp tục phát triển, đột biến và đang nhanh chóng trở thành chủng vi rút chủ đạo ở nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi đánh giá liên tục và “điều chỉnh cẩn thận phản ứng của sức khỏe cộng đồng”.
Biến thể Delta, được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái, sau khi quét qua châu u, nó lây lan sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hiện biến thể này là chủng lan nhanh nhất cho đến nay.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu u (ECDC), đến cuối tháng 8, tỷ lệ nhiễm vi rút biến thể Delta ở châu Âu sẽ đạt 90%, trở thành biến thể chính lây lan trong đại dịch châu Âu.
Hiện tại, nhiều quốc gia bao gồm Australia, Malaysia, Thái Lan và Indonesia đang buộc phải khởi động lại hoặc gia hạn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Các quan chức y tế công cộng ở Anh cho biết khả năng lây nhiễm của chủng Delta có thể cao hơn 50% so với vi rút biến thể (chủng alpha) xuất hiện ở Anh.
Các nhà khoa học tin rằng chủng đột biến Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 40% đến 80% so với chủng virus CCP được phát hiện ban đầu ở Vũ Hán.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ mới đây cho biết: “Hiện tại, virus biến thể Delta là mối đe dọa lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt”.
Trong số các trường hợp mới được xác nhận ở Hoa Kỳ, ít nhất 26% bị nhiễm chủng Delta. Hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng ở người lớn ở Hoa Kỳ là gần 67%.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại vắc-xin được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như vắc-xin Pfizer và vắc-xin AstraZeneca, vẫn giữ được mức độ hiệu quả đối với chủng Delta.
Hiện nay, 3 tỷ liều vắc-xin đã được phân phối trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia, tiêm chủng cho ít nhất 10% người dân ở tất cả các quốc gia càng sớm càng tốt, để bảo đảm rằng nhân viên y tế và những người có nguy cơ cao nhất được bảo vệ .
Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã bật đèn xanh cho sáu loại vắc-xin. Ngoài vắc-xin do Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca sản xuất, WHO còn phê duyệt vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hai loại vắc-xin Trung Quốc này chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận. Hầu hết các quốc gia ở Bắc Mỹ và Châu Âu chưa chấp thuận vắc-xin của Trung Quốc.
Theo dữ liệu của trang worldometter, tính đến ngày 3/7, đại dịch COVID-19 đã lấy đi sinh mạng của 3.983.658 người, toàn cầu ghi nhận 184.085.127 ca nhiễm, số trường hợp hồi phục là 168.472.989 người.
Theo ĐKN
Xem thêm:
VIDEO - Câu chuyện sinh tử của Thầy thuốc Đông y bị nhiễm Covid-19 tại Mỹ