Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?
Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?
Thứ năm, 26-12-2024 19:51, (GMT+07:00)
Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 4: Linh đan diệu dược nào giúp vượt qua thảm họa?
28-03-2020 16:27

Con người không tin Thần, nhưng Thần luôn tồn tại. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Virus Vũ Hán đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật gia giảng: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp vô tình mà hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...

Xem lại (Kỳ 1), (Kỳ 2), (Kỳ 3)

Dường như, ngoài sự huỷ diệt, nó có sứ mệnh thức tỉnh con người, nếu người ta còn có khả năng nhận ra và thức tỉnh, lắng nghe thông điệp mà có lẽ Thượng đế, ông Trời hay Thần Phật đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng...

Những ngày này, bao trùm thế giới là một cuộc khủng hoảng mang tên nỗi sợ, ám ảnh trong những con số người nhiễm bệnh, tử vong tăng lên từng giờ. Bất kể họ là ai ở quốc gia nào. 

Nhưng ai sinh ra trong đời thì đều cũng một lần chết như nhau. Nếu không bị chết vì đại dịch thì người ta cũng phải chết, vào lúc nào đó. Vậy tại sao cái chết lại đáng sợ như vậy? Tại sao cái chết trong đại dịch này lại đáng sợ như vậy?

Nghĩa cái chết

Xét cho cùng cuộc đời con người, nếu sinh ra để rồi thấp thỏm trong lo âu cho đến một ngày cái chết đến, thì sự sinh ra trong đời chẳng phải bản thân nó đã là một điều đáng sợ? Nếu thế thì sao người ta lại vui mừng vì sự sinh bởi rốt cuộc một ngày thần chết cũng đến?

Nếu đã biết không ai có thể thoát khỏi cái chết thì chi bằng thẳng thắn đối diện với nó, bóc tách nó ra xem sự thật về cái chết là gì. Phật gia giảng rằng: muốn vượt quan sinh tử, thì phải buông bỏ nỗi sợ sinh tử. 

muốn vượt quan sinh tử, thì phải buông bỏ nỗi sợ sinh tử. 
Muốn vượt quan sinh tử, thì phải buông bỏ nỗi sợ sinh tử. (Ảnh: Shutterstock)

“Để học được những bài học quan trọng của cuộc đời, mỗi ngày bạn phải vượt qua một nỗi sợ nào đó” ( Ralph Waldo Emerson)

Con người sợ chết bởi vì người ta tin rằng chết là hết, quãng đời tươi đẹp trên trần thế đã kết thúc và thế giới sau cái chết là điều gì đó mơ hồ mà người ta không biết được.

Đôi khi người ta nghĩ nhiều về cái chết mà quên đi cuộc hành trình bắt đầu của sinh mệnh. Để hiểu về cái chết, cần bắt đầu từ khởi nguồn của sự sinh. 

Đời người có ba câu hỏi lớn: Ta là ai, từ đâu tới, sẽ đi về đâu?

Có lẽ không ít người từng tự hỏi: Ta từ đâu đến thế giới này, sự tồn tại của ta ở nơi đây có nghĩa gì, và sau khi chết ta đi về đâu? 

Chủ nghĩa vô thần với học thuyết tiến hoá cho rằng con người là một loài được tiến hoá từ vượn. Chết là cùng tận của sự sống. Cuộc sinh tử là một cuộc hợp tan, không có nghĩa gì đối với ai cả, vì trước khi sống là hư không, sau khi chết cũng là hư không mà thôi.

Vì thế, cuộc đời không có ý nghĩa gì hơn việc hưởng thụ vật chất, danh lợi, tình, đó chính là toàn bộ niềm vui, hạnh phúc khi sống trên thế gian. Họ cho rằng chết là hết, nên cũng không lo chuyện nhân quả luân hồi, vì không tin rằng có kiếp sau. Vì thế mà đời này phải làm mọi điều để thu vén tiền tài danh lợi, thoả mãn dục vọng bởi đó là bản năng phần “con" vốn từ vượn tiến hoá mà thành. 

Người vô thần theo chủ nghĩa duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Chính vì thế khi sống phải hết sức hưởng thụ, bởi vì chết đi rồi thì chẳng hưởng thụ được gì nữa. 

Chủ nghĩa hữu thần, với đức tin vào Thượng Đế, Thần Phật, tin rằng sinh mệnh mình được tạo ra từ Thần, với hình dạng giống như Thần và những phẩm chất khiến con người là Người chứ không phải là động vật như vượn. Chính vì thế mà con người có Nhân tính (chứ không phải bản năng động vật), là những phẩm tính tương thông với Thần, do Thần phú cho và sau khi chết, tuỳ theo nhân quả trong đời này mà đến Địa ngục hay Thiên quốc. 

Người vô Thần, chỉ tin vào chủ nghĩa duy vật, khoa học thực chứng, cái gì nhìn thấy bằng mắt thì họ mới tin, tôn sùng thế giới hữu hình vật chất. Khi không tin vào Thần, không có gì để ràng buộc câu thúc đạo đức, điều gì cũng dám làm, khiến cho con người dễ dàng đánh mất đạo đức và lương tâm, đạo đức xã hội vì thế mà ngày một lao dốc không phanh, đủ thứ gian dối, lừa đảo, tham nhũng, phóng túng dục vọng, tranh đấu, đầu độc, sát hại lẫn nhau… Người vô thần xem mọi điều đều là ngẫu nhiên, hên xui. Vì thế nên không cần lo sống tích đức, tạo phúc, chẳng sợ gây ác nghiệp. Khi có sự không may hay bất trắc xảy đến cho rằng do xui xẻo, chứ không phải do nhân quả mình tạo thành, vì thế họ luôn trách đời, oán người. 

Người theo thuyết hữu thần coi bản thân mình là một sinh mệnh do Thần tạo ra, trong mỗi người đều có sẵn Phật tính, và cuộc đời là sự tu dưỡng đạo đức, tinh thần, theo tiêu chuẩn Đạo của vũ trụ, lấy lời răn dạy của Thần Phật mà ước thúc dục vọng, hành vi. Họ tin con người có hai phần, linh hồn và nhục thân. Linh hồn vĩnh viễn bất diệt, chỉ có nhục thân là tan rã khi chết đi. Đời người chẳng qua là một độ đường của linh hồn. Lúc chết là lúc linh hồn rời xác-thịt mà siêu lên một cõi cao hơn cõi trần thế. Chết không phải là một sự cùng tận, thực là một sự bắt đầu, bắt đầu một cuộc đời mới thuộc về linh hồn.

Cuộc đời của người có Đức tin vào Thần Phật là một hành trình tu luyện.
Sau khi chết, con người tuỳ theo nhân quả trong đời này mà đến Địa ngục hay Thiên quốc.  (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Cầu Phật đã hẳn là tin Phật? 

Khi thảm hoạ đến, đối với người vô Thần, những cái họ truy cầu là vật chất danh lợi trở nên vô nghĩa, thì trong họ là một sự trống rỗng lớn lao về tinh thần, không có một chốn nương náu cho tâm hồn, một điểm tựa về tinh thần để hiểu được những gì đang biến động, và cũng không biết phải làm gì để vượt qua…

Họ lại tiếp tục hy vọng vào sự may rủi của số phận, cầu xin Thần Phật cứu giúp, nhưng đúng hơn là họ chỉ cầu Thần Phật đáp lại những van xin may mắn lợi lộc cho họ mà thôi. Ngay trong tâm điểm dịch bệnh, người ta vẫn ùn ùn kéo lên phủ Tây Hồ để cầu khấn, lễ lạt, mong tránh khỏi tai hoạ bất ngờ.

Đông Nhạc Thánh Đế có lời dạy:

"Trời đất không có riêng tư, thần minh luôn soi xét người đời. Chẳng vì cúng tế mà ban phước cho ai.  Phàm người chớ nên ỷ lại điều đó mà đắc ý."

Nếu tin có Thần thật thì họ sẽ hiểu rằng, “trên đầu ba thước có thần linh", rằng “người đang làm thần đang nhìn" mọi hành vi hằng ngày trong suốt cuộc đời mình đều có Thần Phật dõi theo, bất kể cầu nguyện thế nào nhưng làm điều xấu thì chẳng có Thần Phật nào chiếu cố. Con người thường lấy dạ phàm mà đo lường tâm Phật. Jesus giảng “con tin ta có thể đến thế giới thiên quốc", điều đó có nghĩa là: con tin lời ta răn dạy mà hành xử thì mới có thể đến thế giới thiên quốc được. 

Không tin có Thần không tin nhân quả, nên dám làm đủ thứ phỉ báng Thần Phật. Họ làm ra những cái như là Buddha bar, lấy hình tượng Phật làm nơi giải trí, uống rượu, quán hút Shisha, Spa, Club...

Buddha bar mấy ngày nay nổi tiếng Việt Nam vì là ổ dịch lây nhiễm Covid lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Có gần chục bệnh nhân nhiễm bệnh ở đây sau khi một người Anh là phi công Vietnam Airlines ghé chơi. Còn ở Châu Âu, thành phố nào có Buddha Bar đều là top đầu thế giới về lây nhiễm Covid. Từ Paris - Pháp cho đến London - Anh, Madrid - Tây Ban Nha. Các nhà hàng, quán bar, spa, hotel của chuỗi thương hiệu này đều thông báo đóng cửa và đều là ổ dịch lớn. Hiện thực bày ra trước mắt liệu người ta đã tin Nhân quả? 

Không tin Thần Phật nên họ lấy hình tượng Phật làm nơi giải trí
Không tin có Thần không tin nhân quả nên họ dám lấy hình tượng Phật làm nơi giải trí. (Ảnh: FB Hoa Vũ)

“Tai họa không vào cửa nhà người có đức” 

Người hữu thần tin rằng Thần Phật từ bi cứu độ chúng sinh, nhưng tất nhiên chỉ cứu độ người có niềm tin thực sự vào Thần Phật. Niềm tin đó cũng không phải đơn giản là nói suông mà còn phải tu dưỡng nhân tâm và hành vi theo các tiêu chuẩn mà Thần Phật răn dạy. Thích Ca Mâu Nhi thủa xưa để lại Giới-Định-Huệ, có chiểu theo điều mà Thích Ca giảng đương nhiên mới có thể là đệ tử của ngài. Ngày nay, hàng trăm triệu người trên thế giới theo đuổi các giá trị của môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Đại Pháp, theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn, cũng là đức tin của họ vào môn tu luyện, có thể khiến đời sống của họ trở nên an lạc thăng hoa về tinh thần.

Người hữu thần tin rằng Đạo đức là thứ duy nhất phân biệt con người với động vật. Sự tồn tại của con người mà không phải đi kèm nhân tính thì con người có khác chi loài vật, và như thế thì duy trì cuộc sống với danh nghĩa con người chẳng phải là phí hoài một sinh mệnh được Thần ban cho sự sống trên Trái đất này?

Cái chết đối với họ không phải là sự kết thúc mà chỉ là thời điểm chuyển giao, nhưng họ biết rõ 2 ngả đường của cuộc chuyển giao đó là Thiên đàng hay Địa ngục, vì thế trong kiếp này họ sống với tiêu chuẩn đạo đức cao thượng để chọn con đường về Thiên giới, nơi mà từ đó Thần đã giúp họ chuyển sinh đến thế gian làm một kiếp con người. Chính đức tin đó cho họ niềm tin vào những giá trị đạo đức tốt đẹp. Người tu luyện có câu: “Triêu văn đạo tịch tử khả tử” (Sáng nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng). 

Họ sống một cuộc đời thanh thản, an yên tự tại, bởi vì thế giới nội tâm họ luôn được bồi đắp các giá trị tinh thần, thấu suốt mọi lẽ theo Thiên lý, họ biết rõ từ đâu mình đến thế giới này, và mình sẽ đi về đâu trong hành trình tiếp theo của sinh mệnh.

"Trời thì chỉ lắng nghe mà không tiếng động. Màu thì xanh thẩm tìm chổ nào cho ra? Trời cũng chẳng cao mà cũng chẳng xa. Mà tại nơi lòng người. Lòng người sanh một niệm. Thì trời đất điều biết hết. Việc thiện ác tuy chưa có quả báo. Đừng cho là trời đất có ý riêng tư. (Thầy Thiệu Khang Tiết)

Người tin Thần đón nhận mọi sự với sự bình tĩnh, bởi vì họ biết rõ biến động của thiên tượng là không hề ngẫu nhiên, đều là nhân quả nghiệp báo của con người. Khi thảm họa đến, họ biết rằng đó là cuộc thẩm phán của Thượng đế về những lỗi lầm của con người. Bởi tin có quả báo nên họ sẽ một lòng sám hối, soi xét lòng mình xem mình đã làm những điều sai trái gì, thành tâm mong muốn sửa đổi, cầu xin Thần Phật cho ho cơ hội sửa sai. Khi con người còn muốn làm người tốt thì Thần Phật mới cho họ cơ hội. 

Người theo chủ nghĩa duy vật sẽ mãi mãi không thể giải thích những biến động của đời sống, cho rằng mọi sự ngẫu nhiên, họ cũng không thể thanh thản bình tâm khi đối diện với giông bão. Tâm họ ngập tràn một nỗi sợ hãi hoang mang không biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. 

"Minh triết truyền thống đã có câu trả lời đầy đoan chắc: Hạnh phúc của con người là đi lên cao hơn, phát triển được những tính năng cao cả nhát, đạt được tri thức của các sự vật, cao hơn và cao nhất, và nếu cso thể thì được nhìn thấy Thượng đế. Nếu con người đi xuống thấp hơn, chỉ phát triển  những tính năng thấp hàn hơn và con người cùng chia sẻ với động vật, khi ấy  con người sẽ khiến cho bản thân mình bất hạnh sâu sắc, thậm chí rơi vào tuyệt vọng" (E.F Schumacher)

Người hữu thần tin rằng Thần Phật
Người tin Thần đón nhận mọi sự với sự bình tĩnh, bởi vì họ biết rõ biến động của thiên tượng là không hề ngẫu nhiên. (Ảnh: Minghui.org)

Con người dù tin vào Trời hay không, thì Đạo vẫn vận hành mà không cần ai cho phép

Tất nhiên dù con người có tin vào Thần Phật hay không, thì vũ trụ vẫn vận hành theo Đạo vô hình bao trùm khắp vũ trụ: 

Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vận hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là Đạo. (Lão Tử, Đạo đức kinh)

Vũ trụ luôn vận hành theo quy luật Thiên Lý, việc của người là đem nhân Đạo hoà hợp với Thiên Đạo, bỏ Ác theo Thiện, Trời là vị Thần điều hoà luật Nhân Quả, và mọi sự trên đời dù với một cá nhân, một quốc gia đều không nằm ngoài nhân duyên, gieo Thiện được Lành, gieo Ác nhận Báo ứng.

Điều mà người hữu Thần ‘mê tín’, chính là niềm tin và các giá trị đạo đức cốt lõi của Thần Phật, Nhân-Quả, Nghiệp-Đức. Như vậy thì sự mê tín đó sai lầm hay kẻ gieo rắc chủ nghĩa vô thần khiến con người không còn tin vào Thần Phật là đúng đắn?

Chủ nghĩa vô thần là nền tảng của chủ nghĩa duy vật tôn thờ khoa học thực chứng, đẩy con người đi quá xa với ảo tưởng chinh phục vũ trụ, thúc đẩy các phát minh huỷ hoại Trái Đất, tạo ra các chất hoá học gây độc hại, sáng chế ra các loại vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân huỷ diệt nhân loại. 

Thế giới ngày nay chìm đắm trong chủ nghĩa vật chất, tàn phá tự nhiên, phóng túng dục vọng, tạo ra đủ thứ hàng giả và giá trị giả, truyền thông giả dối. Người ta lấy giả dối làm nền tảng, lấy bất nhân bất nghĩa là thủ đoạn kiếm lợi, không còn niềm tin vào Thần, sẵn sàng bất kính báng bổ Thần Phật, đó chính lý do người ta ngày càng trở nên xấu, ác, phát triển đầy ma tính, đạo đức xã hội vô cùng bại hoại. Như vậy khi thảm hoạ đến, hãy tự hỏi xem liệu Thần Phật có bảo hộ con người không khi chính con người đã rời xa Thần?

Thời thế mà các giá trị đảo lộn, người tin vào đạo đức cao thượng thì bị phỉ báng, cười nhạo, vu khống. Khi không tôn thờ sự thật, không bảo vệ sự thật, thì cái ta nhận được chỉ có thể là dối trá. 

Khi không còn niềm tin vào Thần Phật, tai hoạ ập đến liệu Thần Phật có bảo hộ con người? (Ảnh: Shutterstock)

Nhà khoa học lỗi lạc nhất như Einstein, cuối cùng đã nhận ra:

“Đừng quên rằng, chỉ tri thức và kỹ năng thôi không thể dẫn dắt loài người đến một cuộc sống hạnh phúc và có phẩm giá được, Những người khai sinh ra các chuẩn mực và giá trị đạo đức cao quý luôn xứng đáng được nhân loại đề cao hơn những người không khám phá ra chân lý khách quan. Những gì nhân loại chịu ơn những nhân cách như Đức Phật, Moses, và Jesus đối với tôi có vị trí còn cao hơn tất cả thành tựu của những bộ óc khám phá và phát minh. 

Chúng ta phải bằng hết sức mạnh bảo vệ và giữ cho sống mãi những gì mà những con người thiêng liêng này đã trao tặng chúng ta, nếu nhân loại không muốn đánh mất phẩm giá, sự tồn tại yên bình và niềm vui trong cuộc sống”.

Thiên đường mặt đất hay Địa ngục nhân gian

Cũng không ngẫu nhiên mà đại dịch phơi bày ra tất cả nhân tâm, những ngóc ngách bí mật đen tối của cá nhân hay dân tộc. Điều đó nói nên rằng đại dịch nhắm vào nhân tâm. Mỗi người đều trở thành nguy cơ một ổ dịch. Đó là lời nhắc nhở chúng ta rằng nhân tâm mỗi người đều đang mang bệnh. Và như thế thì Trái Đất chẳng phải đang bị bao phủ bởi nghiệp lực do con người gây ra hay sao. Thảm họa khắp thế giới đâu phải vô tình.  

Dorothy Sayers, một trong những nhà bình giải Dante (Hài kịch Thần linh) đã viết về tình cảnh địa ngục của con người như thế này:

“Nói rằng Địa ngục là bức tranh về xã hội loại người ở trong tình trạng tội lỗi và đồi bại, ai cũng sẵn sàng đồng ý. Vì chúng ta ngày nay đều được thuyết phục rõ ràng rằng xã hội đang ở trên còn đường xấu và không tất yếu tiến hoá lên theo hướng hoàn hảo, chúng ta thật khá dễ dàng nhận ra được các giai đoạn khác nhau mà trải qua chúng, tình trạng đồi bại thật sâu đã đi đến được. Thói phù phiếm thiếu đức tin trong đời sống, thái độ buông trôi đạo đức, tiêu thụ tham lam, vô trách nhiệm về tài chính, tính khí xấu không được kiểm soát; một chủ nghĩa cá nhân khăng khăng giữ ý kiến của mình và khó sửa chữa; bạo lực, cằn cỗi, thiếu tôn trọng đời sống và tài sản kể cả tài sản của chính mình; lạm dụng tình dục, ngôn ngữ bị mất phẩm chất bởi quảng cáo và tuyên truyền, thương mại hoá tôn giáo, xúi giục các trò mê tín dị đoan và tác động tới trí óc người ta bằng kích động đám đông và “gắn bó mê hoặc" thuộc đủ loại, mua chuộc và lôi kéo theo đường dây trong các công vụ, đạo đức giả, bất lương, trong các chuyện vật chất, bất lương trí tuệ (intellectual dishonesty), xúi bẩy bất hoà (giai cấp chống lại giai cấp, quốc gia chống lại quốc gia) vì cái điều mà người ta có thể từ bỏ nó, làm giả và phá hoại tất cả các phương tiện giao tiếp, khai thác những cảm xúc đám đông thấp hèn nhất và ngu xuẩn nhất; phản bội lại ngay cả những quan hệ ruột thịt, đất nước, bạn bè thân, lời thề trung thành, đây là tất cả những giai đoạn có thể nhận ra được, đã dẫn đến cái chết giá lạnh của xã hội và dập tắt đi tất cả các mối quan hệ văn minh"
(Dorothy L Sayers, Những bài dẫn nhập về Dante, London 1954)

Cảnh Địa ngục được viết cách đây nửa thế kỷ, có hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong chính xã hội ta đang sống hiện nay?

Cảnh Địa ngục được viết cách đây nửa thế kỷ của Dorothy L Sayers (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Sự cứu rỗi bắt đầu từ việc sám hối

Tin theo chủ nghĩa vô Thần, con người tự mình huỷ hoại nhân tính, đồng hoá bản thân với các đặc tính của ma, nghĩa là buông bỏ thần theo ma quỷ, mà ma quỷ có mục đích là để huỷ hoại con người. Nếu con người đã không muốn làm Người như nguyên bản sinh mệnh mà Thần ban cho, thì Thần có lý gì mà lưu lại đây? 

Sách Tố thư viết:
Suy đời xưa xét đời nay. So sánh nhau thì chẳng lầm. Muốn biết điều tương lai. Trước hãy xét việc đã qua.

Virus nhắm vào nhân tâm thì linh đan diệu dược cũng chính là từ tâm mà trị. Thần Phật luôn từ bi cấp cho con người cơ hội. Thượng đế đang sắp đặt lại trật tự thế giới. Nhân loại nếu có thể thức tỉnh, chân tâm hướng thiện, tìm lại chính mình trong nguyên bản là một sinh mệnh do Thần tạo ra,  sám hối xét lại lòng mình, lấy Đạo đức làm nền tảng, Đức tin là kim chỉ nam... đó chính là con đường để con người vượt qua đại nạn, mới có cơ may được Thần bảo hộ. Đại thảm họa thực chất chính là một Cuộc Phán Xét của Thần Phật, Thượng đế với đạo đức mỗi người mà thôi.

Con người có khả năng miễn nhiễm với bệnh tật bằng sức đề kháng tự nhiên. Điều đó y học chưa lý giải được. Thực ra bởi vì con người là anh linh của vạn vật, được Thần Phật tạo ra, nên đã mang trong mình Phật tính, chỉ là trong dòng chảy tha hoá, đã bị danh lợi tình phủ kín nhân tâm, nghiệp lực phủ kím thân tâm thì bản tính cũng không còn. Nay nếu ta biết thức tỉnh, chân tâm hướng Phật, để trong tâm mình tràn đầy Phật tính, thì đó chính là linh đan diệu dược Thần đã trao sẵn trong mỗi người, cũng là những sinh mệnh sẽ được Thần lưu lại qua kiếp nạn.

Chữ tâm (心) có ba cái chấm giống như ba ngôi sao. Cái vòng ở dưới giống như mặt trăng nghiêng. Mở lòng che nó ra thì thấy được chữ tâm. Nên thành Phật dụng tâm mà nên, chẳng phải bởi cái gì khác (Thầy Trần Hy Di( 871-989 ) 

Virus truyền đạt một ẩn dụ: Những cái không nhìn thấy không có nghĩa là nó không tồn tại. Con người không tin Thần, nhưng Thần luôn tồn tại, về thế giới vô hình chỉ nhìn thấy được nếu con người giữ được Đức tin. Hãy lấy linh đan diệu dược Thần đã trao sẵn cho mỗi người.

>> Xem "Thời Khắc Nguy Nan" - Phim ngắn không thể bỏ qua trong đại dịch

Đường Thư

Theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP