Virus Vũ Hán đã lan rộng đến Hoàng gia Ả Rập Saudi với 150 thành viên hoàng gia được cho là đã nhiễm Covid-19.
Theo tờ The New York Times ngày 8/4, cháu trai vua Salman, Hoàng tử Faisal bin Bandar bin Abdulaziz Al Saud, được xác nhận đang được chăm sóc đặc biệt do các biến chứng của Covid-19.
Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Hãy xem nhận định này đúng không đối với Ả Rập Saudi.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Ả Rập Saudi và chính quyền Trung Quốc được cho là có mối quan hệ vững chắc về kinh tế. Ả Rập Saudi là nhà sản xuất dầu và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, khi nhập khẩu 70% lượng dầu thô mà Ả Rập Saudi tinh chế, đồng thời cũng là nước có mức tiêu thụ chiếm gần một nửa mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của nước này.
Vào tháng 1/2016, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Ả Rập Saudi. Trong chuyến công du của ông Tập, Trung Quốc và Ả Rập Saudi đã thỏa thuận tăng cường quan hệ song phương và nâng tầm thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trong chuyến công du này, một loạt các thỏa thuận đã được ký kết bao gồm các lĩnh vực như năng lượng, truyền thông, môi trường, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Tiếp theo, vào tháng 3/2017, Quốc vương Salman trong một chuyến công du tới Trung Quốc đã chứng kiến việc ký kết các thỏa thuận giữa hai nước trị giá tới 65 tỷ USD.
Ngoài ra, vào tháng 11/2019, cả hai nước đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đỏ. Theo báo chí của Ả Rập Saudi, cuộc tập trận nhằm mục đích “xây dựng niềm tin, tăng cường hợp tác giữa Hải quân Hoàng gia Ả Rập và Hải quân Nhân dân Trung Quốc, trao đổi và phát triển kinh nghiệm trong lĩnh vực chống khủng bố hàng hải và cướp biển”.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Theo Tập đoàn Oxford Business Group (OBG), một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Ả Rập Saudi là quốc gia có số lượng dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) cao thứ tư theo khối lượng (106) và cao thứ hai theo giá trị (195,7 tỷ USD).
Cụ thể, vào ngày 14/2/2019, Powerchina, nhà thầu EPC lớn nhất của Trung Quốc tại Ả Rập Saudi đã thắng thầu dự án xây dựng giám sát đường bộ của Ả Rập Saudi.
Tiếp theo, vào ngày 22/2/2019, Saudi Aramco thuộc sở hữu của chính phủ Ả Rập Saudi đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh với tập đoàn Trung Quốc Norinco để phát triển một khu phức hợp lọc hóa dầu tại thành phố Panjin, một dự án trị giá hơn 10 tỷ USD.
Tương tự, vào ngày 24/2/2019, Công ty Nhà ở Quốc gia Ả Rập Saudi (NHC) và Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC) đã ký một thỏa thuận trị giá 666,7 triệu USD để xây dựng hơn 5.000 đơn vị nhà ở tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Saudi.
Theo cơ quan Đầu tư Tổng hợp Ả Rập Saudi (Sagia), vào ngày 27/2/2019, Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã ký 35 biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá hơn 28 tỷ USD. Các thỏa thuận đã được thống nhất tại Diễn đàn Đầu tư Ả Rập – Trung Quốc tại Bắc Kinh, nơi có sự tham dự của Hoàng tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud và một số Bộ trưởng cao cấp khác bao gồm Khalid al-Falih, Bộ trưởng năng lượng của vương quốc.
Chào đón Huawei
Năm 2018, Công ty Viễn thông Saudi (STC) đã đồng ý triển khai mạng 5G với Tập đoàn Huawei. Và đến tháng 1/2019, Huawei Ả Rập Saudi chính thức khai trương phòng trưng bày đầu tiên tại thủ đô Riyadh, được cho là tiền đồn lớn nhất của tập đoàn Huawei ở Trung Đông.
Tháng 2/2019, Công ty Viễn thông Ả Rập Saudi đã ký hợp đồng “Dự án Khát vọng” với Huawei, trong đó sẽ hiện đại hóa mạng không dây E2E và xây dựng mạng 5G.
Zain KSA, một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu ở khu vực Trung Đông và là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực viễn thông Ả Rập Saudi, đã ra mắt dịch vụ 5G trên toàn quốc thông qua mạng 5G do Huawei cung cấp vào tháng 10/2019.
Mở Viện Khổng Tử
Vào ngày 10/6/2019, Đại học danh tiếng King Saud (KSU) của Ả Rập Saudi đã đồng ý xây dựng Học viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
Quyết định này của trường Đại học King Saud được cho là đi ngược lại xu thế chung khi vào thời điểm đó, nhiều quốc gia và trường đại học trên thế giới đã đóng cửa Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Tính đến tháng 7/2019, ít nhất 13 trường đại học ở Mỹ đã bỏ Học viện Khổng Tử. Các trường đại học ở Đức, Pháp, Thụy Điển và Canada cũng liên tục cắt đứt hợp tác với viện này.
Các viện Khổng Tử được biết đến như một công cụ của Bắc Kinh để phát triển sức mạnh mềm của họ ở nước ngoài và tiến hành các hoạt động gián điệp.
Ông Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Anh đã viết trong một bài báo đăng trên tờ Daily Mail rằng: “Sự thật là đại dịch virus corona đã tiết lộ những gì mà nhiều người trong chúng ta đã biết trong nhiều năm rằng, sự phụ thuộc kinh tế của chúng ta vào Trung Quốc làm giảm sự tự chủ và phải trả giá rất cao”.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch và biên tập