Vì sao người trẻ không thích Tết?

Vì sao người trẻ không thích Tết?

Vì sao người trẻ không thích Tết?

Vì sao người trẻ không thích Tết?

Vì sao người trẻ không thích Tết?
Vì sao người trẻ không thích Tết?
Thứ bảy, 28-12-2024 03:16, (GMT+07:00)
Vì sao người trẻ không thích Tết?
21-01-2020 09:52

Ngày nay, dường như chỉ những người cao tuổi mới để tâm đến ngày Tết, vừa tất bật chuẩn bị đồ dùng năm mới, vừa dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Những người trung niên về cơ bản cũng không mấy động tâm, và cũng không có sự chuẩn bị gì đặc biệt. Đối với nhiều người trẻ mà nói, Tết dường như không còn hứng thú, ngược lại, còn trở thành áp lực và gánh nặng tư tưởng. Vì sao người trẻ không thích Tết?

(Ảnh: Shutterstock)

Có một phần lớn người trẻ thậm chí còn không thích Tết, thậm chí còn không muốn về nhà ăn Tết. Hơn nữa xu hướng này ngày càng rõ nét. Do vậy, năm mới đã xuất hiện một thứ văn hóa mới, gọi là Tết ngược hướng. Ý nói rằng, mỗi khi Tết đến xuân về, những người trẻ tại các thành phố lớn không về quê nữa, ngược lại còn xuất hiện tình trạng cha mẹ đi tàu hỏa tới thành phố lớn đón Tết cùng người trẻ.

Kỳ thực, đây là kết quả tạo thành do sự phát triển kinh tế và đô thị hóa. Những nơi càng phát đạt, không khí đón Tết càng nhạt nhẽo. Ngược lại những vùng nông thôn rộng lớn, không khí Tết khá đậm đà. Với cục diện kinh tế hiện tại, đại gia đình đã trở về 0. Bình thường các thành viên trong gia đình đã phân tán tại khắp nơi, thậm chí là các nước, hễ Tết đến, mới quây quần trong khoảng thời gian trùng phùng ngắn ngủi này. Rất nhiều bạn bè, họ hàng thân thích, mỗi năm mới gặp một lần, bình thường căn bản không có liên hệ gì. Điều này vô tình tăng thêm gánh nặng kinh tế và tư tưởng cho những người trẻ.

Trước tiên người trẻ không thích Tết vì ghét phải “săn” vé tàu, vé xe về quê. Nhu cầu đi lại bùng phát trong một khoảng thời gian ngắn, vậy nên hàng năm đều tái diễn cảnh tranh cướp vé tàu, vé xe, khiến giá vé đều tăng. Thậm chí không nhanh chân, dẫu giá cao, cũng chẳng thể mua được vé về quê.

(Ảnh: Shutterstock)

Thứ hai, là ghét chuyện quà cáp. Lễ lạp quá nhiều, lại đi làm xa, nên mỗi lần về quê, người trẻ lại phải lo lắng tới chuyện áo gấm về làng. Nếu bạn tay không về quê, sẽ bị họ hàng coi thường. Vậy nên rất nhiều người đã tiêu cả vài tháng lương mua quà cáp. Cô dì chú bác, ít nhiều gì cũng phải có chút quà, hơn nữa còn không được quá bèo bọt. Nhưng những đồng tiền này có thể là tiền mồ hôi công sức của bản thân tích cóp được, qua một cái Tết là nhẵn túi. Điều quan trọng nhất là, việc tặng quà không phải lúc nào cũng xuất phát từ tâm nguyện, mà chỉ là chạy theo xu thế. Vậy nên mới cảm thấy tiêu tiền như vậy thật oan uổng.

Thứ ba là ghét tụ họp ăn uống, lại càng sợ phải lì xì cho trẻ nhỏ. Thường thì dịp Tết đều là lúc mọi người dùng bữa với những người họ hàng khác nhau. Rất nhiều người một năm cũng chẳng gặp được một lần, nếu không có danh nghĩa là họ hàng, thì có lẽ những người này cả đời bạn cũng chẳng thăm hỏi, qua lại lấy một lần. Cho nên với danh nghĩa này, bạn đành phải cố gắng hoàn thành nghĩa vụ.

Chẳng biết nói gì cũng phải kiếm chuyện mà nói, đều là những lời lẽ vô cùng khách khí. Bởi ít khi gặp gỡ, nên chủ đề trò chuyện thường trên trời dưới biển, hầu như ít ăn nhập. Bầu không khí thường trở nên gượng gạo, nên chẳng biết hỏi gì ngoài việc hỏi han đã kết hôn, sinh con chưa, lương lậu bao nhiêu tiền một tháng. Nói những chuyện này lại càng khiến người trẻ càng thêm ngán ngẩm. Hơn nữa mục đích của những người họ hàng này, đôi khi không phải vì muốn tốt cho bạn, mà là hy vọng bạn sống không mấy tốt đẹp, nhân đó dạy dỗ bạn vài lời, nhằm tạo cảm giác ưu việt nhất định cho bản thân.

Thứ tư không thích Tết là vì ghét sự so sánh. Tới thăm họ hàng, bè bạn, tiệc rượu xong xuôi, mọi người lại bắt đầu so sánh, chuyện này hầu như đã trở thành một thông lệ. So nhà cao cửa rộng, bì thu nhập, con cái… Những gì có thể so được thì so, hơn nữa đây đều là những vật ngoài thân, điều này khiến những người trẻ cảm thấy rất khó chịu, áp lực tâm lý vô cùng lớn. Nhưng kỳ thực, rất nhiều thứ chưa hẳn đã là sự thực, chỉ là những lời khoác lác mà thôi.

Kỳ thực, đối với người hiện đại mà nói, ngoài cha mẹ ra, thì hầu như không có mấy mối thân tình sâu đậm với họ hàng, thân thích. Kỳ thực Tết tụ họp chẳng những lãng phí tiền bạc, tâm huyết, thậm chí còn khiến tâm trạng người trẻ rơi vào tình trạng tồi tệ. Cho nên rất nhiều người không muốn về nhà ăn Tết, mà chỉ muốn đón cha mẹ lên thành phố. Nhưng đứng ở góc độ của cha mẹ, thì chẳng ai muốn vậy cả.

Bản thân cha mẹ đều thích lề lối cũ, thích tụ họp ăn uống. Họ cảm thấy vui vẻ khi đi thăm hỏi họ hàng, thích quây quần con cháu. Người trẻ vì để tâm tới thể diện của cha mẹ, quan tâm tới cảm thụ của cha mẹ nên mới về nhà và chọn cách nhẫn chịu, nhưng trong tâm lại không hề vui vẻ.

Tóm lại, ăn Tết bản thân nó vốn là một tập tục nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp cần coi gia đình là những đơn vị cùng hợp tác, vậy nên mới có khái niệm gia tộc, và cần duy trì liên hệ theo phương thức gia tộc. Nhưng sau này tiến vào thời đại công nghiệp, đô thị hóa bắt đầu, nên kỳ thực đã không cần tiếp tục duy trì những mối quan hệ này. Chỉ vì lúc này con cháu trong nhà khá đông, nên mối quan hệ gia đình cũng trở nên náo nhiệt hơn. Đặc biệt là nhà con trưởng thường cố ý duy trì mối quan hệ dòng tộc này.

Cùng với thời hiện đại, những cậu ấm cô chiêu con một đã cận kề tuổi trung niên, nên xu thế này dần thay đổi. Những buổi tụ hội giữa những người họ hàng xa lắc xa lơ ngày càng thưa thớt. Mô hình đại gia đình ngày thêm mai một, gia đình nhỏ ngày càng nhiều. Lúc đó bầu không khí gia đình sẽ ngày càng thay đổi. Cho nên người trẻ cũng không phải buồn phiền vì Tết, người già cũng không phải cảm thấy hương vị Tết nhạt nhẽo. Bản thân điều này là kết quả do sự thay đổi trong kết cấu xã hội hiện đại tạo nên như vậy.

Lê Minh - Theo Trí Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP