Trên thế gian điều gì là khó được nhất?
Một hôm vào thời Đức Phật còn tại thế, có 3 vị tỳ kheo đàm luận với nhau: Trên đời này thứ gì là khó đắc được nhất?
Vị thứ nhất nói: “Trên đời này, khó đắc nhất là thanh xuân mãi mãi, khỏe mạnh trường thọ. Một người dù cho gia tài bạc triệu, nhưng lúc già bệnh đến, rốt cuộc muốn vui vẻ hưởng thụ cũng không được”.
Vị thứ hai nói: “Khó đắc nhất là tri tâm bạn lữ, có thể cùng chung hoạn nạn. Một người dẫu giành được quyền thế của toàn thiên hạ, nhưng nếu không có một người bạn chân thành, thì vẫn là tịch mịch cô đơn, tựa như hoa mất đi mùi thơm, không có ong bướm vờn quanh”.
Vị thứ ba nói: “Tôi cho rằng khó được nhất là gia quyến hạnh phúc. Một người có thân thể khỏe mạnh, có bằng hữu tri kỷ, nhưng mà người một nhà oán hận đấu tranh, thì có ích lợi gì? Mỗi ngày đều giống như sống trong địa ngục trần gian, tìm kiếm trong thời gian vô định”.
Phật Đà nghe thấy 3 vị tỳ kheo đàm luận bèn quyết định triệu tập mọi người. Đức Phật nói với các tỳ kheo:
“Trên đời này thứ gì là khó đắc được nhất? Không phải khỏe mạnh trường thọ, không phải tri tâm bạn lữ, không phải gia đình mỹ mãn. Ta sẽ kể cho các con nghe một cố sự.
Trong biển rộng mênh mông, có một con rùa mù, tuổi thọ của nó vô lượng kiếp số, trải qua trăm ngàn ức thương hải tang điền. Bình thường nó ẩn mình dưới ngàn trượng biển sâu, trăm năm mới xuất thủy một lần. Lại có một khúc gỗ nổi, bên trong bị thủng một lỗ, phiêu lưu sóng biển, trôi dạt theo gió. Rùa mù trăm năm mới xuất thủy một lần, muốn gặp được khúc gỗ nổi, đã là cơ hội xa vời, huống chi gặp được khúc gỗ nổi thủng lỗ, chẳng phải sẽ cõng nó lên bờ sao? Rùa mù gặp gỗ lỗ, vẫn có cơ hội một phần ngàn vạn, nhưng mà phàm phu phiêu lưu trong ngũ thú, muốn được thân người, so với rùa mù lên bờ còn khó hơn vạn lần!”
Sau đó, Phật Đà túm lấy một nắm bùn đất, mở lòng bàn tay ra, so sánh nói: “Chúng sinh có được thân người, như chỗ bùn trên tay của ta, còn mất đi thân người, như bụi trong đại địa. Cái gì khó đắc được nhất? Thân người là khó đắc nhất. Các tỳ kheo! Các con phải lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ!”
Nếu cho chúng ta trả lời, hẳn đa số cũng đáp tương tự 3 vị tỳ kheo. Bởi con người chỉ nhìn được một đời, nhưng Đức Phật có thể nhìn thấu nhiều đời nhiều kiếp. Trong 6 cõi luân hồi, kiếp này chúng ta là người, nhưng ai biết được những kiếp trước đã từng chuyển sinh thành ai, rồi đời sau sẽ đầu thai thành gì. Câu chuyện dưới đây sẽ cho ta hình dung rõ hơn về đạo lý này. Chuyện do một vị tu luyện Phật Pháp đã khai mở thiên mục kể lại.
Thân người khó được
Khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, số người được nghe Phật Pháp rất nhiều. Tôi cũng là một trong số ấy. Khi đó tôi mới 14 tuổi, và ở cùng tịnh xá với một sa môn hơn tôi 5 tuổi.
Sau khi Ngài diệt độ, rất nhiều đệ tử muốn đem Pháp mà Ngài giảng ghi chép lại. Hồi ấy các đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni đều nhớ lại và khẩu thuật lại Pháp mà Ngài giảng rồi các đồng môn khác ghi chép. Và một ngày đến lượt sa môn kia. Nhưng ban đêm, anh ta gặp phải can nhiễu trong mộng, cộng thêm bình thường không chuyên tâm thực tu, tâm thái lập dị khác người rất mạnh, do đó khi tỉnh dậy cầm bút chép thì đã thêm vào một đoạn lời thoại của chính mình.
Cũng như vậy, về sau anh ta lại khiến bộ phận kinh thư này bị mất mấy chữ “như tôi nghe rằng”. Tuy anh ta không cố ý phá hoại, nhưng dù sao cũng khởi tác dụng can nhiễu đối với Phật Pháp lưu truyền đời sau, kết quả rất đáng thương. Người này hoàn toàn không tu thành, sau khi chết vì nghiệp lực lớn nên rơi vào địa ngục, tuy thời gian không lâu, nhưng phải chịu rất nhiều đau khổ.
Một lần vào triều Nguyên, anh ta chuyển sinh đến Trung Quốc, trở thành một con ngựa lao động cho người ta. Một ngày trời mưa rất to, con ngựa vẫn bị chủ nhân bắt làm việc nặng nhọc trên đất. Làm được một lúc, mưa dần dần ngớt, nó khóc rất thương tâm. Lúc này từ trên bầu trời có một bầy nhạn bay ngang. Nó ước gì được chuyển sinh thành chim nhạn. Đúng lúc ấy có một vị thần tiên đắc Đạo đi ngang qua. Nhìn thấy nó rất đáng thương, lại thấy nó từng là đệ tử thân truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni, ông bèn an bài một đời cho nó chuyển sinh thành chim nhạn.
Làm chim nhạn không phải lúc nào cũng sung sướng. Bấy giờ gặp đúng lúc mất mùa, nó bèn ăn trộm lúa mạch của một nhà nông. Do nghiệp lực rất lớn mới không đắc được thân người, lại chuyển sinh thành chim ăn cắp lương thực của người ta, loại hành vi này cũng đồng với tạo nghiệp vậy. Hơn nữa nó còn dẫn một bầy nhạn lớn đến mổ lấy lương thực. Thế là không lâu sau, nó bị chết trong một trận ôn dịch. Sau đó nguyên thần nó lại rơi vào địa ngục chịu khổ nạn.
Lại qua hơn 200 năm sau, khi rời địa ngục, nó gặp đúng lúc tôi và một vị nữ thần đi ngang qua. Vừa thấy tôi, nó bèn nói: “Là tôi mà, tôi là sư ca của anh vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni đây mà!”
Tôi nhìn xem thì thấy đúng là anh ấy! Do vậy tôi bèn nói: “Năm xưa bởi anh đem cách nghĩ của mình trộn lẫn với Phật Pháp, tạo thành loạn Pháp, nên bao năm qua mới phải chịu khổ thế này. Hiện tại anh tính thế nào?”
– “Nếu như sau này lại gặp Phật Pháp hồng truyền, tôi sẽ không dùng thân người để xuất hiện trên thế gian nữa, nếu không ngộ nhỡ lại lập dị khác người, khởi tác dụng phá hoại thì lại chịu khổ thêm nữa. Hiện tại vừa ra khỏi địa ngục, tôi đang chờ Thần đến an bài đây! Đến sau này, tôi hy vọng huynh đệ sư môn chúng ta còn gặp lại nhau”.
– “Anh không muốn được thân người, thì chúng ta gặp nhau thế nào đây?”
Khi ấy vừa đúng lúc có một chú chim én nhỏ rất đẹp bay ngang qua từ không trung. Anh ta bèn nói: “Đến lúc ấy tôi sẽ chuyển sinh thành một chú chim én trên mái nhà anh! Như vậy mới có thể hàng ngày ở cùng chỗ với anh được”. “Được rồi! Sư ca, không gặp không đi!”…
Thế là đời này anh ta chuyển sinh thành chú én xinh xắn sống trên mái nhà tôi. Mỗi ngày nó kêu lên mấy tiếng với tôi (lời hỏi thăm), sau đó khi chúng tôi học Pháp, nó thường đậu trên dây phơi quần áo, giương đôi mắt nhỏ như hột ngọc nhìn chúng tôi. Có lúc chúng tôi đọc to Pháp, nó hình như lắng nghe rất say sưa.
Nó khẳng định là đang nghĩ: “Kiếp này đời này, ta hoàn toàn không hữu ý hoặc vô ý làm việc phá hoại Phật Pháp để phải chịu cực khổ nhiều như vậy nữa! Ta chỉ cần đồng hóa Phật Pháp là có nơi tốt đẹp để đi rồi!” Thế nhưng, không có thân người thì không thể tu luyện, đây chẳng phải là sự việc đáng tiếc nhất hay sao? Sau đó tôi nghĩ: “Thân người không phải muốn đắc là có thể đắc được đâu”.
***
Thế giới ngày nay có khoảng 7,8 tỷ người. Nghe con số có vẻ rất lớn, nhưng so với hết thảy sinh vật trên Trái đất, cũng chỉ như chỗ bùn trên tay Đức Phật so với hết thảy bụi đất trên địa cầu mà thôi. Một đời người khoảng 80 năm, nghe có vẻ dài, nhưng so với linh hồn bất diệt thì cũng chỉ như giấc mộng ngắn ngủi mà thôi. Nên mới nói chúng ta đời này đắc được thân người, hãy nên vạn phần trân quý, tránh phạm điều xấu, tích đức hành Thiện.
Nếu có cơ duyên đắc được Chính Pháp, thì càng may mắn hơn. Bởi chỉ thân người này mới có thể tu luyện, thành Phật, thành Đạo. Công danh, tài lộc đến lúc ra đi cũng không thể mang theo. Hơn nữa, khi mê hoặc trong nhân thế, bị danh lợi dẫn dụ sẽ càng tạo thêm tội nghiệp, khiến cho sinh mệnh đời sau càng thêm thống khổ trong sinh lão bệnh tử. Nên mới có câu: Tu luyện Chính Pháp, ‘phản bổn quy chân’ mới là mục đích chân chính của làm người.
Video:Tu Phật: Trân quý cơ duyên, thoát khỏi sinh tử | Tinh Hoa TV
Hồng Liên
Theo Tinh Hoa