Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgal yayana) là một trong mười đệ tử hàng đầu của Đức Phật Thích Ca, là người đệ nhất về thần thông. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên hoằng Pháp giảng kinh, tùy tùng đi cùng ở bên trái Ngài chính là đại đệ tử Mục Kiền Liên.
Mục Kiền Liên không chỉ có Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, còn có tha tâm thông, có thể biết trong tâm người khác nghĩ gì, cho dù ở xa bao nhiêu đi nữa, trong nháy mắt ông có thể tới đó, có thể lên trời xuống đất, dìm nước không chết, hỏa thiêu không cháy. Thần thông của Mục Kiền Liên chỉ đứng sau Đức Phật, ông đã từng một chân đặt lên trái đất, một chân đặt lên Phạm Thiên, làm rung chuyển núi Tu Di, lay chuyển trời đất, khiến các vị tỳ kheo không khỏi thán phục.
Mục Kiền Liên đã cố gắng hết sức giúp Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật Pháp, công đức rất vĩ đại, do đó bị tật đố ghen ghét. Một số người ngoại đạo cho rằng chỉ cần loại bỏ Mục Kiền Liên, thì có thể hủy hoại danh tiếng của Phật Thích Ca.
Một lần, Mục Kiền Liên đi đến thành phố La Duyệt để khất thực, và những người ngoại đạo mình trần luôn chờ cơ hội ám sát ông đã lấy đá và gậy gỗ vây quanh ông đánh tơi bời, đá ném rơi xuống như mưa, và ông bị đánh cho máu thịt lẫn lộn, xương đều bị gãy, đau đớn vô cùng, và cuối cùng ông bị đánh cho đến chết.
Các vị tỳ kheo vô cùng thương tâm và không thể chấp nhận được sự thật này, họ không thể hiểu được tại sao một Mục Kiền Liên thần thông quảng đại đến như thế lại không thể chạy thoát trong thời khắc nguy nan đó, mà lại phải chết một cách thê thảm như vậy? Tại sao ông đã cống hiến hết mình cho Phật Pháp như thế mà vào giờ phút sinh tử lại không nhận được sự che chở của Phật Thích Ca? Chẳng lẽ ông ấy không đáng được bảo hộ sao?
Những thắc mắc của các tỳ kheo đều nằm trong dự liệu của Phật Thích Ca Mâu Ni, nên một hôm, Đức Phật đã rất bình tĩnh khai thị cho các tỳ kheo: Rốt cuộc thì thần thông không chống lại được nghiệp lực, và nghiệp báo cuối cùng phải kết toán. Nhìn có vẻ như Mục Kiền Liên vì sự ganh ghét của những kẻ ngoại đạo mà bị ném đá chết thảm, nhưng thực chất là để hoàn trả tội nghiệp mà năm xưa anh ta đã gây ra.
Đức Phật khai thị nói rằng trong tiền kiếp, Mục Kiền Liên đã đánh bắt tôm cá trên bãi biển để kiếm sống, giết chết vô số sinh mạng, và những món nợ này phải được trả hết.
Trong một kiếp, vợ của Mục Kiền Liên chung sống không hòa thuận với bố mẹ chồng mù của mình. Một lần, vợ anh ta phàn nàn với anh ta, kể xấu về cha mẹ anh ta. Vì vậy, Mục Kiền Liên nghe theo, bị mê hoặc và sinh ra ý nghĩ xấu xa: “Nếu đánh cha mẹ như lau sậy, cỏ cây thì tốt hơn!”. Thậm chí anh ta còn bị tà niệm điều khiển và muốn giả làm một tên cướp để giết cha mẹ mình.
Anh ta đưa cha mẹ vào rừng, rồi giả làm cướp, vừa hét lớn: Đạo tặc đến rồi! Đạo tặc đến rồi!, vừa dùng một cây gậy để đánh cha mẹ. Cha mẹ mù không quan tâm đến nỗi đau trên thân thể mình khi bị đánh, điều đầu tiên họ lo lắng là sự an toàn của con trai họ, họ hét lên: Con trai, mau chạy đi! Mau chạy trốn đi! Mục Kiền Liên bị song thân làm cho cảm động, cuối cùng cũng lấy lại lương tâm và đã cúi đầu hối lỗi trước cha mẹ và đã được cha mẹ tha thứ.
Vì lần tạo nghiệp này đã khiến Mục Kiền Liên bị đọa vào địa ngục vô số năm, món nợ nghiệp chướng vẫn chưa trả được hết. Kiếp này ông ta bị người ta ném đá mà không thể phản kháng, thần thông cũng mất hết, thật ra bắt nguồn từ những món nợ nghiệp chướng kia chưa được trả hết.
Tất cả những điều tốt xấu mà chúng sinh gặp phải đều liên quan trực tiếp đến hành động thiện ác của bản thân, ai cũng phải tuân theo luật nhân quả, ngay cả đức Phật cũng không thể tránh khỏi, vì đây là Thiên lý.
Trong lịch sử có ghi chép lại rằng, kiếp trước Phật Thích Ca đã gõ lên đầu vua cá 3 cái, tuy không ăn thịt nó nhưng cũng đã tạo nghiệp. Sau khi thành Phật, ông bị quả báo đau đầu trong ba ngày.
Ngày nay có một số người không tin vào nhân quả báo ứng, không tin luân hồi chuyển sinh, vì vậy họ cảm thấy tức giận bất bình trước việc người tốt đời này lại phải gặp việc xui xẻo, kẻ xấu đời này luôn được hưởng lạc.
Thực ra, người ác đang hưởng lạc ở kiếp này là do kiếp trước đã tu thiện, hiện tại phước báo tiếp tục đến đời này là do nhân lành của kiếp trước mà được hưởng phúc. “Không phải là không báo, mà là chưa tới lúc báo”, đó là Thiên lý. Hiện giờ anh ta làm điều ác, anh ta sẽ phải nhận kết quả cay đắng muộn một chút trong đời này hoặc đời sau trong tương lai.
Xem thêm:
VIDEO - Dung tục hóa hình tượng Thần Phật, quả báo không cùng - Tinh Hoa TV
Minh An
Theo aboluowang
Theo NTDVN