Một đất nước ‘lễ nghi chi bang’, nơi các quốc gia đến triều cống và học tập, nay đã trở thành “lòng chảo văn hoá”…

Vào ngày 27/7, ở nội dung đôi nữ môn cầu lông Olympic Tokyo, đội tuyển Trung Quốc với Trần Thanh Thần và Giả Nhất Phàm đã đánh bại đôi nữ Hàn Quốc là Kim So Young và Kong Xi Rong để tiến vào tứ kết. 

Nhưng trong lúc thi đấu, Trần Thanh Thần liên tục sử dụng những từ ngữ chửi thề dơ bẩn. Cô sử dụng từ ngữ như vậy, nhưng thật lạ là không một ai trong ban huấn luyện nhắc nhở cô…

Đội Hàn Quốc khi giành được điểm, họ hò hét những từ như khích lệ bản thân như ‘cố lên’. Nhưng khi đội Trung Quốc giành được điểm, Trần Thanh Thần cũng hét lên, nhưng nội dung của cô khiến cho người trong cầu trường phải giật mình. 

Cô Trần không ngừng hét to từ chửi thề với tên viết tắt là ‘WC’ (Ngoạ tào – 臥槽, đọc gần giống WǒCào, có nghĩa là WTF) bằng Pinyin (bính âm). Hơn nữa tiếng hét càng ngày càng lớn, tần số càng ngày càng cao. Đến nỗi, mỗi lần giành được điểm, cô lại hét lên một lần. 

Những từ ngữ dị thường nghe được rất rõ ràng trong nhà thi đấu. Điều này đã nhanh chóng thu hút tìm kiếm trên Weibo, nhiều cư dân mạng bị sốc về điều này. Một tuyển thủ tham gia giải đấu hàng đầu thế giới, hơn nữa vẫn là một cô gái ở độ tuổi 20, làm sao có thể nói ra những từ dơ bẩn và hạ lưu đến thế trước mặt khán giả. 

Rất nhiều người chỉ trích Trần Thanh Thần đã làm mất hình tượng ‘lễ nghi chi bang’ (vùng đất lễ nghi) của Trung Quốc. Nhưng sau đó rất nhiều tiểu phấn hồng bắt đầu thanh minh cho cô Trần. Họ nói đây là ‘quốc hồn quốc tuý ưu mỹ của dân tộc’, là ‘năng lượng tích cực’, những lời của Trần Thanh Thần ‘không phải là chửi thề mà là bản Sonata của chim sơn ca’, ‘chỉ cần thắng thì nói thế nào cũng được’ v.v.

Dưới áp lực của dư luận, Trần Thanh Thần cũng đã lên tiếng trên Weibo rằng, tiếng hét của cô chỉ là “một sự khích lệ cho động lực chiến thắng, có thể do phát âm chưa chuẩn nên mọi người hiểu lầm. Tôi sẽ cố gắng điều chỉnh cách phát âm của mình, sẽ luyện tập chăm chỉ cho trận đấu tiếp theo…”. 

Trong lời giải thích, Trần Thanh Thần đã không nói rõ cách phát âm ban đầu của cô là gì. Nhưng ít nhất cũng nói lên rằng, việc cô đại diện cho quốc gia đi thi đấu mà chửi thề trước ống kính là chuyện không thích hợp.

Nhưng có một điều thật lạ. Nếu Trần Thanh Thần còn trẻ và có học thức, trong trận đấu căng thẳng cô có thể mất lý trí, nhưng ban huấn luyện, phóng viên xung quanh chẳng lẽ cũng mất lý trí hay sao? Trên cơ bản họ đều là những người có giáo dục, lẽ nào họ không nghe thấy những điều Trần Thanh Thần hét lên? Họ lẽ nào không biết những hình ảnh như vậy truyền trực tiếp ra thế giới sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Tại sao không một ai trong họ nhắc nhở cô Trần như ‘hãy chú ý phát âm, đừng để người ta hiểu lầm đấy’… 

Điều này chỉ có thể do 2 nguyên nhân.

Một là cả đội cầu lông đã quen với việc Trần Thanh Thần chửi thề lúc tập luyện cũng như thi đấu. 

Lý do khác, sau khi Trần Thanh Thần ghi điểm để lấy lại thế trận, cô ấy không ngừng chửi thề. Thế là tất cả mọi người khi ấy đều có chung một cách nghĩ: ‘chỉ cần thắng là được, có tư chất hay không thì không thành vấn đề. Chiến thắng, huy chương vàng (HCV) và phần thưởng mới là những điều chúng ta hướng đến’. Còn những hình ảnh này liệu có tác dụng phụ diện đối với xã hội, họ căn bản không quan tâm.

Hai nguyên nhân này đều làm rõ một xu thế rất nguy hiểm: Thù hận giáo dục và tẩy não thô tục qua nhiều năm lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã biến người dân nơi đây thành ‘lưu manh hoá’. Đội tuyển quốc gia dưới thể chế của ĐCSTQ tham gia Thế vận hội chỉ có mục tiêu duy nhất là: giành HCV. 

ĐCSTQ dùng HCV để tô đắp cho tính hợp pháp của nó, xây dựng hình tượng một quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ, rót vào đầu dân chúng cảm giác tự hào. 

ĐCSTQ trong tình huống nguy cơ quấn thân, sứt đầu mẻ trán như hiện nay, nó muốn thúc đẩy hiệu ứng chính trị đằng sau những tấm HCV. Rõ ràng ĐCSTQ đang thể hiện sự tâm thái hoang mang lúc mạt hậu. Nói cách khác, ĐCSTQ một mực muốn mượn Olympic lần này để tô vẽ chút thể diện cho mình. Nhưng theo đà hiện nay, sự việc khiến ĐCSTQ mất mặt sẽ càng ngày càng nhiều.

Xem thêm:

VIDEO: ĐẤU TRỜI ĐẤU ĐẤT GIỜ CHUỐC TAI ƯƠNG

 

Theo bài phân tích của học giả Đường Tĩnh Viễn đăng trên Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) đăng ngày 29/7. Mạn Vũ biên dịch.

Theo ĐKN