Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài

Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài

Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài

Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài

Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài
Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài
Thứ sáu, 27-12-2024 06:18, (GMT+07:00)
Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng ‘3 bài học đáng giá’ khiến con cháu thành tài
28-02-2022 16:07

Theo quan niệm văn hóa truyền thống, con người muốn tồn tại và phát triển lâu dài, thì phải thuận theo Thiên lý, hành sự theo Thiên đạo, nếu vi phạm quy chuẩn đạo đức làm người, thì sẽ rất khó để sinh tồn và phát triển, đối với việc giáo dục con cái cũng như vậy.

Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng '3 bài học đáng giá' khiến con cháu thành tài-1

Nguồn ảnh: SOH

Đối với việc giáo dục con cái, cổ nhân đã đưa ra rất nhiều đúc kết, kinh nghiệm quý báu:

Biết cách ăn cơm

Từ cách ăn cơm có thể nhìn ra sự tu dưỡng của một người, từ đó thể hiện được rằng, người đó có lòng cảm ân đối với thiên nhiên và tạo hóa hay không. Cổ nhân giảng, đối mặt với thiên tai nhân họa như: động đất, sóng thần, nạn đói,…sinh mệnh con người thật sự nhỏ bé.

Bởi vậy, đầu tiên, con người nhất định phải có lòng cảm ân, kính cẩn đối với trời đất, Thần Phật. Đầu tiên phải học cách biết ơn đối với những điều nhỏ nhặt, đối với từng bát cơm, hạt gạo, nhất định phải trân trọng đồ ăn, không được lãng phí.

Sự biết ơn đối với bát cơm, hạt gạo được thể hiện qua cách cầm đũa, tư thế ngồi ăn, nghi thức này đã được lưu truyền và trở thành một nét đặc trưng văn hóa trong gia đình.

Tổ tiên có câu: “Kính lão đắc thọ”, kính lão là một đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng ta. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên “làm gương” cho trẻ, khi ăn cơm sẽ phải mời người lớn trong nhà ngồi trước. Trước khi người lớn động đũa, người nhỏ tuổi không nên tự ý ăn trước. Khi cha mẹ đưa bát đũa cho trẻ, hãy dạy trẻ nên dùng hai tay để cầm, đây cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi.

Khi ăn cơm, cha mẹ nên dạy trẻ tránh làm bát đũa lộn xộn, cũng không được vì muốn gắp đồ ăn bản thân thích mà dùng đũa lật đi lật lại trên mâm đồ ăn, có người thậm chí còn chọn hết những món mình thích ăn, trừ lại những món không ngon dành phần người khác. Đây là một hành vi ích kỷ, thiếu sự lễ phép, tôn trọng người khác.

Khi ăn, cha mẹ yêu cầu trẻ nên hạn chế vừa ăn vừa làm việc khác. Thời gian ăn cơm là khoảng thời gian quý báu, gia đình được quây quần bên nhau, là thời điểm quan trọng trong ngày, cha mẹ được tiếp xúc, trò chuyện với con cái nhiều hơn, khiến tình cảm giữa cha mẹ và con cái thêm sâu đậm hơn, con cái sẽ có thể chia sẻ với cha mẹ mọi điều, bởi vậy, hãy trân quý khoảng thời gian quý báu này để gắn kết tình cảm gia đình.

Ngoài ra, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ, khi ăn không được vừa ăn, vừa chơi. Khi trẻ ăn, cha mẹ hãy cố gắng tạo ra một môi trường yên tĩnh, không nên vừa cho trẻ ăn, vừa cho trẻ xem ti vi, cha mẹ cũng nên hạn chế dùng điện thoại để làm gương cho trẻ.

Cuối cùng, phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống xong phải lau dọn bàn, dọn dẹp bát đĩa hoặc phụ giúp cha mẹ rửa bát sau bữa ăn. Từ đó, dạy trẻ cách tự lập, trân quý sức lao động và chia sẻ việc nhà với cha mẹ. Đây là nền tảng để sau này trẻ có thể “thành nhân”, lập nghiệp lớn.

Biết cách chịu khổ

Mạnh Tử cho rằng, chịu khổ chính là nền tảng để một người học cách trưởng thành và thành tài. Muốn tạo nên thành tựu thì con người phải có thể chịu được cái khổ, áp lực to lớn.

Mạnh Tử giảng: “Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho người nào, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm chí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy“.

Các học giả khai sáng nền văn minh, văn hóa trong lịch sử, chẳng hạn như Châu Hy, Bao Chửng, Tăng Quốc Phiên,… đều coi “chịu khổ” là một môn học bắt buộc để giáo dục thế hệ mai sau tu dưỡng đạo đức.

Người xưa cũng nói rằng: “Không chịu được cái thiệt nhỏ sau này sẽ phải chịu cái thiệt lớn, không chịu được cái khổ nhỏ thì sau này sẽ phải chịu cái khổ lớn”. Cũng chính là nói, trong quá trình con cái khi còn nhỏ, chịu một chút khổ, gặp một chút khó khăn, thì chính là hảo sự (việc tốt).

Nếu cha mẹ sợ con cái chịu khổ mà lại đứng ra chịu đựng thay cho con cái, ví dụ, khi con cái mè nheo hay quấy khóc, nếu cha mẹ nhượng bộ và mềm mỏng, sợ con cái phải khổ sở, vô hình chung, cha mẹ lại tước đi cơ hội hình thành nhân cách tốt, phát triển năng lực của bản thân trẻ, đây quả là một điều tổn hại rất to lớn cho trẻ sau này.

Muốn con cái có thể hiếu thuận với cha mẹ ngay từ nhỏ thì cha mẹ cần phải dạy con cái học cách nghĩ cho người khác trước tiên, từ nhỏ để cho con cái chịu một “chút khổ”, để trẻ biết quý trọng sức lao động, rèn luyện ý chí của bản thân, biết cách trân trọng và cảm thông với người khác.

Trẻ con hiện nay đa số đều thông minh, nhưng hầu hết chúng đều không thành công như mong đợi, nếu có thành công ở một lĩnh vực nào đó thì cũng “có tài mà không có đức”, nguyên nhân là do chúng được cha mẹ bao bọc, chiều chuộng quá nhiều, dẫn đến thiếu ý chí quyết tâm và tinh thần kiên định cố gắng đến cùng.

Biết cách chịu thiệt

Vào thời Đông Hán, có một viên quan tên là Chấn Vũ, thời điểm đó, ông đang là tiến sĩ tại Thái học. Ông là một người trung thành và khiêm tốn.

Có một lần, hoàng đế cống nạp cho các quan nhân trong triều bầy cừu, yêu cầu mỗi người lấy một con. Lúc phân phát cừu, các quan viên phân cừu cảm thấy rất lúng túng, lo lắng: Đàn cừu này to nhỏ, béo gầy không đồng đều, nếu không chia công bằng làm sao tránh được dị nghị, so đo đây?

Lúc đó, các đại thần đều lần lượt hiến kế, bày mưu: “Hay là làm thịt cừu, sau đó gầy béo gì trộn lại với nhau, mỗi người mỗi phần bằng nhau”.

Cũng có người nói: “Hay là bốc thăm may mắn để chia cừu, ai bốc thăm được con to hơn thì là may mắn hơn vậy”. Đúng lúc mọi người đang bàn cãi, Chấn Vũ đứng dậy nói: “Phân cừu chẳng phải là việc rất đơn giản sao? Theo tôi thấy, mỗi người cứ dẫn một con cừu về chẳng phải là xong hay sao? Nói xong, ông ấy liền dắt một con gầy nhất mang về”.

Nhìn thấy Chấn Vũ dắt con cừu gầy nhất về nhà, các quan nhân đại thần thấy vậy đều cảm thấy vô cùng xấu hổ, mọi người bèn thi nhau dắt chú cừu nhỏ hơn mang về, chẳng mấy chốc tất cả đám cừu đều bị dắt đi hết. Cuối cùng, không ai phàn nàn gì cả. Sau đó, chuyện này được truyền đến tai hoàng đế Quang Vũ.

Dưới sự tiến cử của các quan nhân, Chấn Vũ lại được phong tước lên tiến sĩ. Bề mặt mà nhìn, Chấn Vũ phải chịu thiệt, ông đã dắt con cừu nhỏ nhất về, tuy nhiên, ông lại nhận được sự kính trọng, lòng cảm mến của những người xung quanh, trên hết là sự sủng ái của Hoàng đế. Trên thực tế, Chấn Vũ đã “chịu cái thiệt thòi nhỏ, để rồi đắc được điều to lớn hơn”.

Chịu thiệt thòi và nhẫn chịu không phải là thua thiệt thực sự, mà mà một nước cờ thông minh, là thể hiện của người có tầm nhìn xa trông rộng. Chịu thiệt là phúc, từ cổ chí kim đều là như vậy.

Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng: Nếu như con cái thành thật, lương thiện quá mức thì sẽ chịu thiệt, dễ bị người khác bắt nạt, bởi vậy, từ thời tấm bé liền bao bọc con cái, dạy con học cách “khôn khéo”, làm cái gì cũng phải dành phần hơn, sau này khi dần trưởng thành, con trẻ sẽ không thể thích nghi với môi trường thực tế khắc nghiệt, nó trở nên ích kỷ, tự tư, sống một cuộc sống so đo, tính toán.

Có một số bậc cha mẹ thậm chí còn cho rằng, thà để con mình bắt nạt người khác rồi sau đó xin lỗi, còn hơn là để con cái họ cứ phải chịu thiệt, dần dần, đứa trẻ trở nên độc đoán, suốt ngày cứ phải cân đo đong đếm, ganh tức đố kị, đứa trẻ vì thế mà luôn coi trọng lợi ích cá nhân, vì lợi ích cho riêng mình mà việc gì cũng dám làm, gây nên tổn hại to lớn.

Đối xử tốt với người khác, chính là tiền đề cho sự phát triển lành mạnh của nhân cách. Làm cha mẹ, đầu tiên nên dạy con cái cách khám phá vẻ đẹp của những người và sự việc xung quanh, yêu quý từng ngọn cây ngọn cỏ, thiện đãi với tất cả mọi người.

Cha mẹ nên giáo dục con: Đừng ganh đua trong mọi việc, hãy để con cái chịu thiệt thòi một chút, để tấm lòng rộng mở hơn, học cách đứng vào vị trí của người khác để suy nghĩ vấn đề, dùng lòng khoan dung để hóa giải mọi mâu thuẫn. Cuối cùng, hãy dạy trẻ hiểu rằng: “Sống trên đời, độc tài, ngang ngược là hành vi ngu xuẩn nhất, điều đó chỉ khiến bản thân mất điểm trong mắt mọi người mà thôi”.

Dạy trẻ học cách chịu thiệt thòi không phải là dạy trẻ biết vâng lời người khác một cách vô kỷ luật, mà là dạy trẻ học cách khiêm tốn, hiểu và bao dung với người khác, đối xử với người khác bằng lý trí.

Một đứa trẻ như vậy, nhất định sẽ thành nhân, thành danh.

Đọc thêm:

>> Khắc cốt ghi tâm: Cha mẹ đừng tùy tiện tiêu hao phúc báo của con cái

Lan Hòa

Theo VĐH

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP