Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?

Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?

Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?

Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?

Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?
Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?
Thứ sáu, 27-12-2024 08:25, (GMT+07:00)
Tượng Phật cổ không đầu được phát hiện, lời tiên tri của cao tăng liệu có ứng nghiệm?
30-12-2020 21:41

Gần đây, ở thành phố Trùng Khánh, người ta phát hiện một tượng Phật cổ khổng lồ không có đầu. Sự việc khiến nhiều người liên tưởng đến lời tiên tri của một vị cao tăng trong quá khứ.

Người Trung Quốc cổ đại rất sùng kính Thần Phật, trong đó có một số biểu hiện như: Con người thời đó sẽ không tùy tiện đề cập đến tục danh của các vị Thần Phật; Sẽ không tùy tiện viết chữ "Thần, Phật"... càng không tùy tiện tạc tượng Thần Phật. Còn việc hủy hoại tượng Thần Phật thì đánh chố Nam Bình, quận Nam Ngạn, Trùng Khánh, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động dỡ bỏ bức tường bên ngoài, người ta vô tình phát hiện ra một bức tượng Phật cổ khổng lồ cao 13 mét được giấu dưới toàn bộ tòa nhà của khu phố.

 

Con người chết mà không có đầu, và các pho tượng Thần Phật nếu không có đầu, khẳng định không phải là chuyện gì tốt. 

Gần đây, ở thành phố Trùng Khánh, người ta phát hiện một tượng Phật cổ khổng lồ không có đầu.

Vào tháng 12 năm 2020, khi một khu phố lâu đời trên phố Nam Bình, quận Nam Ngạn, Trùng Khánh, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động dỡ bỏ bức tường bên ngoài, người ta vô tình phát hiện ra một bức tượng Phật cổ khổng lồ cao 13 mét được giấu dưới toàn bộ tòa nhà của khu phố.

Tượng Phật cổ không đầu ở Trùng Khánh (Ảnh chụp màn hình Weibo)
Tượng Phật cổ không đầu ở Trùng Khánh (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Tượng Phật cổ không đầu này cao 13 mét, từ cổ trở xuống được bảo quản rất tốt. Hai tay của tượng Phật khổng lồ ôm trước bụng và cầm một viên đá quý. "Thắt lưng" và "vạt áo" trên bụng của tượng Phật có thể thấy rõ ràng và sinh động như thật. Mặc dù toàn thân tượng Phật phủ đầy rêu xanh, nhưng vết tích của hương nến tế bái ngày xưa vẫn còn có thể thấy rõ.

Những người già địa phương kể lại rằng, miếu thờ ban đầu của bức tượng Phật này được gọi là "Khoái Thượng Từ Thuyền Miếu", là một di tích thời Nam Tống.

Theo những bằng chứng mà các nhà chuyên môn thu thập được, bức tượng đá này có thể được tạo tác từ thời Bắc Tống, đó là một bức tượng Di Lặc trên vách đá. 

Trong thời kỳ cận đại thời Trung Hoa Dân Quốc, điện Lôi Tổ đã được xây dựng tại đây, vào khoảng trước sau năm 1950, phần đầu của tượng Phật bị phá hủy, điện đường miếu thờ cũng bị phá bỏ vào năm 1987. 

Cảnh người dân lắp đầu Phật vào bức tượng được mô tả trong các bức tranh treo tường ở Động Mạc Cao (Ảnh: Internet)
Cảnh người dân lắp đầu Phật vào bức tượng được mô tả trong các bức tranh treo tường ở Động Mạc Cao (Ảnh: Internet)

"Đại Phật không đầu thiên hạ loạn" tựa như là lời nói vô căn cứ, là chuyện phiếm.

Tuy nhiên, tượng Phật cổ không đầu mới đây đã được phát hiện, lại thêm cuộc tổng tuyển cử của nước Mỹ năm nay, làm giả phiếu bầu, thao túng truyền thông, điên đảo thị phi, cảm giác như sắp bộc phát nội chiến một lần nữa. Mà đầu năm bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây họa loạn toàn thế giới, vào tháng 12 dịch bùng phát trở lại càng thêm mãnh liệt hơn. Những chuyện này xâu chuỗi lại với nhau, khiến thế giới vốn đã hỗn loạn, càng bị phủ kín một tấm màn bí ẩn.

"Đại Phật không đầu thiên hạ loạn", câu nói này cũng không phải là 'không có lửa thì sao có khói', đây là câu nói của cao tăng Thích Tuệ Đạt thời Đông Tấn.

Không ngờ rằng, câu nói này ở đời sau đã ứng nghiệm không chỉ một lần.

Bắc Ngụy Vũ Đế diệt phật, cao tăng nói ra tiên đoán chấn động

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo là một trong "tam Vũ nhất Tông" diêt Phật trong lịch sử Trung Quốc.

Theo "Tục cao tăng truyện" ghi chép, vào năm 435 khi Bắc Ngụy Thái Vũ Đế chấp chính, cao tăng Thích Tuệ Đạt vân du dọc châu Kinh Lương quận Phiên Hòa, ông hướng về phía núi Ngự Cốc phía đông bắc (cũng gọi núi Ngự, núi Ngự Dung) đảnh lễ. Mọi người hỏi ông vì sao lại làm như vậy, ông nói: "Tòa vách núi này sẽ xuất hiện một bức tượng Đại Phật. Nếu như tượng Phật Đà trọn vẹn, thì thiên hạ thái bình, thế gian an khang; nếu như không trọn vẹn, thì thế loạn dân khổ, thiên hạ đại loạn".

Vấn đề này có quan hệ đến tương lai sẽ là "thái bình an khang" hay là "thiên hạ đại loạn", cho nên rất nhanh đã được lưu truyền rộng rãi. Nhưng rất nhiều người cũng tỏ ra bán tín bán nghi đối với chuyện này.

Nháy mắt 80 năm trôi qua, đến năm 520 vào thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế, vào một ngày đột nhiên gió táp mưa sa, sấm sét vang dội, có một tiếng vang thật lớn, một bức tượng Đại Phật không đầu nứt  và nhô ra khỏi núi, giống như pho tượng mọc ra từ ngọn núi vậy.

Sau khi người dân lên núi đốn củi phát hiện ra tượng Đại Phật không đầu này, tin tức nhanh chóng truyền khắp đầu đường cuối ngõ, các lão nhân nhớ đến lời tiên tri của cao tăng Thích Tuệ Đạt: Đại Phật không đầu, báo trước suy bại, thiên hạ đại loạn.

Người dân kinh hãi tập hợp những người thợ lành nghề để chạm khắc đầu cho tượng Phật, hy vọng có thể bổ sung chiếc đầu cho bức Đại Phật không đầu này.

Nhưng kỳ lạ thay, đầu tượng Phật tạc xong không cách nào gắn vào được, vừa đặt đúng vị trí thì nó liền lăn xuống. Sau khi cố gắng lắp đặt vài lần, mọi người đành bỏ cuộc, đây có lẽ đây là ý Trời.

Sau đó vào năm 524, "loạn Lục trấn" nổ ra. Ngoài ra, bởi vì ngoại tộc nắm quyền và gây ra hỗn loạn trong cung, đại tướng Nhĩ Chu Vinh thừa cơ thảo phạt, làm ra "biến loạn Hà Âm" đại sát tôn thất và nắm quyền triều chính. Sau đó, nội chiến nổ ra, trong thời gian ngắn xuất hiện nhiều lần phế lập Hoàng đế, cuối cùng Bắc Ngụy chia thành Đông Nguỵ và Tây Ngụy, thiên hạ hỗn loạn, dân chúng lầm than.

Thế cục hỗn loạn này kéo dài gần 40 năm, cho đến khi nhà Bắc Chu thay thế nhà Tây Ngụy. 

Đầu tượng Phật xuất hiện cách hai trăm dặm 

Năm 557 Bắc Chu Minh Đế Vũ Văn Dục lên ngôi, ông là một vị minh quân có phương pháp trị quốc, trong lúc tại vị thì chăm lo quản lý, lập được nhiều thành tích. Lúc này, ở thôn Thất Lý Giản, Lương Châu, nơi cao tăng Thích Tuệ Đạt viên tịch đã phát sinh một chuyện kỳ dị. Một đêm nọ, mọi người phát hiện, theo hướng thôn Thất Lý Giản đột nhiên có ánh sáng trắng loá mắt, chiếu sáng giống như ban ngày, chỉ chốc lát sau liền biến mất.

Mọi người cảm thấy rất ngạc nhiên, bèn tìm đến nơi để biết hư thực. Thế là phát hiện ở Thất Lý Giản một đầu tượng Đại Phật bằng đá.

Lúc này, có người nhớ đến năm xưa xuất hiện tượng Phật không đầu ở vách núi Ngự Cốc cách đây hai trăm dặm, khi đó thiên hạ đại loạn. Bây giờ đầu Phật lại xuất hiện, có phải là biểu thị thiên hạ sắp thái bình? Thế là mọi người vui mừng khôn xiết, khiêng đầu Phật đến vách núi Ngự Cốc.

Khi mọi người lắp đặt đầu Phật, vừa mới đưa đầu Phật lên đến bả vai của thân bức tượng Phật, còn còn cách cổ tượng Phật chừng mấy thước, thế mà đầu Phật giống như còn sống vậy, tự mình bay đến trên cổ, gắn vừa khít trên đó.

Kể từ đó sau, quả nhiên thiên hạ thái bình.

Vào Bảo Định đầu tiên (năm 561), một ngôi chùa đã được xây dựng để đặt tượng Phật, đặt tên là chùa Thụy Tượng. Sau khi ngôi chùa hoàn thành, liên tục xảy ra những hiện tượng kỳ lạ như đèn sáng, chuông kêu... Từ đó, hương hỏa cường thịnh, tăng lữ ngày càng đông đảo. 

Đầu Phật lần nữa rơi xuống - Bắc Chu Vũ Đế diệt phật

Tiệc vui chóng tàn, 10 năm sau - năm 572, cũng chính là một năm sau khi Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung giết chết quyền thần Vũ Văn Hộ để giành quyền chấp chính, đầu tượng Phật đột nhiên rơi xuống đất.

Chúng tăng cảm thấy đây là báo hiệu bất tường, bèn mau tới báo với triều đình.

Thế là Hoàng đế vội vàng phái thừa tướng cùng Tề Vương đi đến chùa Thụy Tượng để đích thân xem xét, hạ lệnh đem đặt lại đầu tượng Phật đúng vị trí, mọi người cuối cùng cũng thở dài nhẹ nhóm.

Nhưng mà ban ngày nhìn như lắp đặt đầu tượng Phật đều diễn ra tốt đẹp, đến ban đêm lại bị rơi xuống. Cứ như vậy lặp đi lặp lại mấy chục lần, vẫn không cách nào lắp đặt thành công.

Hai năm sau, Bắc Chu Vũ Đế hạ chiếu cấm hai tôn giáo Phật và Đạo: Kinh sách bị phá hủy, và lệnh cho các sa môn và đạo sĩ hoàn tục. Chỉ 4 năm sau, Vũ Văn Ung 35 tuổi, lâm bạo bệnh và qua đời. Đây chính một trong lần diệt Phật "tam Vũ nhất Tông" trong lịch sử. 

Những người hiểu biết nhìn thấy tình huống này, nhớ lại những chuyện trước đây đã phát sinh liên quan bức tượng Phật, biết rằng có vết xe đổ, mặc dù chùa Thụy Tượng bị phá bỏ, nhưng tượng Phật không đầu vẫn còn một mình đứng ở đó. Ngay sau đó Bắc Chu diệt vong, triều Tùy bắt đầu nắm quyền vào năm 581. 

Bức tượng Đại Phật ở chùa Thụy Tượng khiến mọi người nhớ kỹ câu nói "Đại Phật không đầu thiên hạ loạn", mọi người cũng càng tin tưởng đối với lời tiên tri của cao tăng Thích Tuệ Đạt.

Tùy Văn Đế Dương Kiên đốc tín Phật Pháp (Ảnh: [Đường] Tranh của Yan Liben, Bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Boston)
Tùy Văn Đế Dương Kiên đốc tín Phật Pháp (Ảnh: [Đường] Tranh của Yan Liben, Bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Boston)

Tùy Văn Đế kính phật - Phật thủ quy vị

Hoàng đế Dương Kiên, vị hoàng đế khai quốc triều Tùy rất sùng kính Phật Pháp, vì vậy Phật Pháp lại lần nữa hưng thịnh vào thời nhà Tùy. Chùa Thụy Tượng đã được xây dựng lại, đầu và thân bức tượng Đại Phật lại được hợp nhất một thể. Sơn hà thống nhất, bách tính hồi phục, triều Tùy tiến vào thời thịnh trị "Khai Hoàng chi trị", thiên hạ thái bình.

Ngay cả bạo quân nổi tiếng Tùy Dương Đế trong chuyến du hành vào năm Đại Nghiệp thứ 5 (năm 609), cũng đích thân tới chùa Thụy Tượng bái kiến Đại Phật, ngự bút đổi tên chùa Thụy Tượng thành chùa Cảm Thông, ra lệnh cho thiên hạ sao chép mô hình, cũng hạ chỉ xây dựng thêm, từ đó cái tên Cảm Thông Tự vang danh khắp thiên hạ.

Bia đá "Lương Châu Ngự sơn thạch Phật Thụy Tượng nhân duyên ký" ghi chép: Đại Đường năm Trinh Quán thứ 10 có phượng hoàng và đôi hạc ngũ sắc dẫn hàng trăm con chim đến trú nắng ở Tượng Sơn (Tượng Sơn là ngọn núi phía sau chùa Cảm Thông); Đường Trung Tông từng phái đặc sứ đến chùa Cảm Thông để cúng dường Thụy Tượng; Pháp sư Tam Tạng từ Thiên Trúc thỉnh kinh trở về, trên đường lúc đi qua Vĩnh Xương cũng đến chùa Cảm Thông bái Phật.

Giữa triều đại nhà Đường về sau, Thổ Phồn chiếm cứ Hà Tây, nhưng vẫn tôn sùng chùa Cảm Thông, đem đổi tên là chùa Thánh Dung, vẫn tiếp tục giữ gìn hương hỏa phồn thịnh, kéo dài cho đến Tống Nguyên Tây Hạ.

Trong suốt thời kỳ nhà Minh, Thanh, thuận theo con đường tơ lụa dần dần bị bỏ hoang, chùa Thánh Dung cũng dần dần phai nhạt trong tầm mắt của mọi người.

Đến thời cận đại, năm 1953 chùa Thánh Dung bị dỡ bỏ.

Trong đại điện chùa Thánh Dung mới được xây dựng hiện nay, cung phụng tượng Phật không có đầu. Phật thủ được lưu giấu trong viện bảo tàng địa phương.

Không biết có phải giống như thời kì Bắc Chu hay không, rằng có thân Phật, có đầu Phật, nhưng chính là không thể lắp đặt lại với nhau.

Phải chăng là cần phải chờ đến thời điểm thế đạo lần nữa quang lâm trở lại, thì đầu Phật mới chịu tự mình trở về với thân Phật?

Truyền thuyết xưa kia là như thế, giờ đây tại Trùng Khánh lại đột nhiên xuất hiện một bức tượng Phật không đầu. Liệu đây có giống như bức tượng Phật không đầu năm xưa xuất hiện ở vách núi Ngự Cốc, báo trước thiên hạ đại loạn? Dẫu sao cũng khiến lòng người không thôi hồi hộp lo lắng.

Trung Nguyên
Theo Sound of Hope

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP