Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em

Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em

Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em

Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em

Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em
Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em
Thứ sáu, 27-12-2024 07:17, (GMT+07:00)
Từ những đứa trẻ “bới rác”, đến mica, cobalt “máu” khai thác bằng lao động trẻ em
09-07-2021 15:43

Sự nghèo khó đến cùng cực đã đẩy những đứa trẻ lao vào vòng mưu sinh bất chấp rủi ro và tính mạng. Đôi khi, các em còn không hiểu rõ những việc mình làm sẽ nguy hiểm đến thế nào cho bản thân, cũng có khi thấy nó xảy ra ngay trước mắt nhưng xem đó như điều bình thường, vì chúng không có lựa chọn nào tốt hơn thế.

Không giống với những đứa trẻ bình thường, những đứa trẻ mưu sinh trên bãi rác kiếm tìm nguồn sống cho mình và gia đình từ những thứ bị người ta vứt lại. Các em không có sự lựa chọn nào khác, không được đến trường, không quần áo gọn gàng sạch sẽ, không vô tư vô lo, “gánh nặng cơm áo” khiến các em phải nai lưng bên đống rác mỗi ngày.

Larry là cậu bé 8 tuổi, em mới đến bãi rác Mindoube, ngoại ô Libreville, thủ đô của Cộng hòa Gabon để “hành nghề” mấy tháng nay. Vác theo một bao tải lớn và nhặt bất cứ thứ gì có thể bán được nhét vào đó. Có hàng chục đứa trẻ như Larry, chân đi ủng cao su, quần áo lấm lem rách rưới, nơi ở của chúng là những chiếc lều tạm bợ được dựng lên bằng tấm kim loại và vật liệu tái chế, nằm ngay trong bãi rác.

Kiếm sống bên đống rác

Không giống với những đứa trẻ bình thường, những đứa trẻ mưu sinh trên bãi rác kiếm tìm nguồn sống cho mình và gia đình trên những thứ bị người ta vứt lại (Ảnh: tổng hợp)
Không giống với những đứa trẻ bình thường, những đứa trẻ mưu sinh trên bãi rác kiếm tìm nguồn sống cho mình và gia đình từ những thứ bị người ta vứt lại (Ảnh: tổng hợp)

Mỗi ngày, những chiến xe ben sẽ chở khoảng 800 tấn rác thải tới đây, những đứa trẻ sẽ bắt đầu lang thang nhặt nhạnh. Chúng tìm kiếm kim loại, đặc biệt là đồng, thứ có thể bán với giá khoảng 3,5 USD một kg. Khói mù mịt bao trùm khắp bãi rác vì có những người đang đốt các đồ vật điện tử để lấy đồng.

Môi trường làm việc ở các bãi rác tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, các em có thể bị thương bởi các phế liệu sắc bén như mảnh sành, kim loại, không khí ô nhiễm, mẩn ngứa hoặc các bệnh về đường hô hấp. Cũng đã có em bé 5 tuổi bị xe tải cán rác cán trúng và tử vong. 

Đối với các em, mùi hôi nồng nặc của rác, tiếng vo ve của ruồi nhặng hay mảnh sành làm đứt chân tay là chuyện bình thường. Nhưng như Larry nói: "Cháu làm việc ở đây 15 giờ mỗi ngày. Cháu không đi học nữa. Cháu không có lựa chọn nào khác".

Còn Daniel, 17 tuổi với vết sẹo lớn trên ngực do một thanh kim loại gây ra thì chia sẻ: "Cháu đến đây để kiếm một chút tiền giúp đỡ gia đình". 

Crepin, một thanh niên 20 tuổi có “thâm niên” 5 năm nhặt rác ở đây nói rằng đây là kế sinh nhai của các em, là cuộc sống hàng ngày của các em.

Gabon là một quốc gia nhỏ ở Trung Phi có 2 triệu dân, là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất lục địa và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới năm 2017, 1/3 người dân Gabon sống dưới mức nghèo khổ. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế, rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học và vật lộn tìm cách kiếm sống cùng gia đình.

Cô Grace Ongo-Mbou, chủ tịch Hiệp hội quyền công dân Gabonese khi chứng kiến những tai nạn và sự cơ cực của các em, đã cố gắng nâng cao nhận thức cho trẻ em làm công việc thu gom rác thải và kêu gọi chúng đến trường, tham gia các hoạt động thể thao. 

Nhưng điều này thật khó khăn và không biết đến khi nào các em mới có sự lựa chọn và cuộc sống tốt hơn. Bởi, khi bữa ăn trước mắt còn lo chưa đủ thì khó mà nói đến những chuyện tương lai xa xôi, huống chi các em còn phải kiếm tiền để nuôi gia đình. 

Những đứa trẻ với làn da cháy nắng đang đánh đổi tuổi thơ trên chính những bãi rác này. 

Muôn nẻo mưu sinh

Sự nghèo khó đến cùng cực đã đẩy những đứa trẻ lao vào vòng mưu sinh bất chấp rủi ro và tính mạng như việc khai thác mica "máu" (Ảnh: tổng hợp)
Cô bé Pooja và hàng chục ngàn những đứa trẻ đang vật lộn kiếm sống bằng việc khai thác mica "máu" (Ảnh: tổng hợp)

Sự nghèo khó đến cùng cực đã đẩy những đứa trẻ lao vào vòng mưu sinh bất chấp rủi ro và tính mạng. Đôi khi, các em còn không hiểu rõ những việc mình làm sẽ nguy hiểm đến thế nào cho bản thân, cũng có khi thấy nó xảy ra ngay trước mắt nhưng xem đó như điều bình thường, vì chúng không có lựa chọn nào tốt hơn thế.

Ở một ngôi làng xa xôi của Ấn Độ, vào mỗi sáng, Pooja Bhurla đều thức dậy cạnh bà ngoại trên một chiếc giường dệt nhỏ trong phòng khách của gia đình, chỉ cách một sải tay là chỗ ở của đàn dê. Năm 11 tuổi em nghĩ rằng ở chung phòng với động vật cũng thú vị, nhưng giờ thì có lẽ đây là một cực hình.

Em sẽ chuẩn bị mọi thứ và theo cha đến khu mỏ khai thác mica. Tại đây, cô bé cùng những đứa trẻ Ấn Độ khác (có đứa chỉ 5 tuổi), vác theo giỏ, búa, và đá chui vào những hầm mỏ khai thác. Chúng luồn lách trong những cái hang nhỏ, mang theo chiếc giỏ đựng trên lưng để đào cả rổ cát lẫn Mica chuyền ra ngoài, Mica sau đó sẽ được lọc qua một tấm lưới đãi cát, được phân loại và mang về. 

Nếu Pooja may mắn, cô bé có thể kiếm được 20-30 rupee một ngày làm việc (khoảng 6.000 - 9.000 VNĐ). 

Pooja chỉ là một trong số 22.000 trẻ em Ấn Độ đang làm việc trong các mỏ mica ở các bang lân cận Jharkhand và Bihar. Nếu hầm mỏ sập trong khi cô bé vẫn ở bên trong, em có thể bị thương, liệt hoặc chết. 

Một mối nguy hại khác chính là những lớp bụi mịn dày đặc đầy độc hại ở hầm mỏ là thứ mà những người đào Mica thường xuyên hít phải, qua thời gian lâu dài, điều đó khiến phổi của họ bị tổn hại nghiêm trọng và mắc các bệnh như bụi phổi (silicosis), lao và hen suyễn, thậm chí dẫn đến tử vong… 

Pooja và nhiều đứa trẻ khác không biết mica sẽ đi đâu sau khi bán nó cho các nhà môi giới trong thị trấn - chúng chỉ biết rằng nó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình mình.

Rất nhiều tai nạn chết người đã xảy ra ở những mỏ khai thác mica như vậy, nên người ta còn gọi đó là “Mica máu”.

Mica là một loại khoáng chất tự nhiên, sau khi tán mịn sẽ được thêm vào trong thành phần các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như phấn mắt, son môi, má hồng… để tạo nên những ánh nhũ tự nhiên đẹp mắt và an toàn. Vì thế Mica rất “được lòng” các hãng mỹ phẩm lớn như: L’Oreal, Revlon, Mac, Sephora…

Và Cobalt ‘máu’

Dorsen, 8 tuổi và một "đồng nghiệp" khác - cô bé Monica mới lên 4 tuổi đang làm việc ở Katanga, một khu mỏ khai thác cobalt bị ô nhiễm nặng ở Congo. Công việc chính của các em là dùng đôi bàn tay bé nhỏ của mình để đào bới, tìm kiếm cobalt. Một người canh gác đứng bên cạnh giám sát công việc của Dorsen và sẵn sàng giơ tay dọa đánh khi em chểnh mảng. 

Dorsen, hay Monica chỉ là trường hợp cụ thể trong số 40.000 trẻ em đang làm việc tại mỏ khai thác cobalt ở Congo, nơi chất độc phủ đầy những đôi mắt ngây thơ và mệt mỏi đến hắt hiu của các em. Với mức lương rẻ mạt, chưa đến 1 USD/ngày, các em phải làm việc ở đây bất kể mưa hay nắng, để tìm ra được quặng cobalt - nguyên liệu chính trong công nghiệp sản xuất pin cho điện thoại, máy tính và xe điện. 

Apple,Tesla cùng nhiều công ty công nghệ lớn đang đối mặt với cáo buộc bóc lột lao động trẻ em để khai thác cobalt, nguyên liệu hiếm dùng để sản xuất pin. (Ảnh: tổng hợp)
Apple,Tesla cùng nhiều công ty công nghệ lớn đang đối mặt với cáo buộc bóc lột lao động trẻ em để khai thác cobalt, nguyên liệu hiếm dùng để sản xuất pin. (Ảnh: tổng hợp)

Không có con số chính xác về số trẻ em đã thiệt mạng tại các khu khai quặng cobalt tại vùng Katanga. Liên Hiệp Quốc ước tính con số này vào khoảng 80 em/năm. Thậm chí, nhiều bé gái mới 9, 10 tuổi đã trở thành nạn nhân của các vụ tấn công tình dục và mang thai khi còn quá nhỏ. 

Dù bị đánh đập, la mắng suốt ngày, Dorsen hay lũ trẻ ở đây cũng không có lựa chọn nào khác. Lũ trẻ đều cho biết, mỗi ngày ở đây đều như địa ngục. Còn Tổ chức Lao động Quốc tế đã mô tả việc khai thác cobalt ở Congo là "một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất".

Không một ai có thể biết tương lai và sự sống của các em mai sau sẽ ra sao. Đây có phải là một thực trạng “vô phương cứu chữa”? Ai sẽ là người cứu vớt những sinh mệnh bé nhỏ này thoát khỏi thực tại nghèo đói cùng cực và đau thương ấy? 

Có quá nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ mà chưa biết tới khi nào mới có câu trả lời. Chỉ biết rằng cho đến lúc ấy, cậu bé Dorsen, cô bé Pooja, cậu bé Larry và hàng chục ngàn trẻ em khác vẫn phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh của mình bằng những công việc nguy hiểm, trong khi chờ đợi điều gì đó tốt đẹp hơn có thể thay đổi được cuộc đời của chúng.

Xem thêm:

>> Từ vụ phát hiện 6 đứa trẻ rách rưới bẩn thỉu, dẫn tới sự thật rùng rợn bị che dấu

>Ma cà rồng có thật, nhưng hoàn toàn khác với những gì chúng ta tưởng tượng

Đông Mai

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP