Gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, cả sông Trường Giang và sông Hoàng Hà đều xuất hiện lũ lụt, thảm họa không ngớt, mới đây tỉnh Thanh Hải lại có tuyết rơi ngay giữa tháng Sáu âm lịch.

Tiếp theo trận bão tuyết vào tháng Sáu âm lịch ở Bắc Kinh, hôm qua (17/8), tức 28/6 âm lịch, trang “Tin tức Bắc Kinh” đưa tin, tại huyện Trạch Khố, huyện có diện tích lớn thứ hai của châu tự trị dân tộc Tạng Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc bất ngờ có tuyết rơi. Đoạn video cho thấy ở vùng núi cao và đồng cỏ phía xa tuyết rơi trắng xóa cả một vùng. Các nhân viên của cục khí tượng huyện này cho biết rằng, những năm trước trong khoảng thời gian này chưa bao giờ thấy có tuyết rơi. Thời gian tuyết rơi lần này cũng khá ngắn. Cư dân địa phương cho biết, nhiều người phải khoác áo choàng Tây Tạng bằng nhung để tránh rét.

Ngoài huyện Trạch Khố ra, nhiều video đăng tải trên mạng cho thấy, ngày 16/8, huyện Kỳ Liên nằm ở phía bắc huyện Trạch Khố cũng có tuyết rơi. Được biết, dãy núi Kỳ Liên Sơn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thanh Hải và biên giới phía tây của tỉnh Cam Túc.

Video trên mạng cho thấy, ngày 16/8, tuyết rơi tại “miệng núi Nga Bác Lĩnh”, nơi cao nhất của thị trấn Nga Bác Lĩnh, huyện Kỳ Liên, Châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải.

Cùng ngày (16/8), tại thị trấn Nga Bảo, huyện Kỳ Liên, Châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải cũng có tuyết rơi.

Về điều này, cư dân mạng bày tỏ: “Hôm nay là ngày 16/8/2020, tức ngày 27/6 năm Canh Tý. Đây là trận tuyết tháng Sáu lần thứ 7 trong năm Canh Tý đã được biết! Thiên tượng dị thường, thảm họa lần lượt xuất hiện, rốt cuộc đang ám chỉ điều gì? Có bao nhiêu người vẫn còn đang say ngủ?”

Còn cư dân mạng khác nói: “Tuyết tháng Sáu, thiên cổ kỳ oan, thiên tượng dị thường, Trung Cộng diệt vong. Có quá nhiều oan khuất trên đất nước này! Có quá nhiều hồn ma trên thế giới đang tìm đến ĐCSTQ đòi mạng”.

Trước đó, ngày 28/7/2020, tại quận Đông Thành, Bắc Kinh có tuyết rơi, cư dân mạng cho rằng hôm đó là ngày mùng 8/6 năm Canh Tý, tuyết rơi tháng Sáu, có oan tình lớn. Ngày 26/7, cũng có cư dân mạng nói rằng ở quận Môn Đầu Câu, Bắc Kinh có tuyết rơi.

Thật trùng hợp, ngày 20/7/1999 cũng là ngày mùng 8/6 âm lịch, ngày hôm đó ĐCSTQ đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Tạ Điền, ​​một giáo sư tại trường đại học công lập ở Aiken, Nam Carolina, Hoa Kỳ, đã đăng dòng trạng thái trên Twitter của mình: “Mọi người đều biết ‘oan Đậu Nga’, Đậu Nga khi bị xử oan đã chỉ tay lên trời thề, kết quả trời giáng tuyết giữa tháng 6. Ngày nay kỳ oan lớn nhất là gì? Có ai đã từng nghĩ chưa? Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, độc ác hơn nữa ĐCSTQ đã tiến hành mổ cướp nội tạng từ những người còn sống, tạo ra thiên cổ kỳ oan! Ngày 20/7/1999 của 21 năm trước, cũng là ngày 8/6 âm lịch! Có phải trùng hợp không? Ông trời đang thương khóc, cảnh báo con người thế gian. Hãy mau chóng thoái xuất khỏi cái đảng tà ác đó và tự cứu lấy mình! Trời diệt ĐCSTQ chỉ là vấn đề thời gian thôi!”

Khi đó, cư dân mạng khác lại bày tỏ rằng: “Theo cách tính thời gian của người xưa là tháng Sáu, tháng Sáu có tuyết rơi ắt phải có kỳ oan”.

“Tuyết rơi tháng Sáu, theo cách nói của tổ tiên thi oan khuất này không phải nhỏ”.

“Tháng Sáu âm lịch… … Đây đúng thật là tuyết tháng Sáu mà!”

“Thời kỳ cuối của nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh cũng không thấy nhiều chuyện kỳ ​​quái xuất hiện cùng lúc như vậy. Dị tượng này báo hiệu điều gì?”

Theo Gao Jing, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Theo ĐKN