Hội nghị Y tế Thế giới đã tổ chức cách đây vài ngày, Trung Quốc đã bị cô lập chưa từng thấy, bị ngoại giới chế giễu là một “cô nhi” trong hội nghị. Có bình luận nói rằng, hành vi che giấu dịch của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến nó trở thành đối tượng bị toàn thế giới bài xích.
James Gorrie – Nhà báo chuyên mục của Epoch Times viết rằng, ĐCSTQ đã tạo ra sự bùng phát của đại dịch virus Vũ Hán, giờ có nói dối hay đổ lỗi cho người khác cũng chẳng ích gì. Ngoài ra, ĐCSTQ đã xuất khẩu vật tư y tế cho các quốc gia chịu tổn thất khác, còn chỉ trích họ đã không thể bảo vệ người dân khỏi sự xâm hại của virus, nhưng dường như chẳng có quốc gia nào hâm mộ Trung Quốc cả.
Bài viết chỉ ra, các thủ đoạn ác độc mà ĐCSTQ thực hiện, đều nhằm mục đích biến mình trở thành ông chủ của thế giới mới. Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các nước châu Âu và các nước khác bắt đầu quyết liệt với ĐCSTQ.
Trên thực tế, trước khi bệnh dịch xâm hại toàn cầu, thế giới cũng đang xa lánh với ĐCSTQ, cho dù là trộm cắp công nghệ hay tài sản trí tuệ đến các hoạt động giao dịch đối đầu, hay là thao túng tiền tệ cho đến cài đặt phần mềm gián điệp trên mạng 5G, ĐCSTQ sớm đã bất hòa với các đối tác thương mại toàn cầu ở nhiều phương diện.
Hiện nay, thay đổi chuỗi cung ứng sản phẩm từ thị trường Trung Quốc đã trở thành một xu thế. Tổng thống Mỹ Trump áp đặt mức thuế khổng lồ đối với các sản phẩm của Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD, để đẩy nhanh xu thế này.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sau thảm họa toàn cầu lớn nhất kể từ Thế chiến II, ĐCSTQ cũng không tỏ ra hối lỗi. Trái lại, các nhà ngoại giao ĐCSTQ đã thể hiện sự kiêu ngạo hung hăng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thô lỗ và coi thường các đối tác thương mại.
Trên thực tế, như chúng ta đều biết, ĐCSTQ luôn thiếu những đặc trưng cao thượng đại diện cho phẩm giá con người, như sự đồng cảm, thiện ý, cởi mở, thành tín.
Ngoại giao “chiến lang” của ĐCSTQ không chỉ không thể lôi kéo được các quốc gia khác, mà còn khiến họ xa lánh hơn, đặc biệt là các nước Bắc Âu giàu có. Thụy Điển vừa đóng cửa Học viện Khổng Tử cuối cùng ở nước này và chấm dứt quan hệ với các thành phố kết nghĩa của Trung Quốc.
Cả Anh và Đức đang xem xét lại quyết định sử dụng Huawei cho hệ thống mạng 5G trên toàn quốc của họ, đồng thời đang thảo luận với Úc về việc tìm kiếm khoản bồi thường hàng trăm tỷ đô la từ ĐCSTQ.
Ở Đức, sự mất lòng tin với ĐCSTQ sâu sắc đến mức toàn bộ chính sách với Trung Quốc đều đang được xem xét.
Tây Ban Nha, Hà Lan và Cộng hòa Séc cũng tuyên bố công khai rằng họ đã mua khẩu trang và bộ dụng cụ thử nghiệm kém chất lượng từ ĐCSTQ.
Úc hy vọng sẽ điều tra nguồn gốc của virus Vũ Hán, dù cho Bắc Kinh có đe dọa tẩy chay rượu và thịt bò, Úc vẫn không nao núng.
Kazakhstan, Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi cũng phàn nàn về cách đối xử phân biệt chủng tộc với người châu Phi của chính quyền ĐCSTQ tại Quảng Châu.
Tại Hoa Kỳ, lời kêu gọi tách rời giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ngày càng mãnh liệt. Bài viết cho biết, rõ ràng ngày nay, cơ hội thiết lập bất kỳ mối quan hệ đối tác lâu dài nào giữa Washington và Bắc Kinh là gần như bằng không. Các hành động của ĐCSTQ đã cho thấy rằng đó là một đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ, thậm chí là toàn bộ phương Tây.
Bài viết biểu thị, ĐCSTQ đã cố gắng sắp xếp lại trật tự thế giới theo cách riêng của mình, một kế hoạch đe dọa sự thịnh vượng của các khu vực khác trên thế giới. Điều này sẽ chỉ làm tăng các cuộc khủng hoảng gần đây của ĐCSTQ, chứ không làm giảm bớt.
Tư Trung Quân – Cựu Sở trưởng Sở nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, gần đây đã chỉ ra rằng “chủ nghĩa bá quyền mới” của ĐCSTQ đối với phương Tây bắt nguồn từ Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn chống phương Tây vào đầu thế kỷ 20. Tư Trung Quân nói, chừng nào các nhà hoạch định chính sách chỉ đạo Bắc Kinh theo lý niệm này, “Trung Quốc sẽ không thể chiếm một vị trí trong nền văn minh hiện đại của thế giới”.
Gia Hưng (Theo NTDTV)
Đăng theo Tinh Hoa