Vào ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một bài báo kêu gọi “hợp tác Trung – Mỹ” và “đối thoại thẳng thắn”. Nhưng cùng ngày, chính quyền lại sử dụng “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” để tiến hành một vụ bắt giữ quy mô lớn ít nhất 10 người ở Hồng Kông, bao gồm cả Jimmy Lai (Lê Trí Anh), người sáng lập Next Digital.
Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành văn bản tổng kết công tác nửa đầu năm nay và giới thiệu trọng tâm của giai đoạn tiếp theo. Trong khi đề cập đến quan hệ Trung-Mỹ đã tuyên bố “muốn dựa trên tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, cùng Hoa Kỳ xây dựng quan hệ Trung-Mỹ dựa trên sự phối hợp, hợp tác và ổn định”.
Bài báo còn nói rằng, phản đối việc “thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ thành một cuộc chiến tranh lạnh mới” và kêu gọi Trung Quốc và Mỹ “đối thoại thẳng thắn” và “kiểm soát sự chia rẽ”..vv.. Đồng thời tuyên bố rằng ĐCSTQ “không bao giờ xưng bá, không bao giờ tham gia vào việc bành trướng”, “không làm ra ‘mô hình Trung Quốc (ĐCSTQ)”...
Bài báo này cũng giống với các tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị và Giám đốc Văn phòng Ngoại giao Dương Khiết Trì, cả hai đều tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục “duy trì quan hệ Trung-Mỹ” trên cơ sở bảo vệ cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của ĐCSTQ. Vương Nghị thậm chí còn đề xuất cái gọi là “tránh đối đầu” và “không cắt đứt quan hệ”..vv..
Đài Á Châu Tự Do (RFA) trích dẫn các nguồn tin nói rằng, ĐCSTQ đang rơi vào những khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Cái gọi là “duy trì quan hệ Trung-Mỹ” có lẽ là kết quả đạt được tại Hội nghị Bắc Đới Hà vừa mới kết thúc. Các nhà bình luận cho rằng đây có thể là một nỗ lực của ĐCSTQ với ý đồ một lần nữa thi triển trò “giấu nghề”, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ không thể cho ĐCSTQ thêm một cơ hội nào nữa.
Vào sáng cùng ngày, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã đưa ra một văn bản cho biết 3 cha con Lê Trí Anh cùng 4 giám đốc điều hành OneMedia đã bị bắt tại Hồng Kông.
Cuối ngày hôm đó, Chu Đình, cựu phó tổng thư ký của “Demosistō” (một tổ chức dân chủ ủng hộ quyền tự quyết cho Hồng Kông), Tông Trạch Hòa, cựu thành viên của “Học dân tư triều” (nhóm những người hoạt động Hồng Kông được thành lập vào ngày 29/5/2011 bởi các học sinh trung học) và thành viên của “Hương cảng cố sự” (sự kiện Hồng Kông) là Lý Vũ Hiên cũng bị bắt đi.
Ngoài ra, cảnh sát Hồng Kông cũng truy nã Mark Simon, trợ lý của Lê Trí Anh được cho là đang ở bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Cảnh sát Hồng Kông thông báo vào đêm hôm đó rằng Chu Đình và hai người khác bị nghi có dính líu đến việc hoạt động “câu kết tập thể với thế lực nước ngoài”, và một nhà điều hành truyền thông cấp cao nào đó đã hỗ trợ tài chính cho việc này.
Đối mặt với truy vấn của các phóng viên truyền thông, phát ngôn viên cảnh sát liên tục phủ nhận rằng vụ bắt giữ có liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trước đó, vào ngày 7/8, Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo sẽ xử phạt 11 quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hồng Kông, bao gồm Hạ Bảo Long, giám đốc Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của ĐCSTQ và Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) về việc thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”.
Việc ĐCSTQ bất ngờ bắt giữ Lê Trí Anh có liên quan đến việc đàn áp quyền tự do báo chí của Hồng Kông, điều này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của quốc tế.
Bài phát biểu của Boris Johnson, Thủ tướng của nước Anh nói rằng, vụ việc càng cho thấy “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” được dùng để loại bỏ những tiếng nói đối lập.
Liên minh châu Âu cũng lên tiếng nói rằng, điều đáng lo ngại hơn chính là khi “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” đang được sử dụng để bóp chết quyền tự do ngôn luận và báo chí.
Gia Hưng (Theo Tinh Hoa)