“Tất cả những vận động viên siêu việt dã ưu tú đều chết”, một cư dân mạng cho biết.
Giới chức Trung Quốc thông báo vào ngày 23/5 rằng 21 vận động viên, bao gồm các nhà vô địch marathon của Trung Quốc, đã chết trong cuộc thi siêu việt dã ở tỉnh Cam Túc do thời tiết khắc nghiệt.
Danh sách tử vong bao gồm Liang Jing, 31 tuổi, người giữ kỷ lục siêu việt dã của Trung Quốc, Huang Guanjun, 34 tuổi, người chiến thắng cuộc thi marathon nam dành cho vận động viên khiếm thính tại Thế vận hội Paralympic quốc gia Trung Quốc 2019, và các vận động viên nổi tiếng về siêu việt dã Huang Yinbin và Cao Pengfei.
Một cư dân mạng Trung Quốc viết trên Weibo hôm Chủ nhật (23/5): “Tất cả những vận động viên siêu việt dã ưu tú đều chết”.
Những video và hình ảnh do các vận động viên sống sót quay được tại hiện trường và chia sẻ trên mạng xã hội, cho thấy rằng các vận động viên bị mắc kẹt ở khu vực vắng người và không thể mua quần áo để giữ ấm cũng như thức ăn.
"Đây chắc chắn là một thảm họa do con người gây nên!", một cư dân mạng Trung Quốc từ tỉnh Quảng Đông bình luận sau khi một bản tin đưa tin tuyên bố của giới chức Trung Quốc vào ngày 23/5.
"21 người này đã bị chết cóng!" Hãng tin The Economic Observer viết trong một bài bình luận hôm Chủ nhật, đồng thời yêu cầu giới chức Trung Quốc suy xét về thảm kịch. “Nếu ban tổ chức đã dựng các lều y tế cách nhau 5km, thì đã có thể giảm thiểu được thảm họa”.
Bi kịch
Cuộc thi siêu việt dã ở Cam Túc được chính quyền địa phương tổ chức tại Công viên Rừng Đá Hoàng Hà ở thành phố Baiyin, Tây Bắc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, gồm 2 cự ly: 5km và 21 km.
Cuộc đua bắt đầu lúc 9:00 sáng ngày 22/5, và ban tổ chức ước tính rằng tất cả các vận động viên có thể hoàn thành cuộc đua vào ngày thứ hai.
Thị trưởng Baiyin Zhang Xuchen cho biết tại cuộc họp báo hôm Chủ nhật: “Trong khoảng thời gian ngắn, mưa đá và mưa băng bất ngờ rơi xuống, có gió giật mạnh. Nhiệt độ giảm mạnh”.
Tờ The Time của chính phủ Trung Quốc đã phỏng vấn 3 vận động viên còn sống sót vào Chủ Nhật (24/5), cho biết có 172 vận động viên đã tham gia cuộc thi ultramarathon. Tất cả đều là vận động viên chuyên nghiệp vì “cuộc đua trên núi cần kết thúc trong vòng 20 tiếng. Những vận động viến bán chuyên nghiệp hoàn toàn không thể làm được”.
Vào sáng sớm, trời có gió và nhiều mây, nhưng ban tổ chức không khuyến cáo vận động viên mang theo quần áo ấm, như áo gió. “Thời tiết xấu khi chúng tôi bắt đầu cuộc đua. Nhưng tôi đã theo những người khác vì họ vẫn tiếp tục chạy. Vào lúc 1 giờ chiều, cơn mưa trở nên nặng hạt hơn và gió mạnh tới mức có thể sẽ thổi bay tôi bất cứ lúc nào”, một vận động viên giấu tên cho biết.
Người chạy tốt nhất (lấy tên là Gao) ở đoạn giữa trạm CP2 và CP3 của cuộc đua cho biết: đây là “chặng khó khăn nhất. Đường rất dốc, có đá và bùn. Chúng tôi đã phải dùng cả tay và chân để leo lên”.
Một vận động viên (lấy tên là Li) đã quyết định rời cuộc đua ngay khi thời tiết xấu khi đang ở chặng giữa CP1 và CP2. Anh đã chạy vào CP2 để uống nước nóng và ăn nhanh nhất có thể. Anh nói: “Mưa đập vào lưng tôi như những mũi kim. Chúng tôi (những người chạy tại CP2) đã bàn bạc và quyết định dừng cuộc đua”.
Vào thời điểm đó, Gao đang ở giữa chặng CP2 và CP3 cùng các vận động viên khác chạy trước. Anh vẫn tiếp tục cuộc đua trong thời tiết xấu vì không nhận được khuyến cáo dừng cuộc thi từ ban tổ chức.
Tuy nhiên, sau đó Gao quyết định dừng chạy vì bị cảm lạnh.
“Tất cả mười ngón tay của tôi đều mất cảm giác. Tôi đưa ngón tay vào miệng, nhưng lưỡi tôi cũng lạnh”, Gao nói.
Trên đường trở lại CP2, anh thấy nhiều vận động viên đã kiệt sức: “Tôi thấy rất nhiều vận động nằm trên mặt đất kiệt sức. Khoảng sáu hoặc bảy người trong số họ sủi bọt trong miệng”.
Gao cho biết anh rất buồn khi không thể giúp đỡ được các vận động viên đó vì bản thân anh gần như bị đóng băng và không có đủ năng lượng.
"Những người chạy được cứu sống là những người vẫn còn tỉnh táo và có thể tự đi lại", một vận động viên lấy tên Feifei nói. Cô đã quay lại để cứu những vận động viên khác.
Cuộc đua kết thúc vào lúc 2 giờ chiều thứ Bảy, nhưng đã quá muộn.
Chiều 23/5 theo giờ địa phương, chính quyền thành phố Baiyin thông báo 21 vận động viên đã thiệt mạng, 8 người bị thương phải nhập viện và những người khác đang được cấp cứu.
Lỗi của ban tổ chức hay do thời tiết khắc nghiệt
Vào ngày 23/5, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đều đưa tin rằng thảm họa là do thời tiết và đổ lỗi cho cơ quan khí tượng thuỷ văn. Tuy nhiên, một số lượng lớn cư dân mạng Trung Quốc lại tập trung vào sự chuẩn bị của ban tổ chức.
Tờ Economic Observer đã so sánh cuộc đua siêu việt dã ở tỉnh Cam Túc với các cuộc đua xuyên quốc gia khác. Trong cuộc thi Gobi desert marathon ở Mông Cổ, ban tổ chức đã chuẩn bị hoa quả là dưa hấu và các đồ ăn thức uống khác cho các vận động viên trên đường chạy. Nhưng ở Cam Túc, các vận động viên không được hỗ trợ gì trong hầu hết đoạn đường đua.
Tờ báo này chỉ ra rằng thời tiết địa phương không ổn định vào mùa xuân và ban tổ chức biết rõ rằng một số khu vực của cuộc đua không thể tiếp cận được bằng bất kỳ phương tiện nào. Tuy nhiên, họ cũng không bố trí máy bay trực thăng dự phòng.
Hãng tin tư nhân Kuai Tech đưa tin hôm Chủ nhật (23/5) rằng một người nông dân chăn gia súc tên là Zhu Keming đang ở gần đó khi thảm họa xảy ra. Anh này đã đốt lửa trong một hang động gần đó để giải cứu 6 người.
Tờ Economic Observer đã yêu cầu giới chức Trung Quốc suy xét về thảm kịch và cần tổ chức cuộc thi chuyên nghiệp trong tương lai.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Đăng theo NTDVN