Tháng 8/2021 trên bầu trời thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc xuất hiện tiếng kêu quái dị kéo dài 3-4 tiếng đồng hồ. 4 tháng sau nơi đây bùng phát đại dịch kép, toàn thành phố bị phong tỏa, biến thành Vũ Hán thứ 2.
Tiếng kêu lạ trên bầu trời Tây An
Vào tháng 8/2021, một cư dân mạng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã đăng một đoạn video nói rằng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 8/8/2021, người ta lần lượt nghe thấy những tiếng kêu quỷ dị trên bầu trời Tây An. Nó kéo dài liên tục trong 2 – 3 giờ, sau đó cư dân mạng đã quay một vài video và đăng chúng lên Internet. Chỉ trong thời gian ngắn, số lượt xem video đã lên tới gần 200.000 lượt, và hàng nghìn bình luận sôi nổi bên dưới.
Người đăng video cho biết: “Tôi chắc chắn và khẳng định rằng âm thanh này là từ trên bầu trời phát ra. Nhưng rốt cuộc nó là thứ âm thanh gì thì tôi không biết. Tôi cũng rất thích thú về loại hiện tượng này, cũng từng xem các video về cảnh tượng tương tự trên Internet. Nhưng vị trí tôi đang quay không nằm ngay bên dưới nơi âm thanh phát ra, âm thanh là từ góc trên bên phải phát ra. Thanh âm đôi khi rất lớn, nhưng tôi đã không bắt được.”
Từ đoạn video do cư dân mạng quay tại hiện trường, chúng ta có thể nghe thấy ngoài tiếng mưa còn có những tiếng kêu lạ liên tục từ trên trời phát ra. Nó giống như âm thanh của cái bàn sắt bị xê dịch, hoặc giống như tiếng kêu của quái thú. Cũng có người nói rằng đây là thanh âm của tiếng kèn, trong ‘Kinh thánh – Khải huyền’ cho rằng “âm thanh của tiếng kèn ngày mạt kiếp” sẽ báo trước thảm họa cuối cùng của nhân loại. Một số người lại cho rằng đây là tiếng gầm của rồng từ trên trời truyền xuống, năm ngoái ở Quý Châu cũng là tiếng gầm của rồng nhưng là ở dưới lòng đất. Rốt cuộc nó là thứ âm thanh gì thì không ai nói rõ được, nhưng tiếng kêu quỷ dị này thực sự khiến người nghe rợn tóc gáy.
Chỉ 4 tháng sau khi tiếng kêu lạ phát ra từ bầu trời Tây An, tức là trong tháng 12 này, 2 bệnh dịch lớn là Covid-19 và sốt xuất huyết bùng phát ở Tây An. Bắt đầu từ ngày 23, Tây An đã thực hiện các biện pháp phong tỏa khẩn cấp.
Video tiếng kêu kì dị phát ra trên bầu trời Tây An
Tây An biến thành Vũ Hán thứ 2, nhiều điểm trùng hợp đến kinh người
Tây An bắt đầu bị phong tỏa từ ngày 23. Đây là một thành phố cấp 1 khác ở Trung Quốc bị phong tỏa khẩn cấp sau Vũ Hán, hơn nữa nó giống với tình cảnh Vũ Hán bị phong tỏa cách đây hơn một năm đến kinh người. Hiện tại, đối với việc phong thành khẩn cấp này là do loại virus nào thì phía chính quyền Trung Quốc vẫn giữ bí mật không nói. Người ta đang đặt câu hỏi liệu rằng Tây An bị phong thành là vì bệnh viêm phổi hay sốt xuất huyết?
Chính quyền thành phố Tây An vào chiều ngày 22 đã ban hành lệnh đóng cửa thành phố Tây An. Một thành phố với dân số 13 triệu người, kể từ 0 giờ ngày 23/12/2021, Khoảng 90 quận trong thành phố bị phong tỏa, quản lý nghiêm ngặt. Theo thông báo từ phía chính phủ: 2 ngày một lần, mỗi hộ chỉ được 1 người ra ngoài mua đồ dùng sinh hoạt, nếu không cần thiết thì bắt buộc không được bước chân ra khỏi nhà.
Hơn 3.000 trường học trong thành phố, hơn 2 triệu học sinh không được đến trường và buộc học trực tuyến, tất cả các hoạt động đào tạo ngoại tuyến đều bị đình chỉ, tất cả các địa điểm kinh doanh không thiết yếu đều đóng cửa. Đồng thời, tuyến vận tải khách đường dài của thành phố tạm dừng, không cho taxi, gọi xe trực tuyến vào các khu vực có nguy cơ từ trung bình đến cao, không ra khỏi khu vực nội thành.
Dân thành phố cả đêm đổ xô đi mua đồ dùng hàng ngày, đám đông trong chợ tăng vọt và những người dân bị phong tỏa nhiều ngày kêu cứu trên mạng do “thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu”. Hiện tại, Tây An rất giống hoàn cảnh ở Vũ Hán trước đây khi thành phố bị đóng cửa, và người dân địa phương lo lắng, hoảng loạn.
Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã bị phong tỏa lúc 0 giờ ngày 23/12. Điểm này rất giống với Vũ Hán trước đây, lúc đó nơi này cũng đột ngột bị đóng cửa vào ngày 23. Cụ thể Vũ Hán bị ‘phong thành’ vào ngày 23/1/2020, một ngày trước Giao thừa Tết cổ truyền của Trung Quốc. Bây giờ, Tây An đóng cửa vào ngày 23/12/2021, tức là một ngày trước đêm Giáng sinh ở phương Tây. Trùng hợp đến giật mình.
Vào ngày đầu tiên thành phố bị đóng cửa, truyền thông đại lục đưa tin hiện trường, theo đó cho thấy những con đường bình thường đông nghịt xe và các điểm tham quan nổi tiếng giờ không còn bóng người. 13 triệu dân của thành phố “biến mất” chỉ sau một đêm, giống như cảnh kết thúc một bộ phim.
Theo cư dân mạng trên Weibo, vào khuya ngày 22, rất đông nhân viên phòng chống dịch mặc quần áo bảo hộ tập trung trên đường phố Tây An, bầu không khí rất khẩn trương, căng thẳng. Những đám đông như làn sóng người xuất hiện ở nhiều siêu thị, rất nhanh sau đó các mặt hàng trên kệ gần như bị quét sạch.
Giao thông đình trệ, hỗn loạn, dịch bệnh tiến vào thời kỳ cao điểm
Vào ngày 20/12/2021, dịch bệnh Corona mới bùng phát ở Tây An. Chiều ngày 20 chính quyền Trung Quốc chính thức thông báo: Các trường tiểu học và trung học ở thành phố Tây An đóng cửa hoàn toàn. Công dân làm việc ở Tây An phải có giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 48 giờ. Các nhà chức trách thông báo rằng mã sức khỏe sau khi kiểm tra là “mã đỏ” và có gần 15.000 công dân cần được kiểm dịch.
Vào ngày 20, một hệ thống quét mã phòng chống dịch bệnh của Tây An bị hỏng, khiến giao thông trên các tuyến đường nơi đây bị ùn tắc. Một số video trực tuyến cho thấy các ga tàu điện ngầm và xe buýt địa phương vào ga bằng thẻ căn cước, và phương tiện phải xếp hàng dài để chờ tới lượt; cũng có nhiều hàng đợi trên đường cao tốc.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất là khi ai đó đi qua trạm, họ bị người gác cổng yêu cầu phải thề rằng đã làm kiểm tra axit nucleic, nếu không sẽ không được phép qua. Một người đàn ông giơ tay trái lên và nói: “Tôi thề rằng tôi chắc chắn đã thực hiện xét nghiệm axit nucleic”. Một người đàn ông mặc vest khác nói: “Người Trung Quốc không nói dối người Trung Quốc, tôi tuyệt đối đã làm xét nghiệm”. Chỉ có như vậy mới có thể vượt qua.
Vào ngày 22, Tây An thông báo có 127 người dương tính trong đợt kiểm tra axit nucleic thứ hai. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh, thì thế giới bên ngoài luôn đặt nghi vấn về số ca nhiễm thực tế ở địa phương có thể vượt xa con số mà chính phủ thông báo.
Hiện tại có 3 chuỗi lây nhiễm được phát hiện ở Tây An, đến từ khách sạn, phòng khám ngoại trú và trường đại học. Theo nhận định của các chuyên gia trong ĐCSTQ: dịch ở Tây An đã tiến vào thời kỳ cao điểm, nhưng chuỗi lây nhiễm không rõ ràng. Hiện tại, dịch bệnh ở Tây An đã lan đến 14 quận, huyện, hơn nữa còn lan sang 5 thành phố khác bao gồm Hàm Dương, Diên An, Đông Hoan, Bắc Kinh và thành phố Chu Khẩu ở Hà Nam.
Sốt xuất huyết bùng phát gây chết nhiều người, bệnh viện kín chỗ
Tờ “Health Times” ngày 19/12/2021 đưa tin, theo CDC Tây An, kể từ đầu mùa đông, Tây An đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị “sốt xuất huyết”. Vào ngày 18 /12, tài khoản WeChat của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Tây An cũng thông báo rằng: kể từ khi trường hợp sốt xuất huyết đầu tiên được phát hiện ở Tây An, thì hiện nay đã là đỉnh điểm của bệnh sốt xuất huyết, và nguồn lây nhiễm chính là loài Apodemus agrarius (chuột đồng sọc vằn).
Theo báo cáo trên Internet, một số cộng đồng và bệnh viện ở Tây An đã đóng cửa, tất cả các bệnh viện được chỉ định để điều trị bệnh “sốt xuất huyết” đều kín chỗ. Nhiều người đã chết. Trong tối ngày 18, hơn một nghìn nhân viên y tế từ các thành phố khác đã đến Tây An tiếp viện.
Do các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết tương tự như bệnh cúm thông thường nên nhiều bệnh nhân sẽ nhầm nó với bệnh cảm cúm. Vì vậy các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Tây An nhắc nhở: sốt xuất huyết có giai đoạn khởi phát cấp tính, diễn tiến nhanh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong, nên cần thăm khám kịp thời khi có các triệu chứng như sốt.
Theo báo cáo, bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận được viết tắt là sốt xuất huyết. Đây là một bệnh tụ cầu tự nhiên do virus Hanta gây ra và được truyền bởi các loài gặm nhấm như loài Apodemus agrarius (chuột đồng sọc vằn) hay Rattus norvegicus (chuột nâu). Người sau khi bị nhiễm có đặc điểm lâm sàng là sốt, xuất huyết và tổn thương thận.
Cư dân mạng Tây An đã xôn xao trước thông tin rằng xe cấp cứu được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên đường phố, và họ không biết liệu những người trên xe là bệnh nhân nhiễm Covid-19 hay bệnh nhân sốt xuất huyết.
Công dân Tây An: “Đại dịch kép” có thể vượt qua Vũ Hán
Cô Vương, sống ở quận Tây Hàm Tân, Tây An, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, cô nhận được thông báo phong tỏa từ ban quản lý khu dân cư vào lúc 6 giờ chiều ngày hôm đó, tình hình dịch bệnh ở khu vực có lẽ đã khá nghiêm trọng.
Cô nói: “Tôi ước tính đợt dịch hiện tại của Tây An có thể đã vượt qua Vũ Hán trước đây. Không có bệnh sốt xuất huyết nào ở Vũ Hán khi đó, nhưng lần này Tây An lại gặp phải ‘đợt dịch kép’. Bây giờ người dân ở khắp đất nước đang chú ý đến Tây An.”
Bà Vương cũng tiết lộ rằng bà nghe tin nhiều người đã chết vì bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận ở quận Trường An, Tây An nhưng phía nhà chức trách chưa công bố thông tin chi tiết về các bệnh nhân, khiến dư luận rất hoang mang.
Anh Trần – thành viên trong gia đình của một bệnh nhân sốt xuất huyết ở Tây An, nói với các phóng viên: “Hiện tại theo tôi được biết có ít nhất 10 người trong ICU (khu vực chăm sóc đặc biệt) này, và tất cả đều bị sốt xuất huyết. Trong đó có một gia đình 2 cha con, trước đó người cha bị sốt xuất huyết, 2 ngày sau người con cũng đến, cả 2 cha con trong gia đình này đều đi cấp cứu, tất cả đều bị sốt xuất huyết.” Nhưng hiện tại, các quan chức Tây An chưa thông báo về những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Người dân Tây An kêu cứu: “cách ly khiến người dân chết đói”
Tây An có dân số thường trú gần 13 triệu, nhiều hơn Vũ Hán 600.000 người. Các biện pháp phong tỏa của Tây An rất giống với khi Vũ Hán bị đóng cửa vào năm ngoái, khiến người dân Tây An hoảng sợ. Một cư dân mạng ở Tây An đã đăng một bài viết: “Tôi và bạn tôi đều là những người trẻ tuổi, bình thời phải đi làm, trong lúc nhất thời không kịp tích trữ thực phẩm. Hôm nay đã là ngày thứ 6 rồi, những cư dân trong Tòa nhà 2, Khu B và Khu C của Trường Phong Viên 1, về cơ bản không có ai quan tâm đến những nhu yếu phẩm đảm bảo cho cuộc sống của chúng tôi, cho đến nay không một người đến hỏi han.”
Nhiều cư dân trong cộng đồng phàn nàn trong các nhóm trên mạng như sau: “Rất nhiều nhu yếu phẩm không thể gửi vào, một số bị vứt đi, một số bị trộm mất, có người dân bị đói đến mức lượng đường trong máu xuống thấp”. “Ở nhà không có rau củ để ăn”, “Chết đói rồi”, “Chẳng lẽ ở nhà chờ chết đói”, “Ai còn quan tâm đến chúng ta nữa”, “cách ly khiến người dân chết đói”…
Một số cư dân mạng lại nói: “Thật giống với cảnh tượng Vũ Hán của gần 2 năm trước”, “Nói phong tỏa liền lập tức phong tỏa, khiến siêu thị diễn ra cảnh giành giật cướp bóc đồ ăn. Không biết lúc đó đã có bao nhiêu người bị lây nhiễm.”
Xem thêm:
VIDEO: ông trời đã cho trung quốc rất nhiều cơ hội...
Tử Vi (theo Secret China)
Đăng theo Tinh Hoa