Trong lúc dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) tại Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết và hàng trăm tỷ con châu chấu đang áp sát Trung Quốc, thì tại vùng Vân Nam lại xuất hiện “sát thủ lương thực” – sâu keo mùa thu.
Sâu keo mùa thu đã xâm nhập vào 8 tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Tứ Xuyên, v.v. Chuyên gia dự tính, số lượng sâu và diện tích thiệt hạt chắc chắn sẽ lớn hơn năm ngoái. (Ảnh: CNA)
Ngày 9/3, trang web Agropages.com đưa tin, gần đây các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã kiểm tra phát hiện sâu keo mùa thu xuất hiện tại 288 huyện thuộc 8 tỉnh (khu vực) bao gồm Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quý Châu, Giang Tây. Trạm biên phòng Vân Nam gần đây xuất hiện lượng sâu tăng đột biến.
Sâu keo mùa thu thuộc họ bướm đêm gây hại, trong thời gian ấu trùng nó gây hại cho cây trồng, một con bướm cái có thể sinh hơn 1.000 trứng, trong điều kiện 25 độ C, khoảng 24 – 30 ngày là chúng sinh sôi ra một thế hệ mới, một năm có thể sinh sôi ra vài thế hệ. Mùa đông chúng cũng không ngừng phát triển, cùng với nhiệt độ tăng cao, tốc độ sinh sôi của chúng cũng gia tăng, chủ yếu là gây hại cho ngô.
Theo số liệu thống kê, năm 2019, sâu keo mùa thu lần đầu xâm nhập vào Trung Quốc, khu vực xảy ra chủ yếu ở vùng Tây Nam và Hoa Nam. Ấu trùng bướm có thể ăn lượng lớn lúa, mía, ngô. Từ tháng 2 – 4, loài sâu này đã lan ra xung quanh tỉnh Vân Nam, đến tháng 5 lan đến lưu vực Trường Giang, tổng cộng xâm nhập vào 26 tỉnh thành của Trung Quốc Đại Lục, với diện tích 15 triệu mẫu, diện tích gây hại thực tế vào khoảng 2,46 triệu mẫu.
Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc đã ấn phát thông báo “Phương án Phòng và Kiểm soát sâu keo mùa thu trên toàn quốc năm 2020”, dự kiến năm nay, sâu keo mùa thu sẽ có xu hướng quay trở lại, các địa phương đều có khả năng nguy hại tập trung.
Ngày 6/3, báo cáo về tình hình dịch côn trùng gây hại cho thấy, thống kê ban đầu ở 176 huyện (thị trấn, khu) của 7 tỉnh (khu vực) kiểm tra thấy ấu trùng của sâu keo mùa thu, tổng diện tích lên đến 760.000 mẫu, hiện tại diện tích xảy ra đã gần 550.000 mẫu. Các tỉnh Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông đều phổ biến xuất hiện, có một số khu vực có lượng sâu tương đối lớn.
Theo Báo Khoa học Trung Quốc chỉ ra, ông Hồ Cao, Giáo sư Viện Bảo vệ Thực vật Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, “Mùa Đông đến mùa Xuân năm nay, nhiệt độ đều tương đối cao hơn so với các năm, cho nên phạm vi của sâu keo mùa thu ở khu vực trú đông rộng hơn so với dự báo trước đó.” Thông thường, sâu keo mùa thu trú đông ở khu vực đường đẳng nhiệt phía nam có nhiệt độ lạnh nhất là 10 độ C. “Mọi năm, đường này ở gần chí tuyến Bắc, nhưng năm nay đã dịch chuyển về phía Bắc 2 vĩ độ, vùng nam bộ Tứ Xuyên cũng phát hiện sâu gây hại trú đông.”
Bà Khương Ngọc Anh (Jiang Yuying), Phó Phòng Dự báo Sâu bệnh Gây hại thuộc Trung tâm Dịch vụ Thúc đẩy Công nghệ Nông nghiệp Trung Quốc cũng cho biết, ngày 6/3 năm nay công bố về tình hình sâu bệnh, tương đương với tình hình sâu bệnh vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm năm ngoái; tháng Ba, sâu keo mùa thu bắt đầu “liên tục di chuyển về hướng Bắc sớm hơn, sớm hơn 1 tháng so với năm ngoái. Tháng 5 – 6, có thể đến khu vực Hoàng Hà như Hà Nam, Sơn Đông; tháng 7 có thể vào khu vực ngô vụ xuân ở Đông Bắc. Dự tính, năm nay diện tích sâu hại trên toàn Trung Quốc chắc chắn sẽ lớn hơn năm ngoái.”
Trước đó, ông Ngô Khổng Minh (Wu Kongming), Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc từng nói với tờ Tân Kinh báo rằng năm 2020, việc “phòng chống sâu keo mùa thu vô cùng gay go”.
Ông Vương Chấn Doanh (Wang Chenying), Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Côn trùng Nông nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cũng cho rằng tình hình sâu keo mùa thu gây hại trong năm 2020 có thể sẽ phức tạp hơn so với năm 2019.
Huệ Anh