“Với thời tiết trời nắng thuận lợi như ngày hôm nay, những người yêu thiên văn Việt Nam hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần kính thiên văn hoặc bất kỳ thiết bị đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, ống nhòm hoặc một kính thiên văn nhỏ sẽ làm nổi bật các chi tiết trên bề mặt mặt trăng. Chúng ta hãy chọn một địa điểm thoáng đãng, không ô nhiễm ánh sáng, nhìn về phía đông lúc 18 giờ 18 phút đến 19 giờ khi mặt trăng mọc và chiêm ngưỡng sự kiện tuyệt vời này”, ông Vũ Thế Hoàng, Chủ tich Hội Thiên văn Hà Nội chia sẻ trên báo Thanh Niên.
Theo ông Hoàng, nguyệt thực toàn phần cùng với siêu trăng là hai hiện tượng sẽ diễn ra tối nay (26/5) và đang được săn đón bởi tất cả những người yêu thiên văn trên thế giới. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng đi qua vùng bóng đối của trái đất, khi đó bề mặt của mặt trăng sẽ có màu đỏ hoặc đỏ nâu.
Tại khu vực Trung tâm Thái Bình Dương, với hầu hết nước Úc, New Zealand và vùng rìa của châu Đại Dương có thể quan sát toàn bộ quá trình này. Nguyệt thực sẽ đạt cực đại vào 18 giờ 19 phút (giờ Việt Nam).
Còn tại Việt Nam, ông Hoàng cho biết: “Tất cả các tỉnh thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng này. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng quan sát được pha nguyệt thực toàn phần, ngay cả với những khu vực có thể quan sát được pha toàn phần thì điều này cũng khá khó vì pha toàn phần xảy ra khi mặt trăng vừa mới mọc, còn đang ở rất thấp trên đường chân trời”.
Dù vậy, người yêu thiên văn vẫn có thể quan sát tốt nhất pha một phần từ sau 18 giờ 30 phút ở phía đông, khi mặt trăng đã nhô lên khỏi đường chân trời cùng với chòm sao Bọ Cạp.
Tại Hà Nội, bắt đầu từ khoảng 18 giờ 30 phút, mặt trăng xuất hiện từ đường chân trời, người xem có thể tìm về hướng đông để bắt đầu quan sát hiện tượng này.
Trong suốt 14 phút nguyệt thực toàn phần diễn ra, mặt trăng có thể có màu đỏ hay còn gọi là “trăng máu”. Lần nguyệt thực này diễn ra chỉ vài giờ sau khi mặt trăng đạt tới điểm gần với trái đất nhất (điểm cận địa), chính vì vậy nó còn được gọi là siêu trăng máu.
VIDEO - GIẢI MÃ SIÊU TRĂNG MÁU THÁNG 5
Pha toàn phần có thể được quan sát ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên, tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 18 giờ 29 phút, khi đó, chúng ta chỉ có thể quan sát pha một phần và nửa tối lúc sau.
Thời gian tốt nhất để quan sát tại Hà Nội là sau 19 giờ, khi mặt trăng đã nhô lên đường chân trời và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bụi và khí quyển.
Còn tại TP.HCM, nguyệt thực đạt cực đại từ 18 giờ 18 phút và kết thúc vào 18 giờ 25 phút, người dân tại TP.HCM có thể quan sát hiện tượng này.
“Với thời tiết trời nắng thuận lợi như ngày hôm nay, những người yêu thiên văn Việt Nam hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần kính thiên văn hoặc bất kỳ thiết bị đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, ống nhòm hoặc một kính thiên văn nhỏ sẽ làm nổi bật các chi tiết trên bề mặt mặt trăng. Chúng ta hãy chọn một địa điểm thoáng đãng, không ô nhiễm ánh sáng, nhìn về phía đông lúc 18 giờ 18 phút đến 19 giờ khi mặt trăng mọc và chiêm ngưỡng sự kiện tuyệt vời này”, ông Hoàng chia sẻ.
Theo báo Người lao Động, để chiêm ngưỡng trăng máu lần nữa, bạn sẽ phải đợi đến tháng 5/2022.
Xem thêm:
>> Sẽ có chuyện lớn xảy ra khi xuất hiện trăng máu?
Theo ĐKN