Một cuộc điều tra đã tiết lộ rằng Facebook đang nhận tiền từ Trung Quốc để quảng bá tuyên truyền của Đảng Cộng sản phủ nhận những hành động tàn bạo đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Theo The Press Gazette, gã khổng lồ của Thung lũng Silicon đã nhận tiền của Bắc Kinh để quảng bá các bài viết phản đối sự việc mà Washington gọi là tội ác diệt chủng ở Tân Cương,
China Daily và CGTN - kênh truyền hình do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây bị cấm ở Anh - đã trả cho công ty của Mark Zuckerberg chỉ vài trăm USD một lần để đăng các bài viết tuyên truyền đến cho hàng triệu người dùng trên Facebook. Trang web phân tích quảng cáo của Facebook cho thấy bài đăng này chủ yếu nhắm vào nam thanh niên ở Nepal, giáp Tân Cương.
Điều này được tiết lộ khi Facebook gây chiến với Australia với việc cấm người sử dụng ở đất nước này chia sẻ và truy cập tin tức trên trang nền tảng. Đây là động thái nhằm trả đũa khi Sydney đe dọa buộc Facebook phải trả tiền cho các công ty truyền thông vì đã sử dụng nội dung của họ.
Hóa ra, Facebook đã chỉ tính phí China Daily ít hơn 400 USD để để đăng tải bài viết tuyên truyền đến một triệu người dùng. Nội dung của bài đăng này là nhằm cáo buộc các phương tiện truyền thông phương Tây và các chính trị gia là “dối trá” và đưa “thông tin sai lệch” về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Hai bài tuyên truyền khác nhằm làm giảm bớt căng thẳng của quốc tế về vấn đề Tân Cương được China Daily đăng tải trên Facebook với mức phí rất nhỏ. Những quảng cáo này sau đó đã bị Facebook gỡ bỏ, tuy nhiên, chúng đã “kịp” lan tỏa hàng triệu người dùng mạng xã hội trên thế giới.
Các bài tuyên truyền gần đây trên Facebook đăng tải clip các nhà bình luận phương Tây thảo luận về hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ và nói: “Các chính trị gia, các tổ chức tư vấn và giới truyền thông làm việc cùng nhau để sắp xếp các câu chuyện thu hút sự chú ý của công chúng và thường xuyên lan truyền ý thức trong công chúng với ý đồ xấu”.
Một video khác do China Daily tài trợ gọi các báo cáo về các trại giam giữ ở Tân Cương là “hoàn toàn sai sự thật” và “bắt chước các thủ thuật của truyền thông phương Tây”.
Một cuộc điều tra của The Press Gazette đã phát hiện một bài báo khác của China Daily nói: “Câu chuyện về một Tân Cương bị áp bức là một huyền thoại mà phương tiện truyền thông phương Tây không chịu từ bỏ”.
CGTN, đã được phát sóng ở Anh vào đầu tháng này sau khi cơ quan giám sát phát hiện nó vi phạm các quy tắc cấp phép về tính công bằng, đã trả tiền cho Facebook để quảng cáo một bài đăng quảng bá 'trung tâm đào tạo nghề' ở Tân Cương.
Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận việc họ đang cố gắng loại bỏ bản sắc văn hóa dân tộc của Tân Cương, thay vào đó nói rằng các trại thực tập là để “cải tạo lao động”.
Ước tính hiện có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa đến các trại bí mật. Theo các nhóm nhân quyền ở trong các trại, họ bị cấm theo đạo Hồi, nhồi nhét chủ nghĩa Cộng sản, phụ nữ thì bị hãm hiếp và triệt sản.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã ra lệnh cho các quan chức ở Tân Cương đáp trả một cuộc tấn công khủng bố năm 2014 ở tỉnh này một cách 'hoàn toàn không khoan nhượng'. Các quan chức Hoa Kỳ khẳng định rằng cuộc nổi dậy đã được sử dụng như một cái cớ để Bắc Kinh thực hiện tội ác diệt chủng ở khu vực này.
Tháng 1 vừa qua, chính phủ Mỹ tuyên bố rằng các hành động của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ là tội diệt chủng, còn Bắc Kinh thì gọi tuyên bố này là “những cáo buộc dối trá và vô căn cứ”.
Hiện Facebook đã ngừng chạy quảng bá các tin bài nêu trên của China Daily và CGTN vì chúng thể hiện quan điểm chính trị - vi phạm các quy tắc của gã khổng lồ công nghệ này. Tuy nhiên chỉ trong vài ngày chờ Facebook thực hiện việc gỡ bỏ, các bài báo đã kịp tràn ngập trên màn hình máy tính và điện thoại di động trên toàn cầu.
Bất chấp việc Facebook bị chặn ở Trung Quốc, các hãng tin nhà nước như CGTN, China Daily, China Xinhua News, People's Daily và CCTV, vẫn sử dụng trang mạng xã hội này để quảng bá nội dung của mình. Họ hiện là một trong 6 trang tin tức được thích nhất trên thế giới trên Facebook.
Nhiều bài đăng của họ có vẻ vô thưởng vô phạt, khoe mẽ như bài về Vạn lý trường thành, về những chú gấu trúc bản địa, ...nhưng cũng có những bài lại mang màu sắc tuyên truyền chính trị một cách trắng trợn.
Vào tháng 1 năm 2019, CGTN đã trả chưa đến 100USD cho bài đăng trích dẫn một nhà ngoại giao Malaysia với phát ngôn: 'Những gì chúng tôi thấy trong chuyến thăm trái ngược với một số báo cáo của phương tiện truyền thông phương Tây. Hiện Tân Cương đang tìm kiếm cách thức hiệu quả để chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.'
Một bài đăng của China Daily tuyên bố báo cáo của Reuters về người Hồi giáo ở Tân Cương là “giả mạo”.
Vào tháng 4 năm 2019, China Daily đã trả 100 USD để quảng bá một video với hình ảnh người Mexico đang trèo qua hàng rào biên giới để vào Hoa Kỳ.
Một tháng trước đó là câu chuyện về lũ lụt 'thảm khốc' đối với các vùng đất nông nghiệp ở Nebraska, với hình ảnh xác gia súc chất thành đống cao.
Những bài viết này đều đã bị gỡ, nhưng chúng cũng đã kịp tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng với chi phí chỉ 100 USD.
Đầu năm 2021, khi Bắc Kinh chịu áp lực ngày càng tăng từ Washington về các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, các phương tiện truyền thông của họ đã đăng tải các bài đăng phủ nhận những hành động sai trái của họ ở Tân Cương.
Vào ngày 26 tháng 1, nó đã trả tiền cho Facebook để quảng bá bài viết phản đối một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã tìm thấy bằng chứng về 380 trại ở Tân Cương.
Một bài đăng khác được tài trợ cho biết: “Có phải lao động cưỡng bức đang diễn ra ở Tân Cương không? China Daily đã phỏng vấn hơn 50 công nhân tại các nhà máy trên khắp Tân Cương. Hãy xem để tìm hiểu những gì chúng tôi đã khám phá ra”.
China Daily tuyên bố: “Các bài báo của phương Tây về Tân Cương, Trung Quốc thường đưa ra những thông tin sai lệch. Họ chỉnh sửa, viện dẫn các báo cáo vô căn cứ và tạo ra thành kiến trong tâm trí người đọc, theo một cuộc điều tra đặc biệt của China Daily phát hiện”.
Tháng 1 năm nay, CGTN đã trả 200-299 USD để quảng cáo một bài xã luận lập luận rằng “phương tiện truyền thông phương Tây bóp méo các trường nội trú Tân Cương”.
Cũng trong tháng 1, họ đã trả chưa đến 500 USD để quảng bá một bài báo có tiêu đề: “Điều kiện thực tế ở các trường nội trú ở Tân Cương là gì? Những trường này đã mang lại những thay đổi gì cho học sinh địa phương?”, trong đó CGTN đã phỏng vấn một số học sinh nội trú tại Shenta Middle School ở Tân Cương.
Ông Imran Ahmed, giám đốc điều hành của Trung tâm Chống lại sự căm thù, nói với The Press Gazette rằng “thật đáng kinh tởm khi Facebook đang lấy tiền để quảng bá tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Thật phi lý khi họ tuyên bố rằng họ đã không thấy rằng 5 trong số 6 trang tin tức được yêu thích nhất của họ đang thúc đẩy sự chia rẽ và bôi nhọ hành vi tàn bạo. Sẽ không ai tin rằng họ đã không nhận ra”.
Một phát ngôn viên của Facebook nói với MailOnline: “Là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm cung cấp sự minh bạch hơn về quảng cáo, Facebook không cho phép các bài đăng về chính trị được quảng bá mà không tuyên bố từ chối trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về người quảng bá chúng.
“Trong trường hợp này, chúng tôi đã từ chối một số quảng cáo được chia sẻ với chúng tôi vì không tuyên bố chúng có mang tính chất chính trị, điều đó có nghĩa là chúng không được phép chạy trên nền tảng của chúng tôi”.
“Chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn ai là người đứng sau những tin tức mà họ thấy trên Facebook”.
“Đó là lý do tại sao năm ngoái, chúng tôi cũng đã công bố kế hoạch gắn nhãn các hãng truyền thông chịu sự kiểm soát biên tập hoàn toàn hoặc một phần của chính phủ như một phần trong nỗ lực minh bạch quảng cáo rộng rãi hơn của chúng tôi và sẽ tiếp tục triển khai điều này cho nhiều nhà xuất bản hơn”.
Năm ngoái, Facebook dã tuyên bố đóng băng quảng cáo chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nói rằng bất kỳ video nào về phát biểu của ông Trump mà không có thông tin bối cảnh sẽ bị gỡ xuống.
Ngày 3 tháng 3 vừa qua, Facebook lại “quay ngoắt 180 độ”, thông báo sẽ hủy bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị. Theo đó, bắt đầu từ ngày 4-3, các nhà quảng cáo trên nền tảng Facebook có thể chạy quảng cáo mới hoặc bật quảng cáo chính trị hiện có. Đối với những người chạy quảng cáo mới, họ sẽ cần một tuần để đợi xét duyệt. Rất nhanh sau đó, ông
Alexandria Ocasio-Cortez, đảng viên Đảng Dân chủ cũng quả quyết rằng quảng cáo chính trị trên Facebook có thể là một phần quan trọng cho các chiến dịch kỹ thuật số của đảng Dân chủ, và hiện nay, các quảng bá của Bắc Kinh ngập tràn trên Facebook cũng được bật đèn xanh với động thái này.
Mộc Trà
Theo Daily Mail
Đăng theo NTDVN