Dựa theo tiên tri của Thánh Malachy cho thấy: Giáo hoàng Phanxicô đương nhiệm sẽ trở thành vị giáo hoàng cuối cùng trong lịch sử nhân loại, nhân loại sắp phải đối mặt với “Phán xét cuối cùng”?…
“Tiên tri giáo hoàng” còn gọi là tiên tri của Thánh Malachy (Saint Malachy), tương truyền được biên soạn bởi Malachy O’Morgair, một nhà tiên tri và là Tổng giám mục tại Ireland vào thế kỷ 12. Năm 1139, Thánh Malachy đi thăm thành Roma, trên đường đi, ông nhìn thấy hiện tượng lạ liên quan đến tương lai và hình ảnh của tổng cộng 112 vị giáo hoàng trước khi Phán xét của ngày tận thế cuối cùng diễn ra. Thánh Malachy viết lại những hiện tượng lạ này và một sâu chuỗi những từ ngữ ẩn dụ ngắn gọn bằng tiếng Latinh lên trên 5 trang giấy da dê, rồi giao nó cho Giáo hoàng Innôxentiô II (Innocens II) của thời bấy giờ.
Trong tiên tri của Thánh Malachy, không chỉ ra tên của các Giáo hoàng trong tương lai, mà chỉ miêu tả đặc điểm nhân vật, hoặc ẩn dụ thông qua các chi tiết có liên quan như quốc gia, băng đeo tay, huy chương. Sau khi đức Giáo hoàng Innôxentiô II đọc xong đã niêm phong lại và cất vào kho lưu trữ tài liệu trong giáo triều. Từ đó bản thảo gốc bị mọi người lãng quên, cho đến năm 1590 mới được con người phát hiện lại từ đầu.
Tuy nhiên, trong chính sử lại không có bất cứ ghi chép nào liên quan đến bản thảo gốc này cả, trong tiểu sử của Thánh Malachy cũng không có nhắc đến tiên tri này. Vì vậy có người cho rằng tiên tri này được ngụy tạo vào cuối thế kỷ 16, một số người thậm chí còn cho rằng tác giả thật sự của nó là Nostradamus, mượn danh của Thánh Malachy, để tránh bị chỉ trích vì tiên tri về sự hủy diệt quyền lực của Giáo hoàng. Còn những người ủng hộ tiên tri này thì lại nói rằng, cho dù ngày nay không thể xác định được thân phận thật sự của tác giả đã viết ra, nhưng tiên tri này vẫn có giá trị, hơn nữa nó đã từng tiên tri chính xác về bối cảnh và nguồn gốc của rất nhiều Giáo hoàng.
Trong “Tiên tri giáo hoàng”, tiên tri về vị giáo hoàng kế tiếp sau Giáo hoàng Innôxentiô II là “lâu đài trên sông Tevere”. Mà Cêlestinô II (Celestine II) giữ chức Giáo hoàng từ năm 1143-1144 chính là được sinh ra trong một tòa lâu đài ở trên sông Tevere (sông Tiber).
Tiên tri về giáo hoàng Luciô II (Lucius II) trị vì từ năm 1144-1145 là “kẻ địch bị đuổi đi”. Vị Giáo hoàng này đã bị đuổi ra khỏi Roma trong thời gian nhậm chức.
Giáo hoàng Grêgôriô VIII (Gregory VIII), trị vì vào năm 1187. “Tiên tri giáo hoàng” tiên tri về ông là “Thanh kiếm của Saint Laurent”. Trên huy hiệu của vị giáo hoàng hồng y này có hai cây thanh. Năm 1187, thành Jerusalem bị các tín đồ Hồi giáo chiếm đóng. Giáo hoàng Grêgôriô VIII đã ban hành một sắc lệnh, kêu gọi Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới cầm kiếm lên để giành lại thánh địa.
Giáo hoàng Clêmentê IV (Clenment IV), trị vì từ năm 1265 đến năm 1268. Tiên tri về ông chính là “con rồng tuyệt vọng”. Trong cuộc chiến tranh giành ngôi vua tại Sicilia, vị Giáo hoàng này đã bắt tay với em trai của vua Pháp là Charlie, đánh bại Manfred đến từ Đế quốc Đức, mà gia huy của Manfred chính là con rồng.
Giáo hoàng Cêlestinô V (Celestine V) trị vì trong năm 1294. Tiên tri về ông chính là “cuộc sống cô độc”. Ông từng sống ẩn cư ở trong núi, ông làm Giáo hoàng được vài tháng, sau đó từ chức và quay trở về với cuộc sống ẩn cư. Ông là người đầu tiên thoái vị chức Giáo hoàng trong lịch sử.
Giáo hoàng Paul IV, trị vì từ năm 1555 đến năm 1559. Tiên tri về ông chính là “lòng tin của Peter”. Tên ban đầu của vị giáo hoàng này là Peter Carafe. Carafe có nghĩa là lòng tin.
Giáo hoàng Urbanô VIII (Urbain VIII), trị vì từ năm 1623 đến năm 1644. Tiên tri về ông là “bách hợp và hoa hồng”. Ông sinh ra tại giáo phận Florence của Ý, biểu tượng của vùng đất này là hoa bách hợp. Trong huy chương của giáo hoàng Urbanô VIII có ba cặp ong đang hút mật từ hoa bách hợp và hoa hồng.
Giáo hoàng Alexanđê VII (Alexandre VII), trị vì từ năm 1655 đến năm 1667. Tiên tri về ông là “người giữ cửa của đỉnh núi”. Trên gia huy của gia tộc ông, có một ngọn núi nằm ở vị trí trung tâm.
Giáo hoàng Biển Đức XV (Benedict XV), trị vì từ năm 1914 đến năm 1922. Tiên tri về ông là “giáo hoàng khổ nạn”. Trong nhiệm kỳ của ông đã trải đại dịch cúm Tây Ban Nha và Cách Mạng tháng 10 Nga, khiến cho thành viên trong Giáo hội Công giáo bị giảm bớt, và uy tín của ông cũng chịu một cú đả kích rất lớn.
Bước vào giai đoạn hiện đại, Gioan Phaolô II (John Paul II) trở thì vị giáo hoàng 110 trong tiên tri của thánh Malachy, cũng là vị giáo hoàng thứ 3 đếm ngược từ dưới lên. Tiên tri về ông là “mục vụ của Mặt trời”, còn được phiên dịch thành “nhật thực”. Ngày sinh và ngày cử hành tang lễ của vị Giáo hoàng này đều trùng vào ngày nhật thực, xác suất của sự trùng hợp này là vô cùng nhỏ.
Vị giáo hoàng thứ hai đếm ngược từ giới lên trong tiên tri chính là Biển Đức XVI (Benedict XVI) tuyên bố thoái vị vào ngày 11 tháng 2 năm 2013. Tiên tri về ông là “vinh quang của cành ô-liu”. Sau khi Đức Hồng Y Ratzinger của nước Đức đắc cử, mọi người đều tưởng rằng lời tiên tri không còn linh nữa, bởi vì Ratzinger và nước Đức đều không có liên quan gì đến cành ô-liu cả. Tuy nhiên, khi Tòa thánh tuyên bố rằng tân giáo hoàng chọn “Benedict” (Biển Đức) làm danh hiệu tôn quý của mình, mọi người mới đột nhiên hiểu ra rằng: Dòng Benedict (Dòng Biển Đức) trong lịch sử còn được gọi là “Dòng Ô-Liu”.
Vị giáo hoàng thứ 112 cuối cùng trong tiên tri chính là Giáo hoàng Phanxicô (Francis) đương nhiệm, tiên tri về ông là “Petrus Romanus” (người La Mã Phêrô).
Nguyên văn Latinh của đoạn tiên tri này được viết như sau:
In the extreme persecution of the Holy Roman Church, there will sit [i.e., as bishop].
Peter the Roman, who will pasture his sheep in many tribulations:
and when these things are finished, the city of seven hills will be destroyed,
and the terrible judge will judge his people.
The End.”
Đại ý của đoạn tiên tri này là: “Trong thời kỳ bức hại sau cùng của Giáo hội La mã, người La Mã tên Phêrô sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa rất nhiều những trận bức hại. Sau khi một thành phố bảy ngọn đồi (thành Roma) bị phá huỷ, Thiên Chúa mà con người luôn kính sợ sẽ phán xét muôn dân của ngài. Hết”.
Đoạn tiên tri này chỉ ra tên của vị giáo hoàng trong thời mạt kiếp là người La Mã tên Peter (Peter the Roman, hoặc phiên dịch thành người La Mã Phêrô). Thiên Chúa giáo sẽ đi hết hành trình cuối cùng dưới sự cai trị của ông. “Thành phố bảy ngọn đồi” có thể muốn ám chỉ rằng sau khi thành phố và nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại bị hủy diệt, thì Phán xét cuối cùng của thời kỳ tận thế sẽ đến, Chúa sẽ phán xét những con dân ở mặt đất.
Có lẽ sẽ có người nói rằng Phanxicô (Francis) là người Argentina chứ không phải là “người La Mã” như trong tiên tri của thánh Malachy đã nói. Nhưng căn cứ vào tài liệu cho thấy: cha của Phanxicô di dân từ Ý đến Argentina, Phanxicô cũng có dòng máu của Ý, vì vậy nói ông là “người La Mã” cũng là hợp lý. Ngoài ra, Giáo hoàng Phanxicô chọn tên danh hiệu này là để tưởng nhớ vị Thánh nổi tiếng của Cơ Đốc giáo, “Thánh Phanxicô”, tên đầy đủ của ông là “Francesco di Pietro di Bernardone”, từ “Pietro” trong tiếng Ý chính là “Peter” trong tiếng Anh, là “Phêrô” trong tiếng Việt.
Dựa theo tiên tri của Thánh Malachy cho thấy: Giáo hoàng Phanxicô đương nhiệm sẽ trở thành vị giáo hoàng cuối cùng trong lịch sử nhân loại, nhân loại sắp phải đối mặt với “Phán xét cuối cùng” – cũng là thời gian trong nhiệm kỳ của ông. Rất nhiều tiên tri của Thánh Malachy đều đã ứng nghiệm, vậy liệu tiên tri cuối cùng này có ứng nghiệm thêm một lần nữa không?
Theo Vision Times
Châu Yến biên dịch
Đăng theo ĐKN