Lễ Phục Sinh đã hé mở cho chúng ta biết một thiên cơ hết sức quan trọng, từ tiếng Anh của Lễ Phục Sinh là ‘Easter‘ – có nghĩa là ‘phương Đông’. Vậy thiên cơ này khai thị cho nhân thế điều gì?
Ảnh: DKN.
Lời tiên tri thánh nhân sẽ xuất hiện ở phương Đông
Lễ Phục Sinh (Easter) là một ngày lễ đặc biệt trong tôn giáo phương Tây. Vào ngày lễ long trọng này, người phương Tây có phong tục dùng trứng Phục Sinh để tượng trưng cho ý nghĩa của sự “tái tạo”, “sinh ra” và “sống lại”. Tuy nhiên, từ xưa đến nay những lời tiên tri nổi tiếng của phương Đông và phương Tây đều để lại những thông tin quan trọng cho nhân loại ngày nay: Sẽ có một vị Thánh nhân cứu thế xuất hiện ở phương Đông, mang đến ân điển tái tạo cho loài người…
Tình trạng suy thoái đạo đức và tính tham lam ích kỷ của con người ngày nay là điều chưa từng có trong lịch sử, tình trạng hỗn loạn sinh tồn và nguy hiểm tính mạng từ các cuộc đối kháng, xung đột, chiến tranh cướp đoạt và tấn công khủng bố giữa các vùng miền và các nhóm sắc tộc khác nhau trên trái đất đang ngày càng nghiêm trọng và đáng sợ hơn bao giờ hết.
Từ tiếng Anh “Easter” bắt nguồn từ Lễ Phục Sinh của thời xưa mang ý nghĩa là “phương Đông”. Trong những lời tiên tri vĩ đại từ xưa đến nay đều có dự ngôn về sự xuất hiện của một vị Thánh nhân tới cứu thế nhân loại trong thời điểm đạo đức xã hội đang ngày càng bại hoại, thiên tai nhân họa liên tiếp giáng xuống…
Tiên tri phương Tây, ví dụ như trong cuốn sách “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus đã dự ngôn rằng: Thánh nhân cứu thế xuất hiện ở phương Đông, sẽ mang lại cuộc sống mới và sự tái tạo cho nhân loại. Điều kỳ diệu là nội dung lời tiên tri của phương Tây lại tương ứng với những tiên tri của phương Đông. Những tiên tri thần kỳ của phương Đông, ví dụ như trong “Thôi Bối Đồ” của nhà Đường, “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng) của Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, v.v… đều nhắc tới sự kiện về Thánh nhân cứu thế xuất hiện ở phương Đông, và một điều trùng hợp ngẫu nhiên nữa là, những lời tiên tri này đều là cốt lõi chung của những lời tiên tri vĩ đại, để cứu người, để chỉ ra lối thoát cho nhân loại trong thời loạn thế.
Lời tiên tri trong “Các Thế Kỷ”
Sách tiên tri “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus được viết cách đây khoảng 500 năm về trước, cuốn sách này hiện nay đang là cuốn sách liên quan đến những lời tiên tri phương Tây được đọc nhiều nhất, độ chính xác của những lời tiên tri này cũng khiến người ta rất kinh ngạc.
Trong bài 29 của thế kỷ thứ 2 trong “Các Thế Kỷ” miêu tả một người phương Đông (The Easterner) dùng lòng từ bi của Thần để cứu rỗi “mỗi một người” trên thế giới này:
Một người phương Đông rời bỏ quê hương của mình,
Xuyên qua dãy núi Apennine đi đến nước Pháp,
Vị ấy sẽ xuyên qua không gian thời gian, đại dương và băng tuyết.
Mọi người đều bị lay động bởi cây gậy thần của vị ấy
Tiếng Anh:
The Easterner will leave his seat,
To pass the Apennine mountains to see Gaul:
He will transpire the sky, the waters and the snow,
And everyone will be struck with his rod.
Bài 27 trong thế kỷ 2 của cuốn “Các Thế Kỷ” miêu tả Thánh nhân gặp phải gian nan trắc trở trong lúc cứu thế, nhưng những điều này đều không thể ngăn cản ý chí kiên cường của Ngài:
Lời của thánh nhân chịu ngăn trở từ trên trời giáng xuống
Thực hiện khó khăn
Bí mật và chân tướng bị đóng lại
Họ vẫn sẽ tiếp tục tiến về phía trước.
Tiếp theo, trong bài 49 của thế kỷ thứ 3 trong “Các Thế Kỷ” tiết lộ năm trăm năm sau thời kỳ “Các Thế Kỷ” (Nostradamus sinh năm 1503 sau CN), những người trong cùng thế kỷ này, không phân biệt là người phương Đông hay phương Tây, đều nhận được sự khai thị tâm linh của vị Thánh nhân vĩ đại và được thỏa mãn:
Trải qua hơn năm trăm năm con người mới chú ý
Sự tồn tại của họ là niềm vinh dự của thời đại đó
Sự khai thị vĩ đại sẽ đến rất đột ngột
Những người cùng thế kỷ ấy sẽ được thỏa mãn.
Lời tiên tri liên quan đến vị thánh nhân cứu thế trong “Các Thế Kỷ” có sự miêu tả giống với lời tiên tri cổ xưa của phương Đông. Ví dụ như trong dự ngôn “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng cũng tiên tri về tình trạng bĩ cực thái lai khi thánh nhân giải cứu con người trong hoạn nạn:
Khóa 12 trong “Mã Tiền Khóa”:
Trong Khóa thứ 12 của dự ngôn “Mã Tiền Khóa” viết: “Chừng hoạn cứu nạn, thị duy Thánh nhân, dương phục nhi trị, hồi cực sinh minh”. (Tạm dịch nghĩa: Trong thời kỳ kiếp nạn chỉ có duy nhất Thánh nhân mới có thể giải cứu con người, khi con người hiểu ra đạo lý chân chính, sự đảo lộn âm dương quay trở lại bình thường, vạn vật về đúng quy luật tự nhiên thì lúc đó thế giới mới được ổn định, vật cực tất phản, khi sự vật phát triển đến điểm cùng cực thì sẽ phát triển theo chiều ngược lại, cho nên “hồi cực sinh minh”, bĩ cực thái lai, mọi cái đen tối xấu xa đi đến điểm cực hạn thì sẽ quay trở lại với ánh sáng và những điều tốt đẹp).
Tượng 59 trong “Thôi Bối Đồ” tiên tri rằng Thánh nhân chuyên tâm vào Pháp [lý], không có sự phân biệt màu da chủng tộc, tất cả con người trên thế giới đều được cứu rỗi, thế giới trở nên vô cùng hòa hợp:
Nhất nhân vi đại thế giới phúc
Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc
Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh
Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục.
Tạm dịch:
Một người là lớn thế giới phúc
Tay cầm ống xăm nhổ thẻ tre
Đỏ vàng đen trắng không phân biệt
Đông Nam Tây Bắc đều hòa thuận.
Tiên tri trong “Cách Am Di Lục”
Những tiên tri trong “Cách Am Di Lục” nổi tiếng của Hàn Quốc trực tiếp tiết lộ rằng: vào thời kỳ mạt pháp khi đạo đức xã hội của con người suy thoái, Thánh nhân ở phương Đông sẽ xuất hiện ở đời để truyền dạy chính Pháp, và vị Thánh nhân ở phương Đông này, không chỉ cứu độ người phương Đông, mà còn phổ độ chúng sinh của cả phương Đông và phương Tây. Dưới đây là một đoạn trong “Ca từ Cách Am”:
Phương Đông xuất Thánh là điều chắc chắn
Nếu như phương Đông không biết Thánh
Người Anh, Mỹ hiểu Thánh hơn.
Nếu là Đông Tây không biết Thánh.
Chúng sinh thế gian càng không biết phải làm sao.
Trong “Cách Am Di Lục” cũng có nhắc đến lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni, nói rằng Phật giáo lưu truyền ba ngàn năm, lúc này đến thời kỳ mạt pháp, chùa chiền tu viện không còn cứu độ được chúng sinh nữa, lúc này sẽ có Phật Di Lặc xuất thế truyền chánh pháp, quảng độ chúng sinh.
“Cách Am Di Lục” nói: “Tam thiên chi vận Thích Ca dự ngôn, đương mạc hạ sinh Di Lặc Phật”. (Phật Thích Ca tiên tri sau ba ngàn năm nữa, Phật Di Lặc sẽ xuất hiện ở cõi thế), tác phẩm này cũng lại có dự ngôn rằng: “Thích Ca chi vận tam thiên niên, Di Lặc xuất thế trịnh thị vận”. (Sau thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni ba ngàn năm, Phật Di Lặc sẽ xuất hiện cứu thế).
Tiên tri trong “Đế Sư Vấn Đáp Ca” và “Thiêu Bính Ca”
Khi “Đế Sư Vấn Đáp Ca” của Lưu Bá Ôn được chép vào “Vĩnh Lạc Đại Điển”, một đoạn tiên tri “vạn pháp quy tông” không được ghi chép vào và trở thành bí truyền, bởi vì đoạn này có thể nói là thiên cơ “bí mật trong bí mật”, cuối cùng đoạn lời tiên tri này mới được hé lộ từ tu viện ở huyện Nông An tỉnh Cát Lâm lưu truyền rộng rãi vào trong dân gian. Đoạn “vạn pháp quy tông” tiên tri rằng: Khi con người bước vào thời kỳ mạt kiếp, thánh nhân ở phương Đông sẽ xuất hiện cứu thế. Rất trùng khớp với lời tiên tri trong “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc.
Vua hỏi: Người nào truyền Đạo trong thời mạt pháp?
Lưu Bá Ôn nói: Có thơ làm chứng, không tướng tăng cũng không tướng đạo, đội mũ lông cừu nặng bốn lạng (ý muốn nói kiểu tóc của con người hiện đại), chân Phật không ở trong tự viện, vị ấy là Di Lặc nguyên giáo đầu (nguyên giáo đầu: nguồn gốc của vạn pháp, căn bản của tất cả).
Cũng có nghĩa là, người truyền đạo pháp trong thời kỳ cuối cùng sẽ là người nắm giữ nguyên giáo đầu của Phật giáo. “Nguyên giáo đầu” là ý muốn nói đến nguồn gốc của vạn Pháp; chân Phật không ở trong tu viện chùa chiền, mà là hạ phàm dưới hình tượng người bình thường trong xã hội dùng thân phận là một người dân bình thường để truyền dạy nguồn gốc đại đạo của vũ trụ, cũng chính là Phật Di Lặc, vị Phật tương lai trong lời tiên đoán của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc sẽ giáng phàm ở đâu? Đoạn đối đáp dưới đây sẽ nói rõ hơn:
Vua hỏi: Di Lặc giáng phàm ở nơi nào?
Lưu Bá Ôn nói: Nghe thần nói đây, giáo chủ tương lai hạ phàm, không vào tể phủ như quan viên, không làm thái tử trong hoàng cung, không ở tu viện và đạo viện, sinh vào nhà của thường dân, đem vàng rải khắp Yến Nam, Triệu Bắc.
Có nghĩa là vị Phật tương lai lúc hạ phàm sẽ không phải là một thái tử, mà sinh ra trong gia đình bá tánh bình thường, đem chính Pháp của vũ trụ sáng như vàng ròng lan truyền khắp thế gian.
Lời tiên tri trong “Kinh Thánh”
Trong “Đại Thẩm Phán” của Thánh Kinh có nhắc đến vào thời kỳ mạt kiếp sẽ có đấng Messiah giáng thế giải cứu chúng sinh. Quốc học đại sư Quý Tiện Lâm của Trung Quốc và đệ tử của ông là giáo sư Tiền Văn Chung từng tiến hành nghiên cứu, họ phát hiện rằng Phật Di Lặc và đấng cứu thế Messiah là cùng một người. Kinh Phật ở Trung Quốc thời kỳ đầu không phải là sử dụng tiếng Phạn tiêu chuẩn của Ấn Độ. Tiếng Phạn của chữ “Di Lặc” là maitreya, còn trong tiếng Pali gọi là metteya (tiếng Pali là một ngôn ngữ đại chúng được sử dụng ở vương quốc Magadha miền Bắc Ấn Độ vào thời đức Phật còn tại thế). Đấng cứu thế mà người phương Đông chờ đợi có tên tiếng Anh là Messiah, được chuyển thể từ từ “Masiah” (đôi lúc được viết là Mashiach) trong tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) để sử dụng. Thông qua nhiều nghiên cứu về tên gọi, phát hiện “Di Lặc” và “Messiah” là cùng một vị thần cứu độ chúng sinh.
Tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni
Trong các buổi giảng pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, có một đoạn nói về vị Phật tương lai sẽ xuất hộ cứu độ chúng sinh vào thời kỳ mạt pháp, và nói rằng lấy sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm (hoa Udumbara) thiêng liêng trong Phật giáo làm dấu hiệu nhận biết. Trong “Kinh Pháp Hoa Văn Cú” quyển 4 phần thượng có ghi chép: “Loài hoa Ưu Đàm, là loài hoa mang dấu hiệu thiêng liêng. Ba ngàn năm mới xuất hiện một lần, khi xuất hiện là Kim Luân Vương xuất hiện”. Còn có “Huệ Lâm Âm Nghĩa” quyển 8 ghi rõ: “Hoa Ưu Đàm Bà La là hoa của điềm lành và hiện tượng thiêng liêng, là hoa Trời, thế gian không có, nếu Như Lai hạ sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế giới, do vì phước báu và công đức thù thắng, mới khiến hoa này xuất hiện”. Kim Luân Vương chính là đức “Chuyển Luân Thánh Vương”, còn gọi là “Chuyển Luân Pháp Vương”, cũng tức là Phật Di Lặc từng được tiên tri trong kinh Phật. Từ năm 1997 sau khi giới truyền thông bắt đầu đưa tin về hiện tượng xuất hiện của loài hoa Ưu Đàm trên mặt của bức tượng Phật trong một ngôi chùa tại Hàn Quốc, cho thấy Kim Luân Vương cũng tức là Chuyển Luân Thánh Vương đã xuất thế và truyền dạy chính Pháp.
Đấng cứu thế được miêu tả trong Kinh Thánh là “vua của vạn vua, chủ của vạn chủ”. Cách nói này và những tiên tri của phương Tây và phương Đông từ xưa đến nay, như “Các Thế Kỷ”, “Cách Am Di Lục”, “Thiêu Bính Ca”, “Thôi Bối Đồ”… và lời tiên tri được nhắc đến trong Kinh Phật đều cùng nói về một vị Thánh nhân phương Đông đã chuyển sinh hại thế làm bá tánh bình thường.
Con người đang ở trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, theo “Kinh Vô Lượng Thọ” ghi chép: Hoa Ưu Đàm là hoa Trời mang điềm lành thiêng liêng, thế gian không có hoa này, ba ngàn năm xuất hiện một lần, [khi thánh hoa xuất hiện] thì Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, và sẽ truyền dạy một pháp môn tu luyện bất tuyệt thế duyên, không rời xa thế tục mà có thể tu thành Như Lai. Chuyển Luân Thánh Vương còn gọi là Chuyển Luân Pháp Vương, cũng tức là Phật Di Lặc trong tương lai được tiên tri trong Kinh Phật.
Theo Epochtimes
Châu Yến biên dịch
Đăng theo ĐKN