Vào thời điểm nhạy cảm trước phiên họp lưỡng hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thông tin rằng Giang Trạch Dân bị Tập Cận Bình quản thúc tại gia ở Tam Á, Hải Nam. Một số nhà phân tích cho rằng đối mặt với việc bị quốc tế truy cứu trách nhiệm và làn sóng phản đối ở trong đảng ngày càng gia tăng, rất có khả năng ông Tập sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giam lỏng Giang. Họ cho rằng Giang có thể bị quản thúc tại biệt thự của mình ở Hải Nam.
Vào ngày 14/5, trong một chuyên mục của tờ Kanzhongguo (Vision Times), nhà bình luận Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) cho biết ông đã nhận được tin từ một người trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng Giang Trạch Dân hiện đang bị Tập Cận Bình quản thúc tại Tam Á, Hải Nam. Nhưng các tin tức liên quan không cho biết thêm chi tiết. Khi xem xét vấn đề thời cục của ĐCSTQ thời gian gần đây, lại thêm thông tin trên mạng lan truyền ông Giang có biệt thự ở Hải Nam, vì thế các nhà phân tích cho rằng rất có khả năng ông Giang đang bị quản thúc ngay tại nơi ở.
Hiện tại đúng lúc chính quyền ĐCSTQ đang lâm vào thời kỳ nhạy cảm với những rắc rối nghiêm trọng cả trong lẫn ngoài. Với bên ngoài, do ĐCSTQ giấu giếm dịch bệnh nên đang phải đối mặt với yêu cầu bồi thường của nhiều quốc gia. Với bên trong, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trong nước đang không ngừng tăng lên và áp lực kinh tế là chưa từng có. Lưỡng hội đã được lên kế hoạch sẽ bắt đầu họp vào cuối tháng 5. Những tin đồn về đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ thường xuyên xuất hiện trên mạng Internet.
Đặc biệt kể từ khi Tôn Lực Quân (Sun Lijun), Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc bị ‘ngã ngựa’, bầu không khí chính trị ở Trung Nam Hải càng trở nên “kỳ quái”. Trên mạng Internet liên tục có tin đồn rằng một trận chiến bí mật đã được triển khai ở ngoại vi Trung Nam Hải.
Từ ‘hồng nhị đại’ Nhậm Chí Cường viết thư phê bình ông Tập bị điều tra, lại tới lá thư công khai của ‘hồng nhị đại’ Trần Bình kêu gọi ông Tập từ chức.
Sau đó, một bức thư ngỏ có chữ ký "Tập Viễn Bình" đứng ra bênh vực cho Tập, rồi một bức thư ngỏ có chữ ký "Đặng Phác Phương" (tên con trai cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình) lại phản đối Tập. Thật thật giả giả, và đều liên quan đến việc ông Tập có từ chức hay không. Rốt cuộc những lực lượng nào tham gia vào sự việc hỗn loạn này? Có ai ngồi trên núi ngắm hổ đấu không? Việc này đáng để chú ý.
Một số trong những bức thư ngỏ này chỉ ra những công trạng, sai lầm, thị phi của Tập Cận Bình, và thậm chí đã sử dụng giọng điệu của Đặng Phác Phương, mô tả việc chính quyền ông Tập có những hành động ngang ngược, phá hỏng sự nghiệp lớn cải cách và mở cửa. Có người lại sử dụng giọng điệu và lập trường người nhà ông Tập để biện minh cho ông và truyền đạt cái gọi là nỗi khổ tâm của Tập để lý giải.
Đồng thời, cũng có tin "hồng nhị đại", và các thành viên gia đình các cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ, từng là thành viên của Bộ Chính trị trở lên là nhóm chủ lực chống lại Tập Cận Bình đều được "bảo vệ đặc biệt".
Trong bức thư ký tên “Đặng Phác Phương” gửi đại biểu lưỡng hội tiết lộ rằng để ngăn chặn các nhà lãnh đạo cũ đề nghị kêu gọi triệu tập một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, trung ương đã sử dụng quân đội để tăng cường “bảo vệ đặc biệt", hạn chế giao tiếp, tự do di chuyển và thăm khách,.
Cuối bức thư kêu gọi các đại biểu lưỡng hội không chịu trách nhiệm cho người nắm quyền nào đó, nếu không họ thành kẻ phạm tội thiên cổ, cũng hy vọng rằng họ sẽ suy nghĩ và trả lời.
Ông Trịnh Trung Nguyên phân tích rằng liệu bức thư này có phải do Đặng Phác Phương viết hay không vẫn chưa biết được, nhưng nhiều nhà quan sát ngoại giới cho rằng cái gọi là "mười lăm câu hỏi" được đề cập trong thư đều nhắm trúng tim đen và phù hợp với thực tế chính trị.
Phân tích nói rằng dưới tình trạng "ngoại giao kiểu lang sói" của ĐCSTQ đã phải chịu những thất bại, bên ngoài áp lực quốc tế truy cứu trách nhiệm về dịch bệnh, bên trong nội bộ đảng còn có người đã "buộc người đứng đầu thoái vị". Ông Tập hiển nhiên sẽ ra tay trước để chiếm ưu thế, thắt chặt kiểm soát các đại lão của nội bộ đảng, để duy trì ổn định tình hình chính trị thì điều này sẽ không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, là những nhân vật chính của cuộc đảo chính, ông Tập càng không thể lơ là cảnh giác.
Phân tích của Trịnh Trung Nguyên cho rằng rất có khả năng Tập Cận Bình sẽ tiếp tục áp đặt lệnh giam lỏng tại nhà nghiêm khắc đối với Giang Trạch Dân. Hãy nhớ lại rằng năm đó Thủ tướng Triệu Tử Dương, đồng tình với sự kiện "Lục Tứ" và được lòng người dân, lại bị Giang quản thúc tại nhà đến chết. Nếu Tập cũng đối xử với Giang như thế này, liệu đó có phải là báo ứng không? Nhưng Giang cũng phải đối mặt với kết cục bị thanh toán vì tình hình hiện tại vẫn đang tiến triển. Không cần phải ảo tưởng về Tập, Trung Quốc biến động tự đã có định số.
Trên thực tế, chiến dịch ‘đả hổ’ chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ vừa qua đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ cần phải động tới Giang Trạch Dân. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 2015, ông Lưu Đạt Văn (Liu Dawen), tổng biên tập tạp chí Frontline của Hồng Kông, cho biết Tập Cận Bình đã có một cuộc thay máu lớn với Cục An ninh Trung ương, thanh trừ thân tín của kẻ thù chính trị trong Cục An ninh.
Ông Lưu trích dẫn, ví dụ, Giang Trạch Dân đang bị quản thúc tại gia, được biết Cục An ninh Trung ương mỗi tháng lại thay đổi người bảo vệ cho Giang, khiến Giang không thể mua chuộc những người bảo vệ đó trong một thời gian ngắn. Và những người bảo vệ của Giang phải báo cáo hành tung và động tĩnh của Jiang cho Cục An ninh mỗi ngày, bất kể chuyện lớn hay nhỏ đều báo cáo.
Ông Lưu nói rằng Tập Cận Bình cũng quy định rằng tất cả các cán bộ ĐCSTQ đã nghỉ hưu không được gặp gỡ riêng tư. Nếu họ muốn gặp riêng, họ phải thông qua và được sự chấp thuận của Văn phòng Trung ương, vì thế các cựu lãnh đạo ĐCSTQ rất khó gặp riêng.
Nhưng 5 năm trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Giang vẫn không bị động tới, ngay cả khi các quan chức lớn nhỏ thuộc phe phái Giang như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị bắt. Trong thời kỳ này, bất cứ khi nào Tập phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đấu tranh quyền lực trong đảng và sự cố như đảo chính, Giang và quân sư Tăng Khánh Hồng đều cùng được nhắc tới.
Ngoại giới thường cho rằng Giang và Tăng ngày nào mà chưa bị đổ thì vẫn còn nhóm chống Tập.
Gần đây, Tôn Lậực Quân, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia của Trung Quốc đã bị cách chức, và Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) đã từ chức, và có tin đồn rằng cựu Bí thư của Ủy ban Chính trị và Phát luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ đã bị bắt giữ, cũng như một số lượng lớn các quan chức công an và chính quyền Bắc Kinh và Thượng Hải đã bị bắt, đều được cho là có liên quan với Tôn Lực Quân phản Tập làm chính biến.
Một số học giả nói rằng đằng sau Tôn Lực Quân có liên hệ trực tiếp tới Giang Trạch Dân, và lan truyền thông tin Tôn muốn ám sát Tập. Cuộc đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ đã trở nên khốc liệt.
Một số người biết tin nói rằng những thân tín của ông Tập Cận Bình và Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) đã bị giáng chức làm nhân viên Sở mật vụ, nghĩa là, ông Tập đang thanh lý “gánh hát” của Tôn Lực Quân và Tôn đã bị bắt. Dù có rất nhiều cách giải thích nhưng nguyên nhân thật sự là gần đây có nhiều tin về lật đổ Tập và chính biến. Trong đó, không rõ có bao nhiêu người tham gia vào cùng phe với Giang và Tăng Khánh Hồng. Đặc biệt trong số các thành viên cấp cao của phe Giang, như Hàn Chính - ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị và Vương Lỗ Ninh - Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, nhìn có vẻ như là lặng lẽ nhưng Tập Cận Bình vẫn không thể yên tâm.
Minh Thanh
Theo NTDVN