Phía sau chữ ‘Phật’ là hình tượng một người tỏa sáng mỉm cười, nghe thì thấy khó tin nhưng điều này đã được các nhà khoa học kiểm tra và chứng thực…
Giáo sư Lý Tự Sầm là một nhà khoa học người Đài Loan. Năm 1981, ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành điện tại Đại học Stanford, Mỹ. Ông từng nhận rất nhiều giải thưởng danh giá về nghiên cứu như: Giải thưởng Kỹ sư trẻ xuất sắc của Hiệp hội kỹ sư Trung Quốc (1987), Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của Hội đồng Khoa học Quốc gia – Đài Loan (1986-1996),…
Hiện ông là giám đốc phòng nghiên cứu liên kết giữa TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd, tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới) và Đại học Quốc gia Đài Loan. Bên cạnh việc nghiên cứu về thiết bị bán dẫn, từ năm 1985, ông bắt đầu nghiên cứu khoa học thân thể người trong đó có khí công và tiềm năng của con người, và cho ra đời hàng chục báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực này.
Thí nghiệm đặc biệt: Đọc chữ ‘Phật’ bằng ngón tay
Một trong những thí nghiệm nghiên cứu gây tiếng vang nhất của Giáo sư Lý Tự Sầm là đọc chữ Phật bằng ngón tay. Cụ thể lấy một tờ giấy có chữ 佛 (Phật), sau đó bịt mắt một số người có công năng đặc dị lại, chỉ để họ sờ chữ bằng ngón tay. Kết quả họ không thấy chữ mà thay vào đó là nhìn thấy một luồng ánh sáng chói mắt hoặc xuất hiện hình người đang mỉm cười ở trong luồng ánh sáng.
Thí nghiệm kỳ diệu này được triển khai một cách tình cờ vào ngày 26/8/1999, khi hơn 10 nhà vật lý học trong đó có Tiến sĩ Trần Kiến Đức – nhà vật lý học thực nghiệm nổi tiếng ở Đài Loan đến phòng thí nghiệm của Giáo sư Lý để kiểm chứng tính xác thực của hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay.
Các nhà khoa học này đã tự chuẩn bị 100 ký tự khác nhau được viết trong các tờ giấy, gấp kín lại. Sau đó sử dụng những phương pháp thí nghiệm khoa học chặt chẽ để đánh giá trực tiếp 3 người tham gia nghiên cứu, họ vốn là những người có thể đọc chữ bằng ngón tay bẩm sinh. Một trong số đó là cô bé Takahashi.
Mới đầu nhóm các nhà khoa học này còn nghi ngờ về tính xác thực của hiện tượng này, nhưng sau 6 đến 7 lần thử nghiệm họ đã bị thuyết phục hoàn toàn và tuyên bố: kết quả nghiên cứu của Giáo sư Lý về khả năng đọc chữ bằng ngón tay là sự thật, không phải giả mạo.
Vào buổi chiều ngày 26/8/1999, Tiến sĩ Trần Kiến Đức, vốn là một người theo Phật giáo đã viết ra chữ Phật bằng tiếng Hán (佛) để cô bé Takahashi đọc thử bằng ngón tay. Kết quả vượt ngoài sức tưởng tượng của những người ở đó, dưới sự quan sát của các nhà khoa học, Takahashi đã mô tả cảnh tượng mình nhìn thấy, điều mà trước này cô bé chưa từng gặp. Thay vì nhìn thấy một chữ, Takahashi lại nhìn thấy một thứ gì đó bay qua, xuất hiện những chớp sáng, rồi một người toàn thân mang ánh sáng xuất hiện và mỉm cười với cô bé.
Ngoài Takahashi, Giáo sư Lý và các nhà khoa học còn thử nghiệm đọc chữ “Phật” bằng ngón tay với 2 em nhỏ có công năng đặc dị khác. Kết quả thu được rất ly kỳ: một cô bé nhìn thấy ở xa xa có một tăng nhân và một ngôi chùa; còn một cậu bé thì lại nhìn thấy một tăng nhân mặc áo màu đen tay cầm tràng hạt, trên áo có thêu chữ ‘Phật’.
Quá kinh ngạc về kết quả này, Giáo sư Lý Tự Sầm đã bay sang Trường Đại học địa chất Trung Quốc, mời cô Tôn Trữ Lâm – người có công năng đặc dị nổi tiếng ở đó, dùng tay để nhận biết chữ “佛” (Phật). Kết quả mà cô Tôn nhìn thấy còn kỳ diệu hơn, cô nói mình đã nhìn thấy hàng vạn luồng ánh sáng vàng phát ra từ chữ ‘Phật’.
Có một điều đặc biệt là nếu thay đổi cấu trúc của chữ “佛” (Phật), ví như thêm hoặc giảm bớt 1 nét hoặc viết các phần của chữ ‘Phật’ tách xa nhau một chút thì khi sờ vào chữ sẽ không xuất hiện những ánh sáng lạ nữa.
Để củng cố thêm tính xác thực, sau ngày 26/8/1999, Giáo sư Lý và các nhà khoa học tiếp thử nghiệm nhiều lần hiện tượng đọc tờ giấy ghi chữ ‘Phật’ và các chữ khác liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng viết bằng những ngôn ngữ khác nhau bởi ngón tay của những người có công năng đặc dị. Kết quả đều cho ra những hiện tượng kỳ diệu mà những chữ khác không có.
Cơ sở khoa học của hiện tượng lạ khi đọc chữ ‘Phật’ bằng ngón tay
Lý giải cho hiện tượng kỳ diệu trên, năm 2015, Giáo sư Lý Tự Sầm đã đưa ra một bản báo cáo khoa học với tựa đề “One Object Two Images – The Possible mechanisms of Finger reading and Psychokinesis” (Tạm dịch: Một vật thể Hai hình ảnh – Các cơ chế có thể xảy ra của hiện tượng Đọc bằng Ngón tay và Công năng ban vận).
Theo báo cáo, Giáo sư Lý cho rằng Vũ Trụ ngoài thời-không (thời gian và không gian) 4 chiều quen thuộc mà chúng ta đang sống (không gian 3 chiều + 1 chiều thời gian) thì còn tồn tại một thời-không khác mà ông gọi là thời – không ảo hay thời-không tưởng tượng. Thời-không này hoàn toàn có thực và nó thuộc về thế giới ý thức.
Ông cho rằng mỗi vật thể trong thời-không thực tại mà con người đang sống này thì ở thời-không ‘ảo’ kia cũng sẽ tồn tại một hình ảnh tương ứng giống hệt. Đó là vì tất cả các vật thể trong thế giới thực tại này đều được các nguyên tử cấu thành. Tất các hạt cơ bản trong nguyên tử đều có các mô-men động lượng (spins) là những đường hầm kết nối giữa thời-không thực tại và thời-không ‘ảo’. Do đó đầu ra của các mô-men lượng tử trong trong thời-không ‘ảo’ tạo ra một hình ảnh giống hệt với hình ảnh của vật thể ở không gian mà con người đang sinh tồn.
Giáo sư Lý cho rằng hình ảnh vật chất của các chữ viết trên tờ giấy bị gập kín có thể được truyền dẫn qua lớp da và các đường kinh mạch về bộ não người và tại đây nó được đọc bởi con mắt thứ ba trong não, điều nhìn thấy chính là cảnh tượng ở thời-không ‘ảo’. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay. Một số người có khả năng đọc bằng ngón tay cũng nói rằng họ cảm thấy cảm giác ấm áp hay ngứa.
Xem thêm:
VIDEO: Những Chuyện Kỳ lạ Lần Lượt Xảy Đến Với Diễn Viên Đóng Vai Quan Âm Bồ Tát Trong Bộ Phim Tây Du Ký
Theo Tinh Hoa