Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York

Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York

Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York

Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York

Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York
Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York
Thứ sáu, 27-12-2024 06:59, (GMT+07:00)
Thềm băng ở Nam Cực vừa sụp đổ có diện tích bằng New York
19-04-2022 08:34

Một thềm băng ở phía đông châu Nam Cực có diện tích bằng thành phố New York đã sụp đổ lần đầu tiên trong lịch sử do Nam Cực có đợt nhiệt độ cao bất thường.

 

Thềm băng ở Nam Cực sụp đổ có diện tích bằng New York

Châu Nam Cực (Pixabay)

 

Vào giữa tháng 3 năm nay, phía Đông của Nam Cực đã trải qua một đợt nhiệt độ cao bất thường, với nhiệt độ tăng lên đến âm 11,8°C, cao hơn 40°C so với nhiệt độ trung bình trong tháng 3 vừa qua, gây ra một thềm băng có diện tích khoảng 1.200 km vuông sụp đổ hoàn toàn. Các nhà khoa học tin rằng điều này là do một luồng nhiệt từ "sông khí quyển" (atmospheric river) bị giữ lại phía trên lục địa Nam Cực. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp.

 

Theo thông tin từ báo chí nước ngoài, vào ngày 15 tháng 3 năm nay, thềm băng Conger ở vùng phía đông Nam Cực đã sụp đổ hoàn toàn, và tách khỏi lục địa Nam Cực, thềm băng này có diện tích 1.200 km vuông, tương đương với diện tích của cả thành phố New York. Sự sụp đổ của thềm băng khiến các chuyên gia lo lắng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người có một thềm băng bị sụp đổ ở khu vực này”.

 

Theo một báo cáo của Cơ quan Thông tấn Trung ương cho biết, nhà khoa học gia NASA Catherine Colello Walker đã đăng trên Twitter vào ngày 27 tháng 3 hình ảnh vệ tinh về một thềm băng trắng rơi xuống nước đen sau khi sụp đổ, và cho biết thêm: "Nó có thể xảy ra do sau khi xuất hiện các con sông khí quyển và hiện tượng các đợt nắng nóng cực điểm ở Nam Cực?”

 

Thềm băng là các khối băng trôi nổi nối với lục địa Nam Cực, phải mất hàng ngàn năm để hình thành thềm băng, thềm băng này có thể ngăn tuyết và băng trôi ra biển.Nếu các thềm băng sụp đổ, băng trên lục địa Nam Cực có thể chảy vào đại dương, khiến mực nước biển dâng cao.

 

Cận cảnh thềm băng Ross. (Phạm vi công cộng)

 

Theo báo cáo của nhà khoa học gia về băng hà là Peter Neff thuộc Đại học Minnesota cho biết đợt nắng nóng trong tháng 3 khiến nhiệt độ ở phía đông Nam Cực ấm hơn bình thường khoảng 40 độ C, và đợt nắng nóng có liên quan đến hiện tượng "sông khí quyển".

 

Các con sông khí quyển là những vùng hẹp, dài hàng trăm km mang hơi nước từ các vùng nhiệt đới, tạo ra cái mà Neff gọi là "vòi phun hơi nước".

 

Neff nói: "Biến đổi khí hậu (Nam Cực) là không thể đoán trước, nhưng nó vượt quá mức bình thường. Điều này là cực đoan, ít nhất gấp đôi so với sự ấm lên mà chúng tôi dự đoán".

 

Báo cáo cho biết, vào thời điểm này trong năm, nhiệt độ trong khu vực thường vào khoảng âm 51 độ C, nhưng vào đầu tháng 3 năm nay, nó đã lên tới khoảng âm 12 độ C. Tuy nhiên, Neff nói rằng mọi thứ hiện đã trở lại bình thường.

 

Ted Scambos, một nhà khoa học tại Đại học Colorado Boulder, cho biết sự sụp đổ hoàn toàn của thềm băng Conger, vốn đã bị vỡ từ rất lâu trước khi có đợt nắng nóng, cho thấy hệ thống khu vực Nam Cực rất nhạy cảm với những thay đổi của khí quyển. Tuy nhiên, cũng không cần lo lắng đừng lo lắng. 

 

Ông nói rằng: "Nếu tảng băng đó nằm ở sân sau của nhà bạn, thì quả thực nó rất lớn... nhưng nếu lấy Nam Cực và Đại dương để làm chuẩn thì nó chỉ là 1 góc rất nhỏ”. 

 

Xem thêm:

VIDEO: Sa mạc đã biến thành hồ nước khổng lồ ở Ả Rập Xê Út - DBC News

 

 

Nguyệt Hà
Theo Visiontimes

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP