Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?

Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?

Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?

Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?

Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?
Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?
Thứ sáu, 27-12-2024 07:21, (GMT+07:00)
Thế nào là Nhẫn, Nhẫn nhịn, đại Nhẫn và Nhẫn vô khả Nhẫn?
11-02-2021 22:05

Hàn Tín “Quốc sĩ vô song", ra khỏi Trần Thương, bình định Tam Tần; diệt Ngụy, phá Đại, lấy Triệu, thu Yên, phạt Tề; thập diện mai phục, bao vây Bá Vương Hạng Vũ ở Cai Hạ, tiêu diệt hoàn toàn quân Sở, trợ Lưu Bang thống nhất thiên hạ, chưa từng một lần bại trận. Một đại tướng quân như vậy nhưng vẫn “chịu nhục chui háng" chứ không tranh không đấu với kẻ lưu manh vô lại, đó không phải là nhu nhược.

Nếu quý vị đã xem qua diễn xuất của Thần Vận, ngoài những màn ca múa uyển chuyển đáng nhớ, thì các vị còn phải ngạc nhiên bởi vũ kịch lung linh tinh xảo: Đạo cụ và phục sức muôn màu muôn vẻ, khung cảnh phông nền sống động, lời ca thánh thót và điệu múa uyển chuyển, tái hiện khung cảnh cuộc sống của Trung Quốc cổ đại, diễn dịch những câu chuyện văn hóa truyền thống một cách sống động như thật. Thiện - ác, trung - gian, nhân nghĩa lễ trí, khiến người ta phải thổn thức cảm thán. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số câu chuyện và nội hàm của "Nhẫn" trong số những câu chuyện đó.

Sách "Thuyết văn" viết: Nhẫn là khả năng. 

Sách "Quảng Nhã" viết: Nhẫn là chịu đựng. “Leo núi phải chịu được sườn dốc, đạp tuyết phải chịu được cầu trơn". Nại cũng là Nhẫn.  

Đại thể các sách đều nói là "Nhẫn" thực chất là "có thể chịu đựng", là tố chất, bản sự của một người, là thể hiện của năng lực tinh thần và thể chất của một người. Nhẫn là một trong những mỹ đức truyền thống các dân tộc các nước Á Đông. Nho gia, Phật gia và Đạo gia đều coi trọng Nhẫn.

Vì trọng trách mà chịu đựng khuất nhục, tế thế độ nhân

Trong diễn xuất của Thần Vận, từng có một vở vũ kịch nhỏ, kể về một vị lão hoà thượng nhặt được một cô nhi bị bỏ rơi, nhưng bị người ta nói thành đứa con ngoài giá thú, ông phải chịu đựng đủ loại sỉ nhục, nhưng lão hoà thượng không hề biện giải cho mình, chỉ nhẫn chịu nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên, về sau cha ruột của đứa trẻ thi cử đỗ đạt, có tên trên bảng vàng. Lúc chàng tiến sĩ tân khoa với cờ kiệu võng lọng, áo gấm về quê, đã trả lại sự thanh bạch cho lão hoà thượng. Lúc này, mọi người mới giật mình hối cải những việc đã làm, phát tâm hướng thiện, còn vị hoà thượng thì an nhiên nhập Niết bàn. 

Đây là một khắc hoạ về đức nhẫn nại của người xuất gia. Phật gia thuyết rằng áo cà sa là: "Nhẫn nhục y, nhẫn nhục khải" (Áo nhẫn nhục, giáp nhẫn nhục). Một người xuất gia một khi mặc lên mình tấm áo cà sa, người đó phải chịu đựng đủ thứ vinh nhục của thế gian mà vẫn bất động tâm, ở trong mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh để ma luyện và thăng thăng hoa chính mình, mở rộng lòng từ bi và dung lượng của cái tâm bản thân, tu thân dưỡng tính, tế thế độ nhân.

Động tâm nhẫn tính, giúp ích bồi đắp chỗ còn thiếu sót

Có câu rằng: “Gươm quý sắc bén nhờ mài dũa mà thành, hoa mai ngát hương nhờ giá lạnh mà sinh ra”. Hoàn cảnh gian khổ, gặp điều ác liệt thường là cơ hội để ma luyện ý chí và khơi dậy tiềm năng của con người.

Hình: “Khổng Tử Thánh tích đồ, tranh Tử Lộ hỏi thăm bến đò"
Hình: “Khổng Tử Thánh tích đồ, tranh Tử Lộ hỏi thăm bến đò"

Tư Mã Thiên trong “Sử ký- Thái sử công tự tự" có ghi lại rằng: Tây Bá Hầu (Chu Văn Vương) bị Trụ Vương bắt giam ở Dữu Lý (nay là phía bắc Thang Âm, An Dương, An Huy) trong bảy năm, ông chuyên tâm thể ngộ đạo lý biến hoá của vạn vật và thế sự mà diễn dịch ra “Chu dịch” thấu tỏ đến tận cùng mối quan hệ giữa Trời và con người.

Khổng Tử bị trục xuất khỏi nước Lỗ, lưu vong như “chó hoang” ở biên giới nước Trần và nước Thái. Chính tại hoàn cảnh đó, ông đã hoàn thành cuốn kinh “Xuân Thu” ngôn ngữ tinh tế ý nghĩa sâu xa.

Khuất Nguyên vì trực ngôn nói lời can gián nên bị trục xuất, Trong hoàn cảnh đó, ông đã sáng tác ra “Ly Tao". 

Tả Khâu Minh hai mắt bị mù mà lại sáng tác ra "Quốc Ngữ".

Tôn Tẫn bị chặt xương hai đầu gối mà sau này luận về binh pháp... 

Những bậc Thánh hiền thời xưa này, đều ở trong cảnh khốn cùng, tù giam hay nghịch cảnh rủi ro, nhưng bằng sự nhẫn nại không lay chuyển, cùng ý chí và nghị lực kiên cường đã nỗ lực hết mình, để rồi cuối cùng thành tựu được những trước tác vĩ đại lưu danh muôn đời.

Như Mạnh Tử đã nói: "Khi Thượng Thiên sắp giao phó một sứ mệnh lớn lao cho ai đó, nhất định trước tiên phải để ý chí của người đó được ma luyện, khiến cho gân cốt họ chịu đủ mệt nhọc, khiến thân thể họ chịu đói chịu khát, làm cho họ phải chịu đựng nỗi khổ khốn cùng, làm việc gì cũng khó khăn chồng chất, không được hài lòng như ý. Như thế sẽ làm tăng ý chí họ, làm tính cách họ rắn rỏi lên, làm họ tăng trưởng tài năng". Đây chính là Nhẫn "động tâm nhẫn tính, giúp bồi đắp những chỗ còn thiếu sót".

Tranh của Minh Cừu Anh, sách của Văn Trưng Minh: “Luy Luy thuyết thánh đồ" "Tranh Khổng Tử thánh tích đồ"
Tranh của Minh Cừu Anh, sách của Văn Trưng Minh: “Luy Luy thuyết thánh đồ" "Tranh Khổng Tử thánh tích đồ"

Nhẫn, còn có ý nghĩa khác là: Dằn lòng quyết tâm, sau mở rộng nghĩa thành tàn nhẫn. Về cơ bản nó là hai phương diện của sự vật, một chính một phản, một thiện một ác. Vì vậy, không có nhân nghĩa, thiện lương, bao dung mù quáng sẽ chỉ trở nên thủ đoạn độc ác, lòng dạ nham hiểm, như những kẻ gian nịnh trong lịch sử. Vậy nên có “Nhẫn” cũng cần phải có “Nhân”, tu thân dưỡng tính, “khắc chế bản thân theo lễ, đó là nhân”.

Chữ Nhẫn có đức có chí, khắc chế bản thân theo lễ 

Khổng Tử nói rằng Nhan Hồi "thực sự là một người có hiền đức, chỉ cần một giỏ thức ăn đơn giản, một bầu nước trong, sống trong một ngõ nhỏ xấu xí. Mọi người không thể chịu được cảnh nghèo khổ như vậy, nhưng Nhan Hồi vẫn tìm thấy niềm vui trong đó".

Người ta thường nói rằng đây là cái Nhẫn của việc an lòng với sự nghèo khó, lấy việc kiên trì với Đạo của mình làm niềm vui, có lẽ Nhan Hồi tuổi còn trẻ đã có thể "tuỳ tâm sở dục mà không vượt ra ngoài khuôn phép" mà không cần nhẫn, tự nhiên mà đạt đến cảnh giới phù hợp với đạo lý. Khi một người không có được sự tu dưỡng cao như vậy, đối mặt với đủ thứ cám dỗ của thế gian, đối mặt với tính lười nhác và các thói hư tật xấu của bản thân, thì thường khi ở nơi không ai hay biết vẫn làm những việc mờ ám hổ thẹn với lương tâm. 

Vì vậy, làm người quân tử nên: có đức, có chí, khắc chế bản thân theo lễ. Nhẫn chịu khó khăn nghịch cảnh là Nhẫn; “thuận theo ham muốn là kẻ phàm, đối ngược ham muốn là bậc thánh”, kiên định lựa chọn của nội tâm, không nước chảy bèo trôi, không mê muội trước ngoại vật, giữ ý chí, trước sau như một, đó cũng là Nhẫn. Mà trong Nhẫn có xả, buông bỏ các tâm không tốt. Nho gia giảng về khắc chế bản thân theo lễ, Đạo gia giảng phản bổn quy chân, Phật gia giảng buông bỏ chấp trước, tất cả đều là nội hàm ở tầng thâm sâu hơn của Nhẫn.

Tu thân, tu đức cần chí khí, cần kiên nhẫn. Kỳ thực, thành tựu của bất kỳ một sự nghiệp nào cũng đòi hỏi sự bền bỉ và kiên trì. Có đức có chí mới có thể thành bậc đại khí. "Một phút trên sân khấu, mười năm khổ luyện dưới sân khấu" là để chỉ những diễn viên trên sân khấu. Sự huy hoàng của khoảnh khắc đó trên sân khấu là thành tựu của sự khắc khổ dụng công mỗi ngày trong suốt 10 năm. Như nghệ sĩ múa chính của Thần Vận Tần Ca tự viết lời răn cho chính mình: "Đơn giản nhất là kiên trì, khó nhất cũng là kiên trì."

Vũ công chính của Thần Vận Tần Ca (trang web chính thức của Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Vũ công chính của Thần Vận Tần Ca (trang web chính thức của Đoàn nghệ thuật Thần Vận)

Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.

Có câu: “Việc nhỏ không nhẫn ắt loạn đại mưu”, “Nhẫn vi cao, hoà vi quý”, “nhẫn được bực tức, tha thứ cho người khác thì hoạ tự tiêu”

Chân nhân Cát Hồng của Đạo gia nói: “Sắt vì cứng mà gãy, nước vì mềm mà toàn vẹn."

Nói những điều đó đều là cùng một đạo lý: "Đại đạo chi hành, âm dương chi lý, phúc họa tương ỷ, bĩ cực thái lai" (sự vận hành của Đại Đạo, cái lý của âm dương, đó là họa phúc nương tựa lẫn nhau, qua cơn bĩ cực đến ngày thái lai). Nhiều khi, nhẫn một lúc gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Khi trong xung đột và mâu thuẫn không đi đến cực đoan, sẽ phát hiện rằng liễu ám hoa minh hựu nhất thôn. Nhẫn một lúc gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.

Nhẫn nhịn và nhu nhược

Có lẽ có người cảm thấy, cái gì cũng nhẫn, phải chăng là quá nhu nhược? Nhẫn không quyết đoán, nhẫn là không làm gì chăng? Kỳ thật không phải vậy, những sự tình trên thế gian, có được ắt có mất, có lấy thì có cho. Mà Nhẫn là thái độ và sự lựa chọn được thể hiện ra trong hành vi. Hàn Tín “Quốc sĩ vô song", ra khỏi Trần Thương, bình định Tam Tần; diệt Ngụy, phá Đại, lấy Triệu, thu Yên, phạt Tề; thập diện mai phục, bao vây Bá Vương Hạng Vũ ở Cai Hạ, tiêu diệt hoàn toàn quân Sở, trợ Lưu Bang thống nhất thiên hạ, chưa từng một lần bại trận. Một đại tướng quân như vậy nhưng vẫn “chịu nhục chui háng" chứ không tranh không đấu với kẻ lưu manh vô lại, đó không phải là nhu nhược. Có mất có được, không mất không được. Tiểu nhân thủ lợi, quân tử lấy nghĩa, Thánh nhân lấy đại Đạo thiên hạ; ai nấy đều lấy cái mình muốn lấy, ai nấy đều bỏ cái mình muốn bỏ! Cũng chính là vì Hàn Tín có tâm đại nhẫn phi thường, ông mới có thể thành tựu sự nghiệp to lớn như vậy.

Nhẫn vô khả nhẫn và đại thiện đại nhẫn

Khổng Tử nói: “Múa điệu Bát Dật ở sân đình, việc này mà nhẫn chịu được thì còn việc gì không thể nhẫn chịu”. Đối mặt với đại nghĩa, mà có lúc nhẫn vô khả nhẫn, nhưng hành vi thực sự là thể hiện nội hàm của Nhẫn, nhẫn nhưng không thể vi pham, làm trái với đại nghĩa, đó là giới hạn của Đại Nhẫn.

Trong diễn xuất của Thần Vận, thường có câu chuyện các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại, đối mặt với giết chóc và bất công, vẫn lấy tâm đại nhẫn đại thiện đi nói rõ sự thật, giúp người hiểu rõ và không theo kẻ ác, thể hiện đầy đủ thế nào là đại thiện đại nhẫn. Trong diễn xuất Thần Vận năm 2015, có một vở vũ kịch nhỏ có tựa đề "sức mạnh của thiện": "Nhân tâm xuất nhất niệm, thiên địa tất giai tri" (lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết). Cảnh sát bị những lời dối trá đầu độc, đã được sự thiện lương của các học viên Pháp Luân Công cảm hoá. Sau khi biết rõ sự thực, họ đã được chứng kiến từ bi của Thần Phật. Năm 2017, Thần Vận có tiết mục “Thiện và Ác" kể về câu chuyện một cô gái mất cha mẹ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Hơn một thập kỷ sau, nhờ đức tin vào "Chân-Thiện-Nhẫn" mà cô có được dũng khí để bước tiếp theo dấu chân của cha mẹ, dũng cảm đối diện với cuộc bức hại, đi nói rõ sự thực.

Ảnh sân khấu vũ kịch Thần Vận. (Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)
Ảnh sân khấu vũ kịch Thần Vận. (Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Những vũ kịch này đều lấy những câu chuyện có thật làm cơ sở, thậm chí có một số vở diễn là những trải nghiệm cá nhân của các diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận -  "Tôi mở mắt ra thì xung quanh đều là công an và lực lượng bảo an tiểu khu đang lao về phía chúng tôi, còn có xe cảnh dừng lại loạn bát nháo. Trong nháy mắt, chỉ còn lại một mình tôi lẻ loi trơ trọi. Mẹ tôi và mấy cô gì khác đều bị nhóm cảnh sát như điên cuồng kia đẩy vào xe cảnh sát và rồi phóng đi trong tiếng gào rú...". Đây là hồi ức của nghệ sĩ diễn tấu đàn tỳ bà Lương Ngọc của Thần Vận, năm đó cô còn chưa đầy bốn tuổi. Năm 2015, Lương Ngọc, lúc đó đã là một nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà cao cấp, cô rời Trung Quốc để gia nhập Dàn nhạc giao hưởng Thần Vận, và tiếp tục theo học khoa âm nhạc hệ chuyên sâu của Đại học Phi Thiên. Giờ đây, khi cô đang luyện tập hay xem diễn xuất, có khi tư tưởng cô lại bất giác nhớ về Trung Quốc, hồi tưởng những gì mình đã trải qua ở Trung Quốc: "Mỗi khi đến giai điệu trong khoảnh khắc Thần Phật xuất hiện sân khấu, cảm giác đó không thể nào diễn tả được, chính nghĩa và tà ác, kỳ vọng và cam chịu, xả bỏ và đắc được, lớn lao và nhỏ bé, sinh và tử ... đan xen vào nhau. Vào khoảnh khắc đó, không thể nói nên lời, chỉ cảm thấy điều đã lựa chọn thảy đều đúng, là đáng giá".

***

Trong dòng sông 5000 năm lịch sử, từ xưa đến nay, những câu chuyện bạn từng thấy trong chớp mắt đó đều là ánh sáng rực rỡ của trí huệ và văn minh. Thần Vận lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng, lấy hình thức ca múa cổ điển truyền thống và cao siêu nhất để triển hiện một cách sống động như thật tinh tinh tuý của văn hóa Thần truyền. Các bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức Thần Vận - như không ít khán cả cảm thán rằng: Thần Vận thực sự là một diễn xuất nhất định phải xem trong cuộc đời.

Lam Sơn
Theo Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP