Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?

Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?

Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?

Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?

Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?
Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?
Thứ sáu, 27-12-2024 06:08, (GMT+07:00)
Thấy gì từ “hiện tượng” doanh nhân Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến showbiz?
29-05-2021 20:19

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng trở thành tâm điểm trên mạng xã hội, liên quan đến chủ đề “mặt trái của giới nghệ sĩ” - với việc “bóc phốt” các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Hồng Vân... Livestream của bà thu hút gần nửa triệu người xem trực tiếp trên các nền tảng YouTube và Facebook.

Gần đây, những màn livestream của doanh nhân Nguyễn Phương Hằng đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Có cả topic về những câu nói “tâm đắc” nhất của CEO này, như là “Chị không muốn nhiều chuyện nhưng mà chuyện nhiều nên chị phải nói”.

Nội dung bà Hằng nhắm vào là về những “Thần điêu đại Bịp” - trong đó “điểm mặt” rất nhiều người nổi tiếng, danh hài, ca sĩ, nghệ sĩ ưu tú…

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng buổi livestream của bà Hằng là "vô tiền khoáng hậu, xô đổ mọi kỷ lục"; và khiến bà trong phút chốc trở thành "bậc thầy cao thủ về truyền thông".

Những buổi livestream của nữ danh nhân này, người thì thích, người thì chỉ trích, nhưng nhìn chung đều “theo dõi”. Tại sao mạng xã hội lại xuất hiện “hiện tượng lạ” này?

Trước tiên, có lẽ là vì tâm lý tò mò. Bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đại Nam; và là vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, hay còn gọi là Dũng "lò vôi", một doanh nhân giàu có nổi tiếng tại Việt Nam. 

Nhiều người quan tâm xem liệu một người giàu có như bà Hằng sẽ tiết lộ những bí mật gì, mức độ giàu có của bà ra sao, bà đeo kim cương “to cỡ nào”...

Thứ hai, đối tượng của mà nữ đại gia này nhắm đến toàn là những tên tuổi nổi tiếng, nội dung các buổi livestream lại là “bật mí” các “bí mật” của các nghệ sĩ này, đúng với tâm lý “tò mò ham vui” của nhiều người.

Thứ ba, những gì doanh nhân Phương Hằng nói “có vẻ đáng tin”. Hiệu ứng ở đây là việc bà Hằng tố “thần y” Võ Hoàng Yên - vốn lừa bịp rất nhiều người với chiêu trò khám chữa bệnh - khiến việc “tố” của bà Hằng chiếm được cảm tình của công chúng. Chuyện nghệ sĩ Hoài Linh cũng vậy, việc giữ tiền từ thiện không minh bạch của Hoài Linh dù chưa rõ trắng đen ra sao, nhưng đang là đề tài “hot” thu hút sự quan tâm của dư luận.

Chiến thuật truyền thông

Theo các chuyên gia, bà Phương Hằng không chỉ là một doanh nhân giàu có, mà còn là một người có đủ “chiến thuật truyền thông”, đó là: nổi tiếng, có tài sản lớn, biết luật (kiện cáo), nắm “bí mật”.

"Cấp độ cao nhất của truyền thông là biến mình trở thành nguồn tin, là nơi khởi phát thông tin. Bà Hằng khiến mọi người thấy bà nắm giữ rất nhiều bí mật và dư luận thèm khát tin tức từ bà. Như vậy, chỉ trong vòng vài tuần, bà Hằng đã sở hữu vũ khí tối thượng, thứ tên lửa đạn đạo bậc nhất về mặt truyền thông”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cho biết.

Trong một livestream dài ba tiếng đồng hồ, bà Phương Hằng đã thu hút được nửa triệu người xem (một kỷ lục rất cao). Theo các chuyên gia, bà nổi nên như một ngôi sao truyền thông, đang làm chủ cuộc chơi và dẫn dắt dư luận. 

Ngán cho dân trí?

Một facebooker cho rằng việc bà Hằng livestream với đông đảo khán giả ngồi xem chính là "Sự thất bại của một nền dân trí". Theo đó, ông cho rằng thiên hạ đang mất thời gian vào việc "nghe chị này luyên thuyên" quá nhiều

"Không thể tin được! Hàng triệu người xúm xít xem một bà giàu có chửi. Thật ngán với dân trí Việt Nam!", một người cho biết. 

Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng doanh nhân Phương Hằng nói về con người, về lẽ sống, về những điều mà nhiều người đang quan tâm… và không vụ lợi. Nội dung bà Hằng nói, có thể đúng, có thể sai, nhưng quan trọng là người nghe có lý do để tin bà nói thật điều mà mình nghĩ. 

Nhiều ý kiến cho rằng người dân Việt Nam vốn thích cái gì kịch tính, có người chửi thay cho mình thì sướng quá. Tác hại ở đây là ai cũng có thể trở thành quan tòa hết.

Dù thế nào đi nữa, cuộc chiến truyền thống này vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".  

Học giả Nguyễn Quang Duy chia sẻ: “Trong khi cộng đồng người Việt khó đoàn kết và hòa giải, thì lại dễ chia rẽ và phân hóa theo vùng miền hay phe nhóm. Trong khi người Việt coi nhẹ những vấn đề cốt lõi, thì lại coi trọng những vấn đề vụn vặt. Họ thường lẫn lộn hệ quy chiếu làm thước đo giá trị, nên dễ ngộ nhận”.

Thanh Vân

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP