Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?

Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?

Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?

Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?

Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?
Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?
Thứ sáu, 27-12-2024 06:54, (GMT+07:00)
Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào?
30-03-2022 13:44

Với các hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán"… rất có thể ông Trịnh Văn Quyết sẽ phải đối diện với án phạt lên đến 7 năm tù.

Ông Trịnh Văn Quyết đã thao túng thị trường chứng khoán như thế nào? - 1

Bị can Trịnh Văn Quyết. (Ảnh: Tiến Tuấn - Dân Trí)

Theo PLO - Chiều tối 29-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC) về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan điều tra cáo buộc ông Quyết gây “thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Ngoài ông Quyết, hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đang tiến hành điều tra, xác minh đối với các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, các công ty có liên quan về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC bị khởi tố về tội "thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015.

Hiện nay, cơ quan CSĐT chưa đưa ra kết luận cuối cùng về hành vi của ông Quyết và những người liên quan (nếu có), tất cả đều đang nằm trong diện chờ điều tra, xác minh.

Tuy nhiên, nếu bị truy tố với tội "Thao túng thị trường chứng khoán", trước mắt ông Quyết có thể sẽ phải đối mặt với một bản án hình sự có mức phạt lên đến 7 năm tùy thuộc vào mức độ thiệt hại gây ra theo quy định tại Điều 211 BLHS. Ngoài ra, ông Quyết còn có thể bị phạt tiền từ 50 đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Điều 211 BLHS (tội thao túng thị trường chứng khoán) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;…

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…

Trước đó, vào ngày 18-01-2022, ông Quyết bị Ủy ban chứng khoán nhà nước tiến hành xử phạt hành chính với mức phạt 1,5 tỉ đồng, cấm giao dịch trong vòng 5 tháng, vì có hành vi “bán chui cổ phiếu”. Điều này đã vi phạm quy định về đăng ký và công bố thông tin đối với thành viên HĐQT theo quy định của pháp luật chứng khoán. Ngoài ra, toàn bộ lệnh “bán chui” của ông Quyết đã bị hủy bỏ và trả lại tiền cho nhà đầu tư.

Như đã đề cập, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết đã gây thiệt hại cho rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bằng chứng là sau khi ông Quyết bị xử phạt, các cổ phiếu như ROS, AMD, KLF, HAI liên tục “nằm sàn” hoặc có những mức sụt giảm lớn. Giá cổ phiếu lúc này không còn đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư, không tuân theo quy luật thị trường, gây tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư mua các mã cổ phiếu của “họ FLC” nói riêng và cho cả thị trường chứng khoán nói chung.

Thị trường chứng khoán vốn là nơi để các doanh nghiệp mở rộng quy môn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Một nền kinh tế phát triển phải có một thị trường chứng khoán mạnh, bền vững, minh bạch với một quy mô tương ứng. Để thị trường chứng khoán là một “phong vũ biểu” đích thực của nền kinh tế thì những hành vi làm tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán nói chung cần phải được xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

Tại nhiều nước, hành vi thao túng thị trường chứng khoán là bất hợp pháp và có thể bị xử lý hình sự.

Theo Dân Trí - Tại Mỹ, theo Đạo luật 1934, các cá nhân bị kết tội thao túng thị trường sẽ bị xử phạt tù tối đa 20 năm và phạt tiền lên đến 5 triệu USD.

Tại Nhật Bản, hình phạt tối đa đối với một công ty về hành vi thao túng thị trường là 700 triệu yên (6 triệu USD). Một cá nhân có thể đối mặt với mức phạt tù lên đến 10 năm và phạt tiền hơn 80.000 USD.

Tại Trung Quốc, nước này từng phạt một công ty logistics số tiền kỷ lục 5,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 870 triệu USD) đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu. Đây là hình phạt lớn nhất đối với hành vi này.

Tại Singapore, bất kỳ ai bị kết tội thao túng cổ phiếu sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 7 năm hoặc phạt tiền tối đa 250.000 đôla Singapore. 

Tại Malaysia, một người bị kết tội thao túng thị trường chứng khoán sẽ phải đối mặt với mức tù không vượt quá 10 năm và bị phạt tiền không ít hơn 1 triệu ringgit.

N.S (T/h)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP