Tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5b (Trung Quốc) nặng khoảng 21 tấn đang mất kiểm soát, xoay tít trên quỹ đạo Trái đất và có thể rơi xuống Trái đất trong vài ngày tới. Đến nay vẫn chưa rõ điểm rơi của nó.
Theo Business Insider, ngày 28/4, Trung Quốc cho phóng module đầu tiên của trạm không gian mới lên quỹ đạo. Thay vì rơi xuống vị trí đã chỉ định trên biển, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5b nặng khoảng 21 tấn bắt đầu bay tự do quanh Trái Đất và mất kiểm soát.
Space News ngày 2/4 dự đoán, nhiều khả năng vật thể trên sẽ rơi xuống trái đất trong vài ngày sắp tới. Điều đáng nói là đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được điểm rơi của tên lửa trên.
Nhà thiên văn học Jonathan McDowell nhận định: “Tôi cho rằng dựa trên các tiêu chuẩn hiện tại, không thể để nó quay trở lại trái đất một cách không kiểm soát. Từ năm 1990 đến nay, chưa hề có bất kỳ một vật thể nào trên 10 tấn bị rơi vào tình trạng trên”.
Tầng trung tâm của Trường Chinh có chiều dài khoảng 100 feet (hơn 30m) và rộng 16 feet (4,8m). Với kích thước này, khi rơi ra khỏi quỹ đạo, nhiều khả năng nó có thể bị bốc cháy trong bầu khí quyển, nhưng những mảnh vỡ lớn vẫn có thể còn và rơi xuống, đe dọa các khu vực có người sinh sống.
Theo ông Holger Krag, người đứng đầu Văn phòng Chương trình An toàn Không gian của Cơ quan không gian châu Âu cho biết: “Rất khó để xác định khối lượng còn lại của rác vũ trụ vì chúng tôi chưa nắm rõ thiết kế của chúng, nhưng theo quy luật thì sẽ còn khoảng 20-40% khối lượng khô ban đầu (không kèm nhiên liệu lỏng) của tên lửa”.
Hiện xác của tên lửa Trường Chinh 5b đang đi ngang New York, Madrid và Bắc Kinh ở phía bắc và miền nam Chile, Wellington (New Zealand) về phía nam.
Trước đó, vào tháng 5/2020, Trung Quốc đã cho phóng Trường Chinh 5b để thử nghiệm bằng cách đưa một mô hình tàu vũ trụ vào quỹ đạo. 6 ngày sau đó, tầng lõi của tên lửa này cũng rơi trở lại Trái đất một cách mất kiểm soát.
Xem thêm:
VIDEO: MÁU VÀ NƯỚC MẮT SAU CÁC SẢN PHẨM "MADE IN CHINA"
Theo Tinh Hoa