Đập Tam Môn Hiệp (còn được đập thủy điện Tam Môn Hiệp) được xây dựng trên sông Hoàng Hà, là công trình thủy lợi quy mô lớn đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì vậy còn được gọi là "con đập đầu tiên của Trung Quốc".
Công trình này, dưới danh nghĩa lưu trữ nước và sản xuất điện, phòng chống lũ lụt ở thượng nguồn sông Hoàng Hà và tưới tiêu cho vùng đồng bằng ở hạ lưu, đảm bảo cho các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà Nam không bị lũ lụt, đã được khởi công vào tháng 4/1957, hoàn thành tháng 4/1961. Nhưng mà ngày hoàn thành, chính là ngày bắt đầu tai họa!
Đập Tam Môn Hiệp đã trải qua gần 60 năm lịch sử và chứng kiến bài hát buồn của một nhà lãnh đạo chính trị trong chế độ độc tài toàn trị. Vùng nước sông Hoàng Hà cũng đã chứng kiến những tiếng khóc nghẹn ngào lầm than của dân chúng dưới ách thống trị của ĐCSTQ. Đập Tam Môn Hiệp bắt đầu từ một ảo tưởng vĩ đại do các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ tạo ra, nay còn sót lại, chính là để tiếp tục vạch trần những việc làm ác hại nước hại dân của ĐCSTQ.
Quyền lực tối cao chính trị không thể đảo ngược quy luật tự nhiên
Sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền, ông ta muốn tạo ra hình ảnh một vị Thánh nhân, muốn lợi dụng sông Hoàng Hà để thổi phồng bản thân, tô son trát phấn cho "công lao sự nghiệp tạo ra trời yên biển lặng" của mình, vì vậy đã ra lệnh xây dựng công trình đập Tam Môn Hiệp.
Năm 1954, ĐCSTQ đã giao phó thiết kế đập Tam Môn Hiệp ở thượng nguồn sông Hoàng Hà cho các chuyên gia từ Liên Xô cũ, kỹ thuật chính của nó dựa là vào Viện Thiết kế Thủy điện Leningrad của Liên Xô. Ý tưởng tổng thể của thiết kế là lưu trữ nước và chặn cát. Các nhà thiết kế về cơ bản thiếu hiểu biết thực tế và chuyên sâu về sông Hoàng Hà, cho rằng hồ chứa đập cao ở Tam Môn Hiệp có thể đạt được hiệu quả lưu trữ bùn, nếu bùn bị chặn lại, đập Tam Môn Hiệp có thể xả nước sạch xuống hạ lưu sông Hoàng Hà, từ đó biến Hoàng Hà thành con sông Xanh mãi mãi. Ý tưởng thiết kế này, hoàn toàn bất chấp thực tế và đi chệch khỏi tình hình thực tế của sông Hoàng Hà, thậm chí còn được Ủy ban quy hoạch sông Hoàng Hà của ĐCSTQ hoan nghênh.
Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) [1], một chuyên gia thủy lợi Trung Quốc, người đầu tiên thấy trước hậu quả thảm khốc của dự án đập Tam Môn Hiệp vào thời điểm đó, đã thẳng thắn đưa ra những ý kiến khác nhau, nhưng bị người đứng đầu quyền lực [2] coi là kẻ thù và bị tước bỏ chức vụ Giáo sư và nghiên cứu khoa học tại Đại học Thanh Hoa. Ông bị cách chức, chuyển xuống công trường lao động, nhân cách phải chịu đựng sự sỉ nhục.
Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, ông Hoàng Vạn Lý bị buộc tội là gián điệp, phần tử đối lập, và bị buộc phải vào một "lớp học", dọn dẹp nhà vệ sinh và cúi đầu nghe phê bình. Chế độ độc tài chuyên chế ĐCSTQ không thể lắng nghe những tiếng nói khác nhau, cũng không thể chịu đựng những ý kiến khác nhau. Đây chỉ là một ví dụ, nhưng nó là một thảm họa lớn.
Dự án đập Tam Môn Hiệp bỏ qua hiện thực sinh thái, chính quyền cũng không lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia thực sự. Lịch sử cuối cùng đã kiểm chứng và cho ra kết quả: Kẻ vọng tưởng này, ý đồ sử dụng dự án đập cát nhân tạo để đè lên các quy luật khách quan của thế giới tự nhiên; vì vậy từ mới bắt đầu liền thất bại, đến cuối cùng là thất bại hoàn toàn.
Thiết kế và quy hoạch của công trình đập Tam Môn Hiệp là khử mặn nước sông Hoàng Hà, các vấn đề thủy văn và bồi lắng của sông Hoàng Hà, nhưng lại coi thường hoàn cảnh sinh thái cũng như thực tế phức tạp và kinh nghiệm lịch sử về môi trường và cuộc sống của cư dân gần sông. Kết quả là: ngày mà con đập được hoàn thành, chính là thời điểm chồng chất tai họa.
Công trình bắt đầu, tai họa giáng lâm
Vào tháng 4 năm 1961, đập Tam Môn Hiệp được xây dựng theo độ cao kế hoạch là 353 mét. Kết quả là: "Trong nửa cuối năm 1961, 1,5 tỷ tấn bùn cát đã được giữ lại trong lòng sông từ Đồng Quan đến Tam Môn Hiệp. Mực nước sông ở Đồng Quan dâng lên, cửa sông Vị Thủy hình thành một cửa cát. Giao thông sông Vị Hà (Weihe) bị nghẹt thở, mực nước ngầm của đồng bằng sông Vị Hà dâng cao, do đó, các tuyến đê phòng chống lũ lụt không thể không xây dựng trên cả hai bên bờ sông Vị Hà - nơi chưa bao giờ bị ngập lụt. Tuy nhiên, nước ngầm ở đồng bằng Quan Trung (Guanzhong) không cách nào rút được, ruộng đồng nhanh chóng bị nhiễm mặn thậm chí đầm lầy hóa, sản lượng lương thực ngày càng sụt giảm. Năm nay, sông Hoàng Hà và sông Vị Hà từ phía Đồng Quan trở lên đã trở thành thảm họa. Nước dâng cao, khiến 800.000 mẫu đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sụt lở, một huyện thành cũng buộc phải dời đi". [3]
Vào thời Tây Hán, "tam sách trị sông" của Giả Nhượng (Jia Rang) đã thể hiện toàn diện ý tưởng quản lý dòng sông, lấy sự phát triển của con người cần phải hòa hợp với tự nhiên làm tôn chỉ, cũng chính là một loại thực hành "thiên nhân hợp nhất". Đập Tam Môn Hiệp tranh đoạt, quấy nhiễu dòng chảy tự nhiên của sông Hoàng Hà, kết quả là, tai họa phù sa ở thượng nguồn con đập, nước sông cuốn vỡ đê làm sụt lở đồng ruộng ở hai bên bờ sông.
Con đập vi phạm luật khách quan, chặn sông chặn nước và trầm tích, chính là tạo hại nhiều hơn tạo phúc, hậu hoạn cũng là vô cùng vô tận. Vào tháng 8 năm 1962, vùng trung lưu của Hoàng Hà trở nên tắc nghẽn, hồ chứa Tam Môn Hiệp từ khi bắt đầu xây dựng mới hoạt động chưa được hai năm, bởi vì tích tụ cát nghiêm trọng nên không thể trữ nước.
Theo dữ liệu, trạm thủy điện Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà được xây dựng vào tháng 9/1960 để chứa nước, đến tháng 3/1962, lòng sông thượng nguồn đã nâng lên 4,5 mét trong một năm rưỡi. Sông Vị Hà trở thành dòng sông lơ lửng trên mặt đất, mất đường đi và làm tổn hại nghiêm trọng đến an toàn của vùng đồng bằng. Đến năm 1973, trầm tích sông mở rộng đến Lâm Đồng (Lintong), chỉ cách Tây An (Xi'an) 14km, đe dọa sự an toàn của Tây An.
Quy hoạch và thiết kế không đạt yêu cầu đã gây ra sự tích tụ cát lớn, mà các lỗ thoát nước ở đáy đập đều bị bịt kín trong quá trình xây dựng, khiến công trình đập Tam Môn Hiệp ngay sau khi được đưa vào hoạt động không lâu đã phải xây dựng lại. Sau khi tu sửa và thay đổi phương thức vận hành đến 3 lần, các chức năng được thiết kế ban đầu không còn sót lại chút gì. Vào tháng 12/1964, hai đường hầm thoát nước đã được thêm vào bờ trái của trung tâm, các ống thép phát điện ban đầu được thay thế bằng ống thoát nước.
Vào tháng 6/1969, công trình tái thiết lần thứ hai đã được thiết lập, 8 hố đáy xây dựng khép kín đã được đào mở để giảm độ cao của cửa nước 13 mét (* Khi bắt đầu thiết kế, Hoàng Vạn Lý khẩn thiết đề nghị rằng ít nhất không nên đóng lỗ thoát nước). Sau năm 1990, 4 cửa xả được mở lần lượt.
Kết quả của việc tái thiết, phương thức vận hành của hồ chứa cũng đã thay đổi từ "trữ nước và giữ cát" sang "chứa nước lũ và xả cát", và sau đó là "lưu trữ và loại bỏ trầm tích". Công trình đập Tam Môn Hiệp, dự kiến ban đầu là biến Hoàng Hà thành dòng sông xanh, cuối cùng đã trở thành một loại "tứ bất tượng", không giống một hồ chứa nước cũng không phải là trạm phát điện, khả năng chống lũ càng ko được nói đến.
Trái với nguyên lý tự nhiên, bị bồi lắng nghiêm trọng
Sông Hoàng Hà có một lượng cát lớn, đó là một vấn đề thực tế đã được biết đến từ thời cổ đại. Trương Nhung, một bậc thầy thời Đại Tư Mã cuối triều đại Tây Hán (người Trường An, không rõ sinh tử), đã đề xuất quy luật tự nhiên của nước đẩy cát và bồi lắng. Liên quan đến lượng cát và bùn lớn ở sông Hoàng Hà, Trương Nhung đề xuất: "giảm dòng nước ở thượng nguồn, tập trung lượng nước đường sông và lấy nước xả cát, "nước sẽ chảy xuống, 'bệnh tật' sẽ tự phá trừ; nó sẽ trở nên trống rỗng và sâu hơn một chút". Dòng sông chảy xiết bởi nước sông một cách tự nhiên, càng ngày càng sâu, cũng sẽ không có nguy cơ bị tràn.
Trên thực tế, việc xây dựng đập Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà đã vi phạm nguyên tắc này. Tam Môn Hiệp ngăn nước ngăn cát, làm giảm chức năng xói mòn và bồi lắng tự động của sông Hoàng Hà, gây ra sự trầm tích bùn cát ở sông Hoàng Hà và các nhánh chính của nó trong lưu vực sông Vị Hà, khiến sông Vị Hà biến thành một dòng sông lơ lửng, ngập lụt và phá hủy ruộng đồng.
Trong 35 năm từ 1960 đến 1995, tổng lượng phù sa tích lũy của khu vực hồ chứa Tam Môn Hiệp là 5,565 tỷ tấn, trong đó 4,545 tỷ tấn ở phía trên Đồng Quan, chiếm 81,65% tổng lượng phù sa, bởi vì con đập đã làm trái với quy luật tự nhiên. Hơn nữa, phù sa phía trên Đồng Quan ngày càng phát triển, phù sa của các dòng sông cũng đang mở rộng về phía thượng nguồn. Độ cao lòng sông của Đồng Quan đạt tới 328,6 mét vào năm 1996, cao hơn 5,2 mét so với trước khi xây dựng hồ chứa, trong khi mặt cắt ngang của lòng sông Đồng Quan chỉ bằng 1/3 so với trước khi xây dựng hồ chứa.
Tác động của đập Tam Môn Hiệp đối với môi trường tổng thể và sinh thái là gì?
"Cho đến nay, phù sa và trầm tích từ Tam Môn Hiệp đến Đồng Quan trên sông Hoàng Hà vẫn chưa được giải quyết; việc nhiễm mặn hơn 500.000 mẫu đất nông nghiệp ở bình nguyên Quan Trung; hồ chứa làm ngập một lượng lớn đất nông nghiệp; hồ chứa đã phá hủy di sản văn hóa quý giá của sông. Nhiều nông dân đã buộc phải di cư từ thung lũng Vị Hà đến các khu vực thiếu nước ở Ninh Hạ. 150.000 người trong số họ di chuyển qua lại hơn chục lần, gây ra những thảm kịch không thể tưởng tượng được trong cuộc sống. Công trình Tam Môn Hiệp đã gây tổn thất trực tiếp cho nền kinh tế: đập cao được sử dụng làm đập thấp (* Với kết quả của hai lần tái thiết xả lũ), bản thân dự án đã lãng phí rất nhiều nhân lực, tài nguyên vật chất và tài chính, công suất lắp đặt của máy phát điện chỉ bằng 1/5 so với mục tiêu ban đầu và không đạt được mục tiêu sản xuất điện; Tăng chi phí tái thiết và tăng chi phí vận hành hàng năm, v.v. Theo ước tính thận trọng nhất, những thiệt hại kinh tế trực tiếp này đã vượt quá tổng chi phí của dự án Tam Môn Hiệp, thiệt hại do toàn bộ Tam Môn Hiệp ước tính không dưới 10 tỷ nhân dân tệ". [4]
Vào mùa xuân năm 2002, một cựu quan chức cấp cao của bộ phận thủy lợi đã dẫn một số lượng lớn các chuyên gia đến kiểm tra và tận mắt chứng kiến những thảm họa khác nhau do dự án đập Tam Môn Hiệp gây ra. Họ bất đắc dĩ phải thừa nhận rằng: đã đến lúc Hồ chứa Tam Môn Hiệp phải bị bỏ hoang.
Trong trận lụt Tam Môn Hiệp năm 2002, Thiểm Tây tổn thất 2 tỷ nhân dân tệ, Hà Nam kiếm được 200 triệu từ sản xuất điện do lũ lụt, và số người thiệt mạng chỉ là một con số. Ngày nay, đập hồ chứa Tam Môn Hiệp vô dụng vẫn còn trên vị trí ban đầu của nó. ĐCSTQ thậm chí còn "tô vẽ" cho sự thất bại của dự án đập Tam Môn Hiệp, nói rằng nó liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp sau này trên sông Trường Giang. Bây giờ đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang cũng đang bị đe dọa, và sự thất bại của ĐCSTQ đã bị phơi bày.
Sự thật cho thấy đập Tam Môn Hiệp là một dấu hiệu cho thấy chính quyền ĐCSTQ thà hy sinh lợi ích và mạng sống của người dân hơn là thừa nhận thất bại.
Quỳnh Chi
Theo epochtimes.com
Đăng theo NTDVN
Chú thích:
[1] Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli, 1911-2001) sinh ra ở Thượng Hải. Ông vào Đại học Giao thông Đường Sơn năm 1927 để học xây dựng cầu đường và tốt nghiệp năm 1932. Để bảo tồn nguồn nước sông Hoàng Hà, ông đã đến Hoa Kỳ để học vào tết Nguyên Đán năm 1934. Ông nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Cornell năm 1935 và bằng tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Illinois vào năm 1937, trở thành người Trung Quốc đầu tiên lấy bằng tiến sĩ kỹ thuật tại trường này. Vào tháng 6 năm 1950, Hoàng Vạn Lý trở lại trường cũ của mình là Đại học Giao thông Đường Sơn để giảng dạy, và được chuyển đến Đại học Thanh Hoa năm 1953. Ông quyết tâm phục vụ đất nước bằng cách học hỏi, và là một trí thức dũng cảm, vị tha và không sợ hãi. Khi ông 46 tuổi, ông bất đồng chính kiến về thiết kế và kế hoạch của đập Tam Môn Hiệp. Ông đã bị dán nhãn cánh hữu, bị phân biệt đối xử và bức hại trong nhiều năm.
[2] Tại Hội nghị Lư Sơn, Mao Trạch Đông đã buộc tội Bành Đức Hoài, nói rằng ông với Hoàng Vạn Lý đều là cùng một loại não phản như nhau.
[3] Tham khảo "Bài hát bi thảm của Hoàng vạn Lý và công trình Tam Môn Hiệp" của Hứa Thủy Đào (Xu Shuitao) ; "Tam Môn Hiệp: từng là con đập đầu tiên của Trung Quốc 'hiện đang ngàn cân treo sợi tóc"' của Lưu Hồng Tân (Liu Hongbin); "Báo cáo Trung Quốc" ngày 30/11/2003.
[4] Tham khảo "Bài hát bi thảm của Hoàng vạn Lý và công trình Tam Môn Hiệp" của Hứa Thủy Đào.