Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?

Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?

Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?

Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?

Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?
Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?
Thứ tư, 08-01-2025 02:26, (GMT+07:00)
Tại sao những người biểu tình chống đảo chính của Myanmar lại giận dữ với Trung Quốc?
18-03-2021 12:53

Vào ngày 14/3, các nhà máy do Trung Quốc điều hành ở Myanmar đã bị tấn công, trong bối cảnh các cuộc đàn áp người biểu tình chống đảo chính liên tục xảy ra. Những cuộc tấn công là biểu hiện mới nhất của làn sóng phẫn nộ chống Trung Quốc bùng nổ ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính.

protest in Myanmar

Những cuộc tấn công vào các nhà máy Trung Quốc là biểu hiện mới nhất của làn sóng phẫn nộ chống Trung Quốc bùng nổ ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính. (Ảnh qua Scmp)

Nhiều người biểu tình tin rằng, Trung Quốc đã hỗ trợ quân đội và lực lượng an ninh cũng như những kẻ kích động khác, nhằm gây bạo loạn và tạo thêm rắc rối.

Được biết, thị trấn Hlaingthaya nằm ở rìa phía Tây của Yangon, là một trong những thị trấn lớn nhất và đông dân nhất Myanmar. Diện tích nơi này là 67km2 với gần 700.000 cư dân. Trong đó, gần một nửa làm việc trong khoảng 850 nhà máy. Đường phố ở Hlaingthaya nổi tiếng là một nơi ‘nguy hiểm’, nhiều ‘tội phạm hoành hành’ nằm ngoài kiểm soát của cảnh sát. 

Tuy nhiên ngay cả đối với một nơi ‘khét tiếng’ như Hlaingthaya, những sự kiện xảy ra trong vài ngày qua vẫn gây sốc cho người dân. Ngày 14/3 vừa qua, hơn 20 người đã thiệt mạng trong thị trấn, khi quân đội chính phủ nổ súng vào những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1/2, nhằm lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Tại một thị trấn khác của Yangon là Shwepyithar, thêm 6 người biểu tình bị bắn, làm tăng tổng số dân thường thiệt mạng lên hơn 100 người kể từ khi quân đội nắm chính quyền.

Sau sự việc này, đám đông giận dữ đã trang bị thanh sắt, rìu và xăng đốt 32 nhà máy do Trung Quốc hậu thuẫn ở các thị trấn, gây thiệt hại 37 triệu đô la và làm bị thương hai nhân viên, theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc.

Các cuộc tấn công cùng áp lực từ đại sứ quán Trung Quốc đã khiến quân đội Myanmar, được gọi là Tatmadaw, áp đặt thiết quân luật tại các thị trấn vào mỗi tối Chủ nhật. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sợ hãi và cho biết họ vẫn tự trang bị khả năng tự vệ. 

Bạo lực đã có dấu hiệu lan rộng ra ngoài các nhà máy. Tin tức xuất hiện trên mạng xã hội hôm 15/3 cho thấy, một khách sạn do Trung Quốc làm chủ và một số nhà hàng ở Hlaingthaya cũng đã bị phá hủy.

Một sinh viên 20 tuổi tại Đại học Dagon, sống ở phía Đông Hlaingthaya, gần cầu Aung Zeya – nơi quân đội đã đốt các rào chắn tạm vào hôm Chủ nhật (14/3), cho biết bạo lực đã tiếp tục kéo dài sang thứ Hai.

“Tôi chỉ nghe thấy một vài tiếng súng và thấy mọi người đang bỏ chạy. Từ bờ bên này nhìn qua bờ bên kia sông, có thể nhìn thấy khói ở Dala, nhưng tôi không thể nhìn thấy rõ thứ gì đang bốc cháy”, cô cho hay.

Những cư dân khác nói rằng không lâu trước 4 giờ chiều thứ Hai (15/3), hơn 30 xe tải quân sự chở đầy binh lính đã đến thị trấn.

Naung Naung, 52 tuổi, một người lao động sống trên đường 11 ở Hlaingthaya nói rằng, bất chấp bạo lực mọi người vẫn đi làm.

“Mặc dù có lệnh thiết quân luật nhưng chúng tôi vẫn phải ra ngoài vì chúng tôi cần thu nhập hàng ngày. Có thể nghe thấy tiếng súng nhưng nó ở rất xa. Các binh sĩ đang chặn đầu con đường của chúng tôi và chỉ có thể nhìn thấy những nhóm nhỏ biểu tình trên đường phố hôm nay”.

Truyền thông địa phương và các nhân chứng cho biết, sau vụ tấn công nhà máy, lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 42 người. Trong khi đó, 12 người đã thiệt mạng trên khắp đất nước vào hôm thứ Hai vì tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.

Phong trào chống Trung Quốc

Các cuộc tấn công là biểu hiện mới nhất của làn sóng phẫn nộ chống Trung Quốc bùng nổ ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính. 

Các cuộc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc sôi sục trong những tuần gần đây và người biểu tình đã tập trung đông đảo bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh lên án cuộc đảo chính.

Trong số các mục tiêu của cuộc tẩy chay có cả trái cây nhập khẩu của Trung Quốc, và điện thoại di động do Huawei sản xuất. Đây là hãng điện thoại mà những người biểu tình báo cáo rằng, có chứa công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã hỗ trợ Tatmadaw (quân đội Myanmar) trong việc bắt bớ người dân.

protest in Myanmar

Công chúng Myanmar đã từ chối các khoản đầu tư của Trung Quốc trước đây, đồng thời nghi ngờ mục tiêu tiềm ẩn và lâu dài của Bắc Kinh. (Ảnh qua Scmp)

Ngay cả các trò chơi điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng rơi vào tầm ngắm. Hàng nghìn người dùng đã xóa ‘Mobile Legends: Bang Bang’, do Moonton phát triển và ‘PUBG MOBILE’ của Tencent. Các ứng dụng như TikTok cũng đang bị gỡ bỏ.

Trên mạng xã hội, đã có những lời kêu gọi phản đối một đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc xuyên qua đất nước, nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, các công ty Hồng Kông phải đối mặt với câu hỏi về đạo đức khi muốn đầu tư vào Myanmar. 

Một số chuyên gia cho rằng bạo lực nổ ra do sự phẫn nộ sâu sắc của người dân đối với ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Công chúng Myanmar đã từ chối các khoản đầu tư của Trung Quốc trước đây, đồng thời nghi ngờ mục tiêu tiềm ẩn và lâu dài của Bắc Kinh.

Bắc Kinh coi quốc gia Đông Nam Á này là một đối tác quan trọng trong tham vọng chiến lược đối với châu Á, và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Nhưng các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn từ lâu đã vấp phải sự phản kháng. Ví dụ, đập Myitsone trên sông Mekong đã bị phản đối trong nhiều năm.

Những người chỉ trích cho rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar là nhằm theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh, và không liên quan gì đến việc mang lại lợi ích cho người lao động bình thường ở các khu vực như Hlaingthaya – nơi công nhân trong các nhà máy may mặc do Trung Quốc làm chủ kiếm được khoảng 5.000 kyat (3,5 đô la) mỗi ngày.

Nhiều người trong số những công nhân này sống trong ký túc xá vì họ không thể mua căn hộ riêng cho mình. Họ phải trả chi phí 50.000 kyat (35 đô la) một tháng cho một căn phòng nhỏ với tối đa 4 người.

Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Thái Lan cũng có một số lượng lớn các nhà máy sản xuất đang vận hành các nhà máy ở Myanmar. Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Yangon đã khuyến nghị các công ty thuộc sở hữu của Đài Loan xác định nhà máy của họ là “Doanh nghiệp Đài Loan” để giảm thiểu rủi ro.

Hôm thứ Ba (16/3), Japan’s Fast Retailing Co được biết đến với thương hiệu cửa hàng quần áo thời trang bình dân Uniqlo cho biết, hai nhà máy sản xuất ở Yangon đã bị phóng hỏa.

Hôm Chủ nhật (14/3), một tuyên bố do đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đăng trên Facebook về nỗ lực bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc đã gây ra làn sóng phẫn nộ với hơn 52.000 bình luận.

Một bình luận từ Aye Myat Kyaw nói: “Nếu bạn muốn kinh doanh một cách hòa bình ở Myanmar, hãy tôn trọng người dân Myanmar. Hãy ngừng hỗ trợ quân đội khủng bố và tham gia cùng người dân Myanmar”.

Nhiều người cáo buộc lực lượng an ninh Myanmar hoặc những kẻ kích động khác gây ra vụ phá hủy để cố gắng kích động thêm rắc rối.

Một người dùng Facebook khác cho biết: “Trung Quốc đang lo lắng cho lợi ích của chính họ hơn là thương tiếc cho các sinh mạng quý giá bị mất đi trên đường phố Myanmar. Trung Quốc đứng về lợi ích của chính họ chứ không phải kỳ vọng của hàng triệu người dân Myanmar. Họ sẽ nhận những gì họ xứng đáng có được ”.

Khánh Nghi

Theo scmp.com

Đăng theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP