Đánh giá một người qua vẻ bề ngoài là sai lầm, vội vã kết luận về phẩm hạnh của một người khi ta không biết trọn vẹn tình huống và hoàn cảnh của họ thì lại càng thêm sai lầm. Do vậy, muốn cải biến một người thì ta hãy tự làm tấm gương tốt cho người khác noi theo.
Có người hiệu là Hoàn Khải đã bái Hoa Dương Đào tiên sinh làm sư phụ, hàng ngày chỉ làm những công việc chân tay lặt vặt, cứ như vậy đã hơn mười năm. Người này tính cách mười phần trầm tĩnh cẩn trọng.
Một ngày nọ, có hai tiểu đồng cưỡi hạc trắng từ trên trời hạ xuống sân nhà Đào tiên sinh. Đào tiên sinh vội ra cửa nghênh tiếp. Nhưng, một tiểu đồng nói: “Thái Thượng Lão Quân đã cử chúng tôi đến đây bái kiến Hoàn tiên sinh”.
Đào tiên sinh lặng đi một lúc, nghĩ rằng trong đám môn nhân của mình không có ai mang họ “Hoàn”. Cuối cùng, ông nhớ ra Hoàn Khải, một người chuyên làm những việc lặt vặt trong nhà chính là người mà họ đang tìm kiếm.
Ông tìm gặp Hoàn Khải và hỏi: “Ngài tu Đạo nào mà có thể đạt đến trình độ như vậy?”
Hoàn Khải đáp: “Ta tu Đạo đã nhiều năm. Đích thân lên Thiên giới triều kiến Thái Đế cũng đã chín năm rồi. Vậy nên, hôm nay Thần Tiên đến để triệu hồi ta về trời”.
Nghe được điều này, Đào tiên sinh vội tìm cách bái Hoàn Khải làm sư phụ. Hoàn Khải cự tuyệt và nói rằng ông không thể đảm đương việc này.
Ngay sau đó, Hoàn Khải khoác tiên phục, cưỡi hạc trắng bay về trời.
Các vị Thần suy xét vấn đề khác với con người. Con người rất coi trọng địa vị và sự giàu có nơi thế gian, nhưng các vị Thần thì lại hoàn toàn ngược lại. Những người kín đáo, có vẻ ngoài càng “không nổi bật”, như tiểu hòa thượng nấu cơm trong chùa có thể sớm khai công khai ngộ, bởi vì họ đã chịu nhiều cực khổ, nên hoàn nghiệp nhanh chóng. Những người có địa vị cao và giàu sang phú quý lại là những người khó đắc Đạo nhất.
Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ
Phật Thích Ca Mâu Ni có một đệ tử vẻ ngoài rất xấu xí. Mặc dù anh ta tu luyện rất tốt, anh vẫn luôn bị những thầy tu khác xem thường bởi vẻ ngoài khó coi của mình. Một ngày nọ đệ tử đó đến nghe Phật Thích Ca Mâu Ni giảng pháp.
Khi nhiều thầy tu trông thấy anh từ đàng xa, vài người đang tại đó lắng nghe giảng pháp bắt đầu cảm thấy khinh thường thậm chí còn có ác cảm với anh. Đức Phật nhanh chóng biết được cảm nghĩ của các đệ tử. Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói với chúng đệ tử: “Các con đều trông thấy vị thầy tu đến đây và bề ngoài của anh ta thì rất xấu xí. Chẳng ai muốn nhìn anh ta. Khuôn mặt xấu xí khiến các con cảm thấy khinh thường anh ta. Đúng không?”. Chúng đệ tử đều trả lời: “Vâng”.
Phật Thích Ca Mâu Ni bảo chúng đệ tử: “Các con không được có suy nghĩ coi thường vị thầy tu ấy. Tại sao? Bởi anh ta đã buông bỏ hết thảy các loại tâm chấp trước, không còn gì cả … Tâm anh ta tràn ngập từ bi, trí anh ta không còn truy cầu nữa. Các con không thể tùy tiện đánh giá người khác. Chỉ có Giác Giả mới có thể đánh giá được người khác”. Sau đó Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục bảo đệ tử: “Không được chỉ nhìn bề ngoài một người để rồi ghét bỏ người ấy”.
Sau khi đọc câu chuyện, tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự không nên phán xét một người nào chỉ bởi vẻ ngoài của họ. Chúng ta có thiện cảm đối với những ai xinh đẹp, và muốn ngắm nhìn họ nhiều lần; ngược lại, với những ai chẳng được dễ nhìn, chúng ta không muốn ngắm nhìn họ nhiều như thế. Đó chẳng phải là ta thiếu lòng từ bi và không thể đối xử với mọi chúng sinh như nhau đó sao? Hơn nữa, dùng hình thức mà phán xét người khác thì chứng tỏ chúng ta chỉ đánh giá một con người một cách nông cạn, không quan tâm đến phẩm chất đức hạnh và tấm lòng của họ. Chẳng phải ấy chính là dục vọng đang ẩn náu nơi nào đó sao?
Quỷ Cốc Tử nói: “Nói chuyện với người trí tuệ thì phải dựa vào sự hiểu biết rộng. Nói chuyện với người hiểu biết rộng nên dựa vào phân tích phân biệt. Nói chuyện với người giỏi phân tích phân biệt nên dựa vào điều cốt yếu. Nói chuyện với người hiển quý nên dựa vào thế thời. Nói chuyện với người giàu có nên dựa vào sự cao thượng. Nói chuyện với người nghèo khó nên dựa vào lợi ích. Nói chuyện với người thấp kém nên dựa vào khiêm hạ. Nói chuyện với người dũng cảm nên dựa vào can đảm”.
Người hiểu rõ đạo lớn trong trời đất, không nhất định có tri thức uyên bác, người học rộng biết nhiều không nhất định hiểu rõ đại đạo.
Giống như một tăng nhân già đắc Đạo, sống trong núi sâu, thanh tâm quả dục, không tranh giành gì với thế tục, đối với thế giới bên ngoài thì có lẽ không biết được nhiều. Nói chuyện với tăng nhân già này thì có thể nói nhiều một chút về những gì mình trông thấy, nghe được, cảm nhận được hay suy nghĩ được, thì cũng khiến họ vui thích lắng nghe.
Xem thêm:
VIDEO: Cao Nhân Tu Tiên Trong Hang Động Thần Thông Triển Hiện, Đến Phút Cuối Gặp Quan Ải Cực Đại - Ngẫm Radio
Quy Chân – Theo Chanhkien
Đăng theo VĐH