Cách đây vài tháng, phần lớn khu vực Đông Nam Á đã bên bờ vực của một đại dịch coronavirus lớn. Đại dịch có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã bắt đầu lan truyền vào thời điểm tồi tệ nhất, trước thềm năm mới âm lịch, khi khách du lịch Trung Quốc thường đổ về các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên khắp khu vực Đông Nam Á.
Khi dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc, nhiều người lo lắng cho các nước láng giềng. Hành động nhanh chóng, phương án xử lý rõ ràng và các điều kiện khác đã kiềm chế được sự bùng phát cho đến nay.
Virus đã gây ra cái chết và sự khốn khổ trên khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines, Indonesia và những người lao động ở các khu ký túc xá tại Singapore, nơi các quan chức đang vật lộn để kiểm soát dịch bệnh. Trong khi đó, ở những nơi khác trong khu vực, hầu hết đều tránh được nỗi sợ hãi tồi tệ nhất cho đến nay.
Thái Lan được mô tả là đặc biệt dễ bị tổn thương do số lượng lớn khách du lịch từ Vũ Hán đã đến nước này, và vào cuối tháng 1/2020, nước này có số trường hợp lây nhiễm cao thứ hai thế giới, bên ngoài Trung Quốc. Khi các clip được lưu hành trực tuyến trên mạng xã hội, cho thấy sự hoảng loạn tại các bệnh viện và người dân Vũ Hán gục ngã trên đường phố, các chuyên gia y tế đã tự hỏi các nước có hệ thống y tế yếu hơn nhiều sẽ đối phó với đại dịch như thế nào.
Thái Lan đã ghi nhận 58 trường hợp tử vong, trong khi Malaysia xác nhận 120 trường hợp. Việt Nam, nước đã giành được lời khen ngợi vì phản ứng của mình, đã không ghi nhận một trường hợp tử vong nào. Nhận thức cộng đồng là chìa khóa cho sự thành công ở các quốc gia này, Dale Fisher, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore và chủ tịch Mạng lưới phản ứng và cảnh báo bùng phát toàn cầu tại Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.
Thông điệp rõ ràng, ông nói thêm, là điều cần thiết. “Bất kỳ quốc gia nào mà lúng túng trong điều hành của chính phủ thì mọi người sẽ bối rối. Họ không biết phải làm gì và tin ai, sau đó sự thiếu hiểu biết của người dân sẽ càng làm dịch bệnh bùng phát thêm’’, ông nói.
Các chuyên gia nói rằng bằng cách hành động nhanh chóng, dựa trên mô hình các hệ thống được thiết lập tốt trong việc chống chọi lại dịch bệnh SARS năm 2002, ngành y tế ở nhiều nước Đông Nam Á đã tránh được sự bùng nổ lan truyền trong cộng đồng hơn bất cứ ở những nơi nào khác.
Tại Campuchia, 2.900 nhân viên y tế đã được đào tạo và triển khai trong suốt tháng Giêng và tháng 2. Tiến sĩ Li Ailan, đại diện của WHO tại Campuchia cho biết, “họ đã nhanh chóng phát hiện và truy tìm dấu vết dịch bệnh’’. Trong khi đó tại Thái Lan, hơn một triệu tình nguyện viên y tế thôn bản cũng đã thực hiện theo dõi sát sao tại cộng đồng.
Như ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, tất cả những người được chẩn đoán là dương tính với Covid-19 đều phải nhập viện, ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Các quốc gia trong khu vực đã không thực hiện thử nghiệm hàng loạt ở quy mô tương tự như Hàn Quốc, mà thay vào đó tập trung vào các cá nhân có nguy cơ cao hoặc thử nghiệm hàng loạt những người có liên quan đến trường hợp dương tính trong các tòa nhà hoặc khu vực lân cận. Một câu hỏi đặt ra là tỷ lệ kiểm tra thấp liệu có nghĩa là các trường hợp dương tính vẫn còn chưa được phát hiện hết không. Tại Campuchia, 17.000 người đã được thử nghiệm cho đến nay, với 126 ca nhiễm được phát hiện, hầu hết đều liên quan đến những người du lịch từ nước ngoài. Có khả năng là các trường hợp lây nhiễm không bị phát hiện, nhưng các bệnh viện không bị quá tải, như ở các vùng của Indonesia. Campuchia đã báo cáo không có trường hợp tử vong.
Tại Malaysia, các cuộc họp để chuẩn bị phản ứng đã được tổ chức sớm nhất là vào tháng 12/2019, Tiến sĩ Fifa Rahman, người đã xem xét việc xử lý đại dịch của quốc gia về các loại bệnh nhiệt bị bỏ quên, cho biết. Thuốc thử cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán đã được đặt hàng sớm, và các kế hoạch đã được thực hiện để sắp xếp lại các bệnh viện trong trường hợp đại dịch xảy ra ở quy mô lớn.
Những sai lầm đã xảy ra. Nhà lãnh đạo độc đoán của Campuchia, Hun Sen, đã gây lo lắng khi đánh giá thấp sự lây lan của virus trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh. Tại Singapore, việc bỏ bê những người lao động nhập cư, sống trong các ký túc xá quá đông đúc, đã gây ra phần lớn các trường hợp lây nhiễm trong số 40.197 trường hợp. Đột biến lớn nhất tại Malaysia là sau một sự kiện tại một nhà thờ Hồi giáo gần Kuala Lumpur, sau khi không ngăn chặn được các cuộc tụ họp tôn giáo lớn.
Nhìn chung, Malaysia đã phản ứng đối phó với đại dịch theo sự tư vấn của các chuyên gia y tế thay vì các chính trị gia, cô Rahman nói. Khi bộ trưởng y tế đề nghị trên TV rằng uống nước ấm là một cách chữa trị, những bình luận của ông đã nhanh chóng bị tiến sĩ Noor Hisham, tổng giám đốc bệnh viện y bác bỏ. “Rõ ràng đã có một cuộc xung đột, nhưng đó là một cuộc xung đột tốt’’, cô Rahman nói. “Tại Vương quốc Anh đã có một sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các chuyên gia kỹ thuật. Tôi nghĩ rằng nếu trên toàn cầu đều có sự phối hợp tốt như thế thì kết quả sẽ tốt hơn’’.
Tương tự như vậy, khi thứ trưởng y tế Malaysia, Noor Azmi Ghazali, bị chụp ảnh vi phạm các quy tắc phong tỏa chặt chẽ, ông đã bị phạt. Điều này đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến công chúng, cô nói thêm.
Lệnh phong tỏa ở Malaysia là đặc biệt nghiêm ngặt. Chỉ có một người trong mỗi gia đình được phép ra ngoài để mua thực phẩm và mọi người không được phép ra ngoài tập thể dục hàng ngày.
Có một đề xuất rằng nhiệt độ hoặc độ ẩm có thể làm chậm khả năng lây truyền dịch bệnh, nhưng các chuyên gia nói rằng không có bằng chứng cho điều này. Các yếu tố khác, như ở các vùng nông thôn của các quốc gia như Campuchia, có thể ảnh hưởng đến việc lây truyền dịch bệnh, cô Li nói. "Sự kiện rủi ro cao không phổ biến ở đây’’, cô ấy nói thêm. Dân số trẻ ở một số quốc gia cũng có thể có nghĩa là dân số ít bị tổn thương hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói, không thể dựa vào các yếu tố như vậy để bảo vệ một quốc gia khi nền kinh tế được mở cửa trở lại. Ở Bangkok, nơi tận hưởng những khoảnh khắc ngắn ngủi với không khí sạch, các con đường đã lại bắt đầu trở lại trạng thái đông đúc với giao thông đô thị. Nền kinh tế đã nhộn nhịp trở lại với cuộc sống - mặc dù ở các bàn ăn vẫn có màn hình nhựa che chắn giữa các nhóm khách hàng, nhiều người đeo khẩu trang trên phố và việc đo thân nhiệt vẫn được thực hiện ở một số nơi. Khi các quốc gia dần dần mở cửa du lịch và nền kinh tế trở lại, các nhân viên y tế luôn khuyến cáo rằng không có chỗ cho sự tự mãn, cần phải thực sự cảnh giác với làn sóng thứ hai.
Ánh Dương
Theo Theguardian
Đăng theo NTDVN