Bỉ, với dân số khoảng 11 triệu người và diện tích 30.500 km2, được coi là một đất nước nhỏ bé trong 195 quốc gia có chủ quyền trên thế giới.

Nhưng hiện tại nếu nhìn vào số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 thì Bỉ lại nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.

Tính đến ngày 23/4, số ca nhiễm virus Vũ Hán được công bố tại Bỉ là 42.797, số người chết là 6.490 người, tỷ lệ tử vong khoảng 15%. Đây được cho là tỷ lệ tử vong cao so với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề ngoài Trung Quốc như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Vương quốc Anh….

Tại sao Bỉ lại gánh chịu một tình trạng nghiêm trọng như vậy?

Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Vậy mối quan hệ giữa Bỉ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là như thế nào.

Vành đai và con đường

Hai trong số các cảng quan trọng nhất của Bỉ đã tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con Đường của Bắc Kinh (BRI), một dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng ảnh hưởng địa chính trị bằng cách tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Âu, Châu Phi, Trung và Nam Á.

Với vị trí địa lý chiến lược của mình, giáp Hà Lan ở phía bắc, Pháp ở phía nam, Luxembourg và Đức ở phía đông, Biển Bắc ở phía tây, cộng thêm cảng Antwerp lớn nhất của Bỉ nằm gần trung tâm sản xuất và tiêu thụ của châu Âu, điều này đã khiến Bắc Kinh thèm muốn. Vào tháng 7/2015, cảng Antwerp đã trở thành một phần của Vành đai và Con đường, đồng thời đã ký hợp đồng với các công ty Trung Quốc để xây dựng một “Trung tâm Hậu cần và Thương mại Quốc tế Trung Quốc – Châu Âu – Châu Phi”.

Giới chức cảng Antwerp sau đó đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các cảng Trung Quốc tại Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Thiên Tân, Thanh Đảo và Đại Liên.

Vào tháng 5/2018, chuyến tàu Con đường tơ lụa (Silk Road) đầu tiên từ một cảng ở Đường Sơn của Trung Quốc đã đến Antwerp như một phần của tuyến đường sắt trực tiếp giữa hai nước. 

Liên kết giữa đầu tư Trung Quốc, công nghệ châu Âu

Nhà máy sản xuất ô tô Volvo Car Gent nằm ở miền tây nước Bỉ, có diện tích hơn 490.000 mét vuông. Nhà máy, được khai trương vào năm 1965, là nhà máy Volvo châu Âu đầu tiên bên ngoài Thụy Điển.

Ford Motor đã mua Volvo vào năm 2009 với giá 6,45 tỷ USD khi Volvo gặp rắc rối do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và bắt đầu thoái vốn. Tuy nhiên, đến năm 2010, Ford đã bán Volvo cho Tập đoàn Geely của Trung Quốc, khiến Geely trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên sở hữu một thương hiệu xe hơi cao cấp đa quốc gia, với giá 1,8 tỷ USD.

Tiếp theo, vào năm 2011, Geely đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một nhà máy Volvo ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Các kỹ sư từ nhà máy Ghent của Bỉ đã truyền thụ chuyên môn kỹ thuật của họ để đảm bảo rằng nhà máy mới sẽ có chất lượng và khả năng cạnh tranh như các nhà máy khác trên thế giới.

Vào ngày 30/5, hàng loạt xe Volvo S90 được sản xuất tại Đại Khánh đã được vận chuyển đến cảng Zeebrugge ở Bỉ thông qua Đường sắt Á – Âu và được chuyển đến Ghent. Ngay sau đó, một số lượng lớn xe Volvo sang trọng được sản xuất tại Trung Quốc đã được phân phối đến thị trường châu Âu từ nhà máy ở Ghent.

Geely đã chi 1,8 tỷ USD để mua Volvo. Liệu nó có thể cạnh tranh trong thị trường châu Âu? Họ có đủ khả năng không ngừng nâng cấp công nghệ sản xuất ô tô tiên tiến nhất thế giới theo yêu cầu không. Bây giờ có vẻ như Trung Quốc đã có những gì họ muốn. Đồng thời, thương hiệu xe hơi Thụy Điển 100% vốn của Trung Quốc đã có đầy đủ các sản phẩm chất lượng cao “Made in China” tại Châu Âu và thế giới. Đây chính là ảnh hưởng mà chính quyền Trung Quốc muốn đạt được trong việc thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Nhiều quốc gia thành viên EU cho rằng dự án BRI đi ngược lại đề xuất thương mại tự do EU vì các công ty Trung Quốc này được chính phủ Trung Quốc trợ cấp. Do đó, họ có lợi thế không công bằng trong cạnh tranh với các công ty châu Âu.

Các chính trị gia ủng hộ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Kris Peeters, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Việc làm của Bỉ từ 2014 đến 2019 đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần. Ông tuyên bố Bỉ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để đóng góp cho BRI.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Peeters đã ca ngợi BRI là một tầm nhìn lớn.

Vào ngày 27/3/2018, khi ông Peeters tham dự một buổi lễ tại nhà máy Volvo ở Ghent, ông đã ca ngợi thương hiệu Geely ở Bỉ và chỉ trích chính quyền Trump tăng thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc.

Tương tự, cựu Thủ tướng Bỉ Yves Leterme cũng là một người ủng hộ nhiệt tình việc Bỉ trở thành đối tác của sáng kiến Vành đai và con đường (BRI).

Peeters và Leterme đã xuất hiện với tư cách là những người ủng hộ khi ĐCSTQ thúc đẩy BRI trên toàn thế giới, kêu gọi các quốc gia thành viên EU khác tham gia sáng kiến ​​này. Điều này rất hiếm trong số các nhà lãnh đạo châu Âu.

Truyền bá tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc

Bắc Kinh đã mở sáu Viện Khổng Tử ở Bỉ cho đến nay. Ngoài ra, hơn 50 trường học ở Bỉ cung cấp các khóa học tiếng Trung Quốc sử dụng sách giáo khoa do ĐCSTQ cung cấp, có nghĩa đây là những tài liệu “tẩy não” do chính quyền này biên soạn.

Trong những năm gần đây, hai nước có hơn 100 chương trình trao đổi văn hóa về âm nhạc, nghệ thuật và biểu diễn văn hóa mỗi năm. Trung tâm văn hóa Trung Quốc Brussels được thành lập năm 2015 được cho là một thành viên tích cực trong việc trao đổi văn hóa này.

Vào tháng 8/2017, Trung Quốc đã phát hành tem kỷ niệm Vành đai và Con đường. Một tháng sau, Viện Khổng Tử tại Đại học Leuven Bỉ đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày Học viện Khổng Tử toàn cầu” để thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung – Bỉ.

Tuy nhiên, các chuyên gia về Trung Quốc có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ đều biết rằng, BRI chắc chắn không chỉ là một sáng kiến ​​kinh tế hay dự án kinh tế. Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp thế giới bằng cách sử dụng BRI để thâm nhập vào các quốc gia khác, chính trị, ngoại giao, quân sự, quốc phòng, văn hóa và giáo dục. Nhiệm vụ chính của các lãnh sự quán Trung Quốc và Viện Khổng Tử ở các quốc gia khác là nắm bắt mọi cơ hội để thúc đẩy BRI và tôn vinh “câu chuyện Trung Quốc”.

Bùng phát virus

Theo một báo cáo ngày 2/4 của Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhà Vua Bỉ Philippe, trong đó nhà vua nói rằng Trung Quốc đi đầu trong việc kiểm soát sự bùng phát virus Vũ Hán và kinh nghiệm của họ có giá trị quan trọng đối với các quốc gia khác đang trong đại dịch.

Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ. Cho nên thế giới rất khó xác minh liệu vua Philippe có thực sự đưa ra những tuyên bố như vậy hay không. Những từ đó dường như là của ĐCSTQ. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ của ông với ĐCSTQ là điều hiển nhiên.

Ngay sau cuộc trò chuyện qua điện thoại, Brussels Times đã báo cáo rằng 3 triệu khẩu trang được chuyển đến Bỉ từ Trung Quốc đã bị từ chối vì chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Tại Bỉ, gia đình hoàng gia và các chính trị gia chủ chốt đều ủng hộ dự án BRI. Chính phủ được cho là đã đưa cuộc thảo luận về hợp tác BRI lên mức cao trong chương trình nghị sự.

Ý là quốc gia G-7 đầu tiên tham gia BRI, nhắm mắt trước sự phản đối của các nhà lãnh đạo EU khác. Đây là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch toàn cầu. Cho đến nay, hơn 25.000 người Ý đã chết vì virus Vũ Hán. Sự bùng phát ở Bỉ cũng nghiêm trọng như vậy. Phải chăng đó là một lời cảnh báo cho Bỉ: hãy tránh xa ĐCSTQ.

Bài viết này là của tác giả Yu Qingxin đăng trên tờ The Epoch Times ngày 28/4. Bài viết phản ánh ý kiến riêng ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên. Bài viết do Thái Học dịch và biên tập.

Đăng theo dkn.tv