Tài sản đời người thật sự là gì? Không phải sắc đẹp, không phải tiền bạc mà là phẩm đức, đó chính là tấm giấy thông thành của một cuộc sống tươi đẹp. Trong xã hội thiên biến vạn hóa của hiện thực này, phẩm đức có thể xem là chỗ nương tựa cuối cùng cho tiêu chuẩn sống của nhân loại.
Người Trung Quốc xưa có câu tục ngữ: “Làm người trước, làm việc sau”. Một người muốn làm quan thì cần có đức hạnh. Không có đức thì cũng chẳng có gì, giống như năm xưa Trụ Vương vô đạo vì thế mà trong nháy mắt đánh mất cả cơ nghiệp mấy trăm năm của nhà Chu.
Nhân cách là phẩm chất tốt nhất
Bai Yansong từng nói: “Nhân cách là phẩm chất cao quý, đó là sự hợp nhất của đức và tài, là trí huệ thật sự, tài năng thật sự”.
Người quản lý dù có chặt chẽ tới cỡ nào chỉ cần một nhân viên có phẩm đức thì đó cũng giống như quả bom hẹn giờ chờ tập thể đó nổ tung. Trong doanh nghiệp, nếu có người phản bội, người chủ liệu vẫn nên sử dụng anh ta? Hay nếu như một người chủ rất có năng lực nhưng nhân cách lại không tốt thì điều gì sẽ xảy ra? Năng lực càng cao thì sự phá hoại sẽ càng lớn đúng không?
Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt từng nói: “Người có học vấn mà không có phẩm đức, thì chẳng khác nào một kẻ ác. Người có đạo đức mà không có học vấn thì như một người nông cạn”. Cổ nhân thường nói: “Phẩm đức là chủ nhân của tài năng còn tài năng là nô bộc của phẩm đức”, thật uyên thâm và sâu sắc.
Nếu một người chỉ có tài năng mà không có phẩm đức thì giống như nhà không chủ, mọi việc đều do nô bộc cải quản, liệu có thể không xảy ra những chuyện lộn xộn?
Một người dù thông minh, có năng lực, có trình độ, học vấn cao, có tài cao đến đâu đi nữa, nhưng không biết cách hành xử đúng đắn, nhân cách thấp kém, điều này sẽ trở thành mối họa loạn của xã hội.
Phẩm đức tạo nên sức mạnh
Một chàng trai trẻ đi phỏng vấn xin việc. Bỗng nhiên, một cụ già xô vào anh và nói: “Cuối cùng tôi cũng tìm thấy anh, xin đội ơn anh. Lần trước trong công viên chính anh đã cứu con gái tôi”.
Chàng trai trẻ ngạc nhiên từ chối: “Thưa ông, ông chắc đã nhầm rồi. Con không phải là người đã cứu con gái của ông đâu ạ”. Cụ già khăng khăng: “Chính là anh, đúng là anh”.
Chàng trai trẻ cố gắng giải thích: “Chắc chắn không phải là con đâu ạ. Con chưa bao giờ lui tới công viên mà ông nhắc tới”. Sau khi nghe những lời này, ông già buông tay và thở dài: “Chẳng lẽ, tôi đã nhầm sao?”
Sau đó, chàng trai trẻ được nhận vào làm việc. Một hôm anh gặp lại ông lão khi trước. Anh bước đến chỗ ông và hỏi thăm: “Ông đã tìm thấy người cứu con gái ông chưa ạ?”. Ông già đáp: “Chưa, tôi chưa tìm thấy anh ta”. Rồi ông lặng lẽ quay đi.
Thấy vẻ đáng thương của ông lão, chàng trai trẻ đêm kể lại câu chuyện với người đồng nghiệp và thật không thể ngờ, người bạn của anh phá lên cười: “Ông ấy đáng thương sao? Thật ra, ông lão mà cậu nhắc đến chính là chủ tịch của công ty chúng ta đó. Ông ấy là người rất coi trọng nhân phẩm và những ai vượt qua thử thách của ông ấy sẽ được nhận vào làm”.
Phẩm đức là tài sản quý giá nhất
Khổng Tử từng giảng đức hạnh là nguồn nước, tài năng chỉ như sóng nước, đức là cái gốc của cây còn tài chỉ như cành cây mà thôi. Bởi vậy mà trong làm người hay làm việc, Khổng Tử đều nhấn mạnh rằng: “Dĩ đức vi thủ”, tức là lấy đức làm đầu.
Cố tổng thống Mỹ – Abraham Lincoln cũng từng nói một câu về phẩm chất con người. Đại ý rằng, phẩm chất của con người giống như cây cối, thanh danh của con người giống như bóng cây (bóng râm), chúng ta thường thường suy xét đến bóng cây mà lại không biết cây cối mới là cái gốc.
Phẩm đức là hào quang phát ra từ nội tâm, dù bạn ở bất cứ nơi đâu nó cũng tự soi rọi, tỏa đi một trường năng lượng tốt đẹp ra những người xung quanh. Vậy mới hiểu câu người xưa nói: Đức dày nâng đỡ vạn vật. Lấy đức dày mà nâng đỡ vạn vật. Đức dày chính là phúc khí lớn nhất của đời người. Có đức một phần là có phúc một phần, có đức mười phần thì cũng có phúc mười phần. Người cao quý không phải bởi danh phận mà chính bởi đã tôi luyện đức độ khiến cho người ta trong ngoài đều sáng, tinh thần lẫn thể chất đều tỏa ánh hào quang thiện lương.
Xuân Dung - Đăng theo dkn.tv