Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)
Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)
Thứ sáu, 27-12-2024 07:45, (GMT+07:00)
Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2)
03-11-2020 19:35

Trong phần I, chúng ta đã giải đáp bí ẩn vĩnh hằng trong “Kinh Thánh – Khải Huyền”, thông qua thiên tượng độc nhất trong 100 triệu năm trước cũng như 100 triệu năm sau – “Xứ nữ sinh con”. Đây là một ẩn đố về thời – không cho biết, “Khải Huyền” là hướng đến Thần Châu (Trung Quốc) ngày nay, mà tiên tri về “Đại chiến chính – tà”, “Đại thảm họa” bao gồm cả đại ôn dịch, cùng “Trời mới đất mới” đều hội tụ tại đây.

 

rong phần này, chúng ta sẽ thay thế “Xứ Nữ sinh con” trong “Khải Huyền” bằng thiên tượng “Càn khôn tái tạo tại Giác Cang” trong “Thôi bối đồ”. Theo đó, “Phiên bản Trung Quốc” của “Xứ Nữ sinh con” cũng sẽ được tiết lộ đầy đủ và đáp án càng rõ ràng hơn.

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’
Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong ‘’Kinh Thánh‘’ và ‘’Thôi Bối Đồ‘’ (P.2). (Ảnh: TH)

4. “Xứ Nữ sinh con” trong “Khải Huyền” và “Thôi bối đồ” là thiên tượng kết hợp

Giải thích một cách tổng thể về lời tiên tri trong “Thôi bối đồ” sẽ thấy rằng, nó không chỉ đề cập đến thiên tượng “Xứ Nữ sinh con” trong “Kinh Thánh”, mà còn bao hàm cả những thiên tượng trải dài về trước và sau đó.

(1) Phân tích ẩn đố thiên tượng trong “Thôi bối đồ”

“Tuệ tinh sạ kiến bất lợi Đông Bắc” (Sao chổi lướt qua Đông Bắc bất lợi): Đề cập đến sự xuất hiện của sao chổi Halley vào tháng 2/1986, khi đó Trung Quốc gặp bất lợi với những diễn biến tại Đông Âu và Liên Xô ở phía Bắc. Vào tháng 3/1986, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô – Gorbachev khởi động cải cách “tư duy mới”, và làn gió tự do dân chủ đã thổi bùng lên trong phe cộng sản quốc tế; sau đó là những thay đổi mạnh mẽ ở Đông Âu năm 1989, sự thống nhất của Đức năm 1990, cũng như sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 v.v.

Tuy nhiên, tình hình quốc tế ảnh hưởng đến Trung Quốc chỉ là một góc độ, từ tầng cao hơn mà nói thì đây chính là sự dẫn động của thiên tượng, cũng là ứng với vận mệnh. Giữa năm 1986, phong trào sinh viên ở Trung Quốc được khởi xướng, Hồ Diệu Bang – người thuận theo ý dân, đã bị ĐCSTQ hãm hại và buộc từ chức; đến năm 1989, khi làn sóng sinh viên hồi sinh, Triệu Tử Dương – người thuận theo ý dân cũng đã bị giam lỏng. 

“Củ củ hà chi, chiêm bỉ nhạc quốc” (Lủi thủi một mình làm chi, nhìn xem nước bên vui mừng): Triệu Tử Dương kiên cường, kiên quyết không nhận sai, âm thầm dấn thân vì lý tưởng, vì cống hiến cho tự do dân chủ mà bị giam lỏng cả một đời.

Hình 2: Hình ảnh thứ 52 của phiên bản "Thôi bối đồ" thời nhà Tấn, dự đoán "tái tạo Càn Khôn (canh tân Vũ Trụ)".
Hình 2: Hình ảnh thứ 52 của phiên bản “Thôi bối đồ” thời nhà Tấn, dự đoán “tái tạo Càn Khôn (canh tân Vũ Trụ)”. (Ảnh: Tác giả Cổ Kim).

Bí ẩn hình vẽ: Mặt trời thời cổ đại là là hình ảnh ẩn dụ cho bậc đế vương, trong “Hình 2” là một người quay lưng về phía Mặt Trời mà đi, chính là ám chỉ sau sự kiện “Thảm sát lục tứ”, Triệu Tử Dương bị hãm hại mất đi tư cách nguyên thủ quốc gia và bị giam cầm, nhưng ông không khuất phục. Mặt Trời (dương) cũng là một hình thức ẩn dụ về tên của Triệu Tử Dương.

“Sam thương nhất điểm hiện đông phương”: Sao chổi là tượng trưng cho chiến tranh, cho nên trong thời Trung Quốc cổ đại, nó được gọi là “Sam thương tinh”. Ba năm sau khi sao chổi Halley xuất hiện, tức năm 1989, một sự kiện rúng động thế giới đã xảy ra tại Trung Quốc (một quốc gia thuộc phương Đông), đó chính là “Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6” tại Bắc Kinh. Năm đó (1989), ĐCSTQ đã ‘tắm máu’ phong trào vận động dân chủ của sinh viên bằng xe tăng và súng máy. 

Ngay sau khi tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ liền xả súng hàng loạt vào đám đông người biểu tình mà chủ yếu là học sinh, sinh viên trẻ tuổi. Người chết, người bị thương nhiều không đếm xuể.
Ngay sau khi tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ liền xả súng hàng loạt vào đám đông người biểu tình mà chủ yếu là học sinh, sinh viên trẻ tuổi. Người chết, người bị thương nhiều không đếm xuể. (Ảnh: TH)

“Ngô sở y nhiên hữu đế vương”: Ý chỉ Giang Trạch Dân – người được sinh ra tại Dương Châu, chính là khu vực thuộc Ngô Sở (nước Sở thời Chu) khi xưa, sẽ trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ và sau cùng khống chế chính quyền Trung Quốc.

“Môn ngoại khách lai chung bất cửu”: Tập đoàn Đảng Cộng sản này bắt nguồn từ Đức, được Liên Xô cải tiến, và sau đó được Trung Quốc kế thừa, tức là “Khách đến thăm ngoài cửa”, sẽ không tồn tại được lâu. Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ đã phá hủy văn hóa truyền thống của Trung Quốc, và bây giờ lại bất chấp mọi thủ đoạn, miễn là khiến người dân Trung Quốc quên đi nguồn gốc của mình, mà tuyên dương chủ nghĩa vô thần, đấu Trời đấu đất, trái lại với truyền thống kính sợ Trời, kính sợ Thần của tổ tiên, cho nên không cách nào tồn tại lâu dài.

“Càn khôn tái tạo tại Giác Cang “: “Tái tạo Càn Khôn” là diễn ra vào thời điểm nào? “Tuế tại Giác Cang” (giác chỉ sao Giác, kháng chỉ sao Cang) là cách nói ẩn dụ, tức là Tuế tinh (sao Mộc) ở tại sao Giác, sau đó đi qua sao Cang. Đây cũng chính là thiên tượng xảy ra năm 2017, tương ứng với “Xứ nữ sinh con” trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” của phương Tây. (xem “Hình 1”).

Quẻ Đố: Quẻ Thái, phần trên là “Khôn” tượng trưng cho “Địa”; phần dưới là “Càn”, chỉ Thiên, còn được gọi là quẻ Địa Thiên Thái. Trời ẩn dưới đất, người không nhìn thấy. Nghĩa là sau khi “Tái tạo Càn Khôn”, thì con người cũng chưa thể nhìn thấy ngay lập tức, mà còn phải cần một khoảng thời gian để “Vũ trụ mới” có thể hiển lộ tại nhân gian.

Ngoài ra còn là phép ẩn dụ “bĩ cực kiến thái”, tức là gặp xui xẻo, vận xui đến cực điểm thì sẽ chuyển vận gặp may. Đây cũng chính là ám chỉ ĐCSTQ làm “khách bên ngoài đến thăm” rồi cũng không ở lại lâu, nhưng người dân Trung Quốc liên tiếp gặp vận xui kéo dài đến cực điểm. Điều này ứng với dự ngôn trong “Kinh Thánh” rằng, người dân sau khi trải qua hết thảy thiên tai, thảm họa, thì mới thức tỉnh mà vứt bỏ ĐCSTQ, “Trời mới đất mới” vì thế mới có thể hiển lộ ra trước mắt.

(2) Chu kỳ Tuế tinh (sao Mộc), trăm triệu năm khó gặp

Mặc dù sao Mộc 12 năm quay một vòng, nhưng không phải cứ 12 năm đều “Tuế tại Giác Cang”. Mỗi khi sao Mộc quay một vòng thì nó phải đi qua 28 chòm sao, đều phải qua sao Giác và sao Cang, nhưng thông thường là đi tạt qua, như thế đối với thiên tượng thì không có gì đáng kể, mà chỉ có chuyển hướng qua lại ở giữa những chòm sao thì mới có ý nghĩa lớn.

Năm 1993, sao Mộc lưu lại tại chòm sao Thái Vi, tức là “Tuế tại Thái Vi”. Năm 1994, sao Mộc đi thẳng đến chòm sao Đê, rồi đi ngược chiều đến chòm sao Cang, tức là “Tuế tại Đê Cang”, đối chiếu với “Tuế tại Giác Cang” trong “Thôi bối đồ” thì đều không tương xứng (nhìn hình vẽ phía dưới).

Hình 3: Quỹ đạo của sao Mộc từ năm 1993 đến năm 1994. Năm 1993 "Tuế tại Thái Vi" và năm 1994 "Tuế tại Đê Cang", không có đi qua sao Giác (角宿)
Hình 3: Quỹ đạo của sao Mộc từ năm 1993 đến năm 1994. Năm 1993 “Tuế tại Thái Vi” và năm 1994 “Tuế tại Đê Cang”, không có đi qua sao Giác (角宿) (Ảnh: Tác giả Cổ Kim).

Mười hai năm sau, từ 2005 đến 2006, cũng là “Tuế tại Thái Vi” và “Tuế tại Đê Cangg”, cũng không có đi qua giới tuyến của Thái Vi và sao Giác, cho nên cũng không phù hợp với ẩn đố trong “Thôi bối đồ”.

Hình 4: Quỹ đạo của sao Mộc từ năm 2005 đến năm 2006. Năm 2005, “Tuế tại Thái Vi” (太微); năm 2006, “Tuế tại Đê Cang” (亢宿 - 氐宿).
Hình 4: Quỹ đạo của sao Mộc từ năm 2005 đến năm 2006. Năm 2005, “Tuế tại Thái Vi” (太微); năm 2006, “Tuế tại Đê Cang” (亢宿 – 氐宿) (Ảnh: Tác giả Cổ Kim).

Tất nhiên, qua phần 1 chúng ta đã biết, chu kỳ lưu trú (khác với chu kỳ quỹ đạo) của Sao Mộc là 344 năm, tức là cách mỗi 344 năm, chẳng hạn như năm 1673, sẽ có một thiên tượng “Tuế tại Giác Cang” rất giống với năm 2017. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang” là ám chỉ những chu kỳ đó, bởi vì có một điều cấm kỵ trong cách giải mã “Thôi bối đồ”, đó là ‘thầy bói sờ voi’, cô lập một dữ liệu mà liễu giải. Kết hợp với chu kỳ của sao chổi Halley (76 năm) của “Sam thương nhất điểm hiện Đông phương”, thì cũng chỉ xuất hiện một lần trong 5.000 năm lịch sử văn minh nhân loại. Nếu kết hợp thêm “Ngô sở y nhiên hữu đế vương” và “Môn ngoại khách lai chung bất cửu”, thì ngoại trừ năm 2017, trong lịch sử địa cầu khó tìm được một đáp án khác.

Hình 5: Ngày 28/12/2016, Mộc tinh tiến vào phạm vi chòm sao Giác, ngày 6/2/2017 lưu tại sao Giác, mở ra thiên tượng “Tuế tại Giác Cang”.
Hình 5: Ngày 28/12/2016, Mộc tinh tiến vào phạm vi chòm sao Giác, ngày 6/2/2017 lưu tại sao Giác, mở ra thiên tượng “Tuế tại Giác Cang”. (Ảnh: Tác giả Cổ Kim)

Vì vậy, chỉ vào ngày 6/2/2017, sao Mộc ở tại sao Giác, rồi qua sao Cang, vừa khớp với ẩn dụ “Tuế tại Giác Cang” trong “Thôi bối đồ”. (xem “Hình 5”).

Như vậy có thể thấy, “Kinh Thánh” và “Thôi bối đồ” có cùng một mục đích, đó là đều hướng về “Trời mới đất mới” và “tái tạo Càn Khôn”, tức là chỉ ra “đại kiếp nạn cuối cùng của nhân loại và sự canh tân của vũ trụ”.

5. Sao Hỏa lưu tại sao Vĩ, Satan bị thương ở chân

Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà các hiện tượng thiên văn Đông và Tây phương được mô tả với hình tượng khác nhau, nhưng lại cùng hướng về một sự kiện, còn có ví dụ điển hình hơn nữa.

Hình 6: Quỹ đạo của sao Hỏa trong nền văn hóa phương Đông và phương Tây năm 2001 được biểu thị khác nhau, nhưng đều hướng về cùng một sự kiện, đó là ngày trừng phạt Satan - cũng chính là kiếp số của lãnh đạo ĐCSTQ.
Hình 6: Quỹ đạo của sao Hỏa trong nền văn hóa phương Đông và phương Tây năm 2001 được biểu thị khác nhau, nhưng đều hướng về cùng một sự kiện, đó là ngày trừng phạt Satan – cũng chính là kiếp số của lãnh đạo ĐCSTQ. (Ảnh: Tác giả Cổ Kim)

Tấm hình “2001 huỳnh hoặc thủ tâm đồ” trong “Hình 6 – phía trên” đã từng được lan truyền rộng rãi trên mạng, nhưng thực ra đó là một bức họa không chính xác. Dựa trên cách phân chia theo chiều dọc của thiên tượng Trung Quốc, điểm chuyển hướng của sao Hỏa nằm trong phạm vi sao Vĩ (尾宿), nên không phải “thủ Tâm” (心宿) mà là lưu tại sao Vĩ. Có một câu nói trong khoa học thiên văn Trung Quốc là, “Huỳnh hoặc thủ tâm tử thiên tử”, điều này phù hợp với quy luật của lịch sử. Nhưng vì không trấn thủ tại sao Tâm nên Hoàng đế sẽ không chết. Tuy nhiên, vị trí này lại rất gần với sao Tâm – đại diện cho Hoàng đế, nên đối với Hoàng đế là có tổn thương. Ranh giới của sao Vĩ là tại nước Yên (Thời Chu), và Bắc Kinh (hiện nay) ở trong đó. Năm ấy, Giang Trạch Dân – lãnh đạo ĐCSTQ, người kiểm soát chính quyền Trung Quốc, ứng với kiếp nạn này.

“Khải Huyền” có tiên tri: “Rev 13:3 Ta nhìn thấy con thú 7 đầu có 1 đầu bị thương nhưng đã lành”.

Tương ứng với thiên tượng trên, “Hình 6 – phía dưới”, được đổi thành bối cảnh thiên tượng phương Tây, điểm chuyển hướng của sao Hỏa (thời điểm hung hiểm nhất) nằm trên chân của cung Bọ Cạp. Bọ Cạp là chòm sao duy nhất đại diện cho cái ác trong số các chòm sao mà Hỏa tinh đi qua, nó tượng trưng cho thế lực tà ác của vũ trụ – chính là quỷ Satan. Hỏa tinh chỉ vào chân của Satan, đối ứng với bệnh ở chân của Giang Trạch Dân lúc đó, nhưng không nguy hiểm chết người. Cũng vì chữa trị lâu ngày mà bệnh không khỏi, nên họ Giang mới âm thầm tìm kiếm cao nhân. Khi ảnh hưởng của thiên tượng từ từ qua đi thì bệnh ở chân của họ Giang cũng từ từ mà khỏi.

Lần này sự kết hợp của các thiên tượng Đông và Tây phương hướng đến tâm điểm của “Đại chiến chính – tà” đã được “Kinh Thánh” tiên tri. Nó chỉ ra rõ ràng rằng, Satan tương ứng với lãnh đạo của ĐCSTQ, chỉ rõ phương hướng chính xác để phá giải những ẩn đố trong “Khải Huyền”. Trong “Khải Huyền” cũng có hai lần đề cập đến “nơi mặt trời mọc”, rõ ràng là ám chỉ một đất nước cổ tại phương Đông, đồng thời cũng chứng thực thiên tượng.

6. Ẩn dụ tượng trưng? Những hiểu lầm trong quá khứ

Trong suốt nhiều thời đại, các tín đồ Cơ đốc giáo và các học giả về cơ bản cho rằng, lời tiên tri trong “Khải Huyền” là sử dụng thủ pháp tượng trưng. Trong đó, một số học giả còn cho rằng Thánh John đã cố ý làm điều đó, nhưng liệu sự thật có phải như vậy?

(1) Hoàn toàn là sẵn có, không hề dám sửa đổi

Nếu các vị Thần khải thị cho Thánh John nhìn thấy về “Đại đào thải”, liệu vị Tông đồ này có nghĩ cách để biến nó thành một biểu tượng khác khi ông viết nó trên giấy, thay đổi và thiết lập toàn bộ những biểu tượng khó hiểu? Như thế rất công phu, rất phức tạp phải không? Nếu vậy, những gì được viết lại sẽ rất mất tự nhiên và chắc chắn để lại những sơ sót, nhưng xem xét kỹ “Khải Huyền” thì thấy rằng lối hành văn rất tự nhiên, và hoàn toàn không chỉnh sửa. Cũng có nghĩa là, toàn bộ “Khải Huyền” là do các vị Thần, trưởng lão, thiên sứ dùng ngôn ngữ tượng trưng để biểu thị, Thánh John khi đó chỉ là đem toàn bộ sự thật mà ghi chép lại.

Hơn nữa, nếu Thánh John viết lại “Khải Huyền” bằng thủ pháp tượng trưng, ​​thì những lời nguyên gốc của các vị Thần, trưởng lão và thiên thần cũng bị thay bằng ngôn ngữ tượng trưng, để có thể đạt được sự nhất quán trong toàn bộ tác phẩm cũng như sửa đổi các cảnh khác sao cho phù hợp. Đây chẳng phải đã cải biến lời nói của Thần rồi sao? Đó chính là đại tội, Thánh John tuyệt đối không dám làm thế. Vì vậy, ông không có thay đổi lời của Thần, cũng không đem những cảnh tượng mà bản thân nhìn thấy được mà sửa đổi thành những từ ngữ tượng trưng, và ông luôn mô tả và ghi lại một cách trung thực, cho nên mới tạo ra sự nhất quán xuyên suốt trong “Khải Huyền”.

(2) Cảnh tượng hiện ra trước mắt, hoán đổi thời – không

Tất cả những dị tượng trong “Khải Huyền” đều được Thần khải thị bằng những cảnh tượng và ngôn ngữ tượng trưng, ​​và Thánh John đã ghi lại một cách trung thực nên mới có thể liền mạch và tự nhiên đến như vậy.

Vậy tại sao Thần phải dùng thủ pháp tượng trưng? Đó là vì 3 nguyên nhân:

1) Thần cũng không thể trực tiếp tiết lộ thiên cơ

2) Áp dụng các hình thức văn hóa mà tín đồ có thể hiểu được

Nếu như dùng thời gian, địa danh, tên người, văn hóa và cảnh tưởng tại thời điểm xảy ra sự kiện trong tương lai (sau thời điểm đó hàng ngàn năm) thì với khoảng cách văn hóa và khác biệt thời – không quá to lớn, Thánh John cũng không thể ghi chép lại được và có xem cũng không thể hiểu. Ngay cả khi ông ghi chép lại được thì các tín đồ Cơ đốc giáo lúc bấy giờ cũng không thể hiểu nổi. Và nếu như không hiểu thì các tín đồ sẽ nghĩ rằng “Khải Huyền” thì có liên quan gì đến họ, cũng như không hiểu được tại sao họ phải truyền tụng và cống hiến cho cho Cơ đốc giáo. Cho nên phải dùng thời gian, địa danh, tên người, văn hóa và cảnh tượng mà người xưa có thể hiểu được mà khải thị về những “ngày cuối cùng”.

3) Dù bối cảnh khác nhau, nhưng con người là tương đồng

Hình 7: Phục hồi bức bích họa nổi tiếng "Bữa tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci vào thế kỷ 15.
Hình 7: Phục hồi bức bích họa nổi tiếng “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci vào thế kỷ 15. (Ảnh: Tác giả Cổ Kim)

Chính giữa là Chúa Giê-su, và 12 tông đồ ngồi theo thứ tự trực tiếp từ trái sang phải là: (1) Bartholomew (Nathanael), (2) James (Gia-cô-bê), (3) Andrew (Anrê), (4) Peter (Phêrô), (5) Judas Iscariot (kẻ phản bội), (6) John (Gioan, Giăng – Tác giả của “Khải Huyền”), (7) Thomas (Tôma), (8) James “nhỏ”, (9) Philip, (10) Mathew (Matthêu, Ma-thi-ơ), (11) Simon, (12) Thaddaeus (Judas).

“Bữa tối cuối cùng” là bức bích họa nổi tiếng của Leonardo da Vinci – một họa sĩ nổi tiếng thời kỳ Phục hưng Châu Âu, thời kỳ đỉnh cao của lịch sử nghệ thuật nhân loại. Bức tranh vẽ cảnh ăn tối cùng 12 môn đệ của Chúa Giê-su, trước ngày Ngài bị đóng đinh trên thập giá, trong bữa tiệc Chúa Giê-su tiên đoán về cái chết của Ngài và phán rằng, một trong 12 Tông đồ đã phản bội Ngài, ngay lúc đó các Tông đồ đã hết sức kinh hoàng.

“Bữa tối cuối cùng” với bố cục linh động, các nhân vật sống động như thật, chính là trong linh cảm dưới sự chỉ dẫn của Thần, cùng với kỹ thuật miêu tả tuyệt đỉnh của Leonardo mà thành. Tương tự như vậy, trong “Khải Huyền”, Thánh John đã đem những dị tượng mà Thần chỉ dẫn, dùng chữ viết ghi lại một cách chân thực. 

Vậy nếu “Khải Huyền” là hướng đến Thần Châu, thì 12 Tông đồ trong bức bích họa trên, và các môn đồ mà Chúa Giê-su đã đích thân dẫn dắt năm xưa, cũng như các vị Thánh của Cơ đốc giáo trong quá khứ có liên quan gì đến Trung Quốc ngày nay? Về cơ bản các vị ấy đã chuyển sinh (đầu thai) sang Thần Châu để đắc Pháp, họ cũng chính là các Thánh đồ bị Satan bức hại hiện nay mà “Khải Huyền” đã nhắc đến. Mặc dù văn hóa quốc gia, trang phục, màu da có thay đổi nhưng nguyên thần, hồn phách và những thứ khác thì không hề thay đổi. Dùng ngôn ngữ và khoa học hiện đại thì có thể nói, việc mở ra một thời – không nhất định trong “Vũ trụ song song” và khải thị những điều trong thời – không đó cho Thánh John thì chính là dị tượng mà ông đã được chứng kiến.

Một khi làm sáng tỏ những điểm mấu chốt trên, thì bí ẩn vĩnh hằng “Khải huyền” sẽ được phá giải. (còn tiếp)

** Chú thích:

Sự phân chia các vì sao của tác giả hoàn toàn khác với thời cổ đại. Vào thời cổ đại, có một bộ quy tắc nghiêm ngặt, rất phức tạp và trực tiếp định nghĩa, mà không hề giải thích. Sử dụng những hệ thống đó thì không thể hiểu được sâu sắc ý nghĩa kỳ diệu của các thiên tượng cổ đại, cũng như không thể hiểu được cơ chế thực sự của các thiên tượng đương đại, cho nên tác giả dùng cách phân chia đơn giản nhất là hai chòm sao gần nhau chia đều, như thế có thể phá giải được chỗ mê của các thiên tượng cổ kim.

 

Lương Phong - Theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP