Theo các chuyên gia, đại dịch virus ĐCSTQ đã nhấn mạnh lịch sử quản lý sai lầm, tham nhũng và thiếu đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học của Trung Quốc.
[The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là virus ĐCSTQ, vì sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây nên thảm họa đại dịch toàn cầu như hiện nay].
Các câu hỏi đã được đặt ra về nguồn gốc của chủng virus Corona Vũ Hán gây ra thảm họa đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) trên toàn cầu. Chủng virus đã cướp đi hơn 197.000 sinh mạng và lây nhiễm cho hơn 2,8 triệu người trên khắp thế giới tính đến ngày 25/4, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Nhưng con số ca nhiễm và số ca tử vong thực tế vẫn chưa được xác nhận do thiếu dữ liệu chính xác từ Trung Quốc.
Một giả thuyết được lưu hành phổ biến là virus ĐCSTQ đã ra đời bên trong Viện Virus học Vũ Hán. ĐCSTQ đã liên tục bác bỏ điều này.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các cuộc điều tra về các nghiên cứu của Trung Quốc đối với chủng virus Corona đã cho thấy sự thiếu đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học của Trung Quốc. Mà nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là sự kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ đối với các viện nghiên cứu này.
Trong một email, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số, ông Steve Mosher cho biết: “Trong rất nhiều năm, các nhà virus học làm việc ở các nước phương Tây đã tin tưởng rằng các đồng nghiệp của mình tại Trung Quốc cũng hoạt động theo các nguyên tắc đạo đức giống như họ”.
Ông Mosher nói: “Chắc chắn các quy tắc bằng văn bản - vốn được sao chép từ các nước phương Tây - đều giống nhau. Nhưng về mặt hành vi thực tế, cách thức thực hiện khá là khác nhau. Mọi thứ ở Trung Quốc đều được thúc đẩy bởi nhu cầu chính trị của ĐCSTQ”.
Vấn đề đạo đức trong các nghiên cứu của Trung Quốc về virus Corona
Các giả thuyết cho rằng virus ĐCSTQ vốn “đào thoát” ra từ phòng thí nghiệm của Vũ hán bắt nguồn từ bệnh nhân số 0 bị nhiễm chủng virus corona mới ở thành phố Vũ Hán. Đây là nơi mà Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (Zhengli Shi), một nhà nghiên cứu cấp cao đã thực hiện nghiên cứu chức năng về virus SARS ở viện virus học này.
Nghiên cứu về chức năng của virus bao gồm việc cố tình tăng cường khả năng lây truyền hoặc gia tăng độc lực của mầm bệnh.
Chính quyền Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ cho một số loại nghiên cứu chức năng này vào năm 2014, và chỉ dỡ bỏ lệnh tạm dừng này vào năm 2017 kèm với việc nhấn mạnh rằng quyết định này dựa trên “một quy trình đánh giá thận trọng” do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đưa ra.
Bác sĩ Thạch còn được biết đến với cái tên “người phụ nữ dơi” ở Trung Quốc vì những nghiên cứu của bà về động vật có vú có cánh. Bà đã lưu trữ những con dơi được biết là mang chủng virus Corona bên trong Viện Virus học Vũ Hán.
Vào năm 2015, các rủi ro liên quan đến nghiên cứu lợi ích đã được đưa ra tranh luận trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature. Bài báo thảo luận về một loại virus tinh tinh được tìm thấy có thể lây nhiễm cho con người sau khi nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền giữa dơi móng ngựa ở Trung Quốc và virus SARS. Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà virus học quốc tế bao gồm bà Thạch Chính Lệ.
Trao đổi với tạp chí Nature vào thời điểm đó, nhà virus học tại Viện Pasteur Paris, ông Simon Wain-Hobson cho biết: “Nếu virus này thoát ra, không ai có thể dự đoán được quỹ đạo của nó”.
Mặc dù không chắc chắn liệu virus tinh tinh có được lưu trữ trong phòng thí nghiệm của bác sĩ Thạch ở Vũ Hán hay không, vụ việc đã nêu rõ những rủi ro liên quan đến loại nghiên cứu này. Tạp chí Nature gần đây đã đưa ra một tuyên bố nói rằng không có bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân của đại dịch hiện nay.
Trên chương trình “Larry O’Connor Show” vào ngày 23/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ vẫn liên tục đánh giá các cơ sở có nguy cơ cao như vậy trên khắp thế giới để nghiên cứu các biện pháp an toàn.
Ông Pompeo cho biết: “Có rất nhiều phòng thí nghiệm tương tự ở Trung Quốc, và chúng tôi đã lo ngại rằng họ không có đầy đủ kỹ năng, khả năng, quy trình và giao thức, đảm bảo bảo vệ thế giới khỏi sự trốn thoát tiềm năng [của các loại virus]”.
Cáo buộc về việc bán động vật từ phòng thí nghiệm ra ngoài thị trường
Một giả thuyết cho rằng bằng cách nào đó, virus Corona đã xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, lây truyền sang người từ các loại thịt bị nhiễm virus vốn được thu mua từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm này bị cáo buộc bán phần thịt động vật còn sót lại sau khi họ thực hiện thí nghiệm trên các loài động vật này.
Trong buổi phỏng vấn với The Epoch Times về câu chuyện này, các chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại về cách thức hoạt động kể trên, do các báo cáo về nạn tham nhũng trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc. Họ sợ nó có thể là một kênh lan truyền virus.
Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ lưỡng đảng bày tỏ mối quan tâm của họ trong một lá thư gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), kêu gọi “đóng cửa các khu chợ động vật hoang dã tươi sống trên toàn cầu” sau khi các giả thuyết về đại dịch bắt nguồn từ một khu chợ tươi sống được đưa ra.
The Epoch Times ấn bản tiếng Trung đã đưa tin về một trường hợp gần đây có các hành vi suy đồi như vậy: Ning Li, giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 2 vì bán động vật từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, nơi ông làm việc.
Trong số 3,7 triệu nhân dân tệ (khoảng 12,2 tỷ VNĐ) Li kiếm được từ tội ác của mình, có hơn 1 triệu nhân dân tệ (hơn 3,3 tỷ VNĐ) thu được từ việc bán động vật hoặc sữa được sử dụng trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả lợn và bò.
Nhà nghiên cứu về virus học từng làm việc cho Quân đội Hoa Kỳ, ông Sean Lin cho biết những tội ác như vậy rất khó đưa ra công lý ở Trung Quốc.
Ông cho biết: “Ngay cả khi có người muốn phơi bày sai phạm của một số nhân viên của viện nghiên cứu hoặc các nhà lãnh đạo bán động vật thí nghiệm ra thị trường, tiếng nói của họ có thể bị dập tắt dễ dàng bởi lãnh đạo viện dưới danh nghĩa bảo vệ danh tiếng của viện nghiên cứu”.
Wendy Rogers, một chuyên gia người Úc về đạo đức sinh học thực nghiệm và là một trong 10 nhân vật quan trọng trong giới khoa học của tạp chí Nature, cho biết qua email rằng một văn hóa làm việc như vậy càng khuyến khích các hoạt động tham nhũng trong các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Ông Rogers nói: “Có sự khoan dung rộng rãi đối với vấn nạn tham nhũng ở Trung Quốc, điều này khuyến khích người dân ‘trốn tránh’ bằng các hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp nếu họ có thể, đặc biệt là nếu làm như vậy, họ có thể kiếm thêm thu nhập”.
‘Hệ thống sẽ càng trở nên khép kín hơn’
Khi được hỏi liệu đại dịch có thể buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên minh bạch hơn với cộng đồng quốc tế về nghiên cứu virus học của mình hay không, ông Mosher nói rằng ông không tin điều đó sẽ xảy ra.
Ông cho biết: “Phản ứng của ĐCSTQ sẽ trở nên kém minh bạch và thiếu đạo đức hơn bằng cách che giấu ngày càng nhiều những gì họ làm từ trong cộng đồng khoa học, bằng cách đặt ngày càng nhiều rào cản trong việc xuất bản và hợp tác quốc tế”.
“Hệ thống sẽ trở nên khép kín hơn thay vì cởi mở hơn. Rốt cuộc, đây là ‘trạng thái tự nhiên’ của một nhà nước công nghệ cao, quan liêu, độc tài chuyên chế”. Ông Mosher nói thêm rằng những bác sĩ và nhà nghiên cứu cố gắng minh bạch về virus Corona Vũ Hán đã bị trừng phạt và buộc phải im lặng.
“Những người đã sẵn sàng tham gia vào mạng lưới dối trá của chính quyền trung ương đã bị tha hóa và được thăng chức. Do đó, sự thiếu đạo đức ngày càng gia tăng”.
Ông Sean Lin chỉ ra rằng người dân ở Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận, và trong đại dịch, ngay cả các bác sĩ và y tá cũng không thể công khai nói về sự bùng phát hoặc thiếu hụt vật tư y tế với giới truyền thông hoặc các tạp chí khoa học.
Ông nói thêm: “Thế giới cũng cần điều tra xem liệu Viện virus học Vũ Hán, cùng với các đơn vị quân y Trung Quốc, có tiến hành các dự án phát triển vũ khí sinh học hay không, mặc dù ĐCSTQ đã cam kết không làm việc này thông qua việc ký kết Công ước Vũ khí Sinh học năm 1985”.
Du Miên - Theo NTDVN