Bà Hứa Na (Xu Na) là họa sĩ và là nhà thơ, bà đã bị chính quyền ĐCSTQ kết án 8 năm tù vì công bố một số bức ảnh về đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Xem lại: Họa sĩ Bắc Kinh bị kết án 8 năm tù vì công bố ảnh về dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc

Ngày 16/1/2022, Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc (Network of Chinese Human Rights Defenders) báo cáo rằng, bà Hứa Na đã bị kết án 8 năm tù vì công bố một số bức ảnh về dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc. Luật sư đại diện của bà Hứa, ông Tạ Yến Ích (Xie Yanyi) nói với các nhà báo nước ngoài rằng ông đã nhận được điện thoại từ tòa án, thông báo bà Hứa bị kết án 8 năm tù, một số người khác bị kết án 4 năm, 5 năm tù nhưng họ không nói chi tiết. Hiện tại ông vẫn chưa nhận được bản tuyên án của toà.

Theo ông Ngô Thiệu Bình (Wu Shaoping), một luật sư nhân quyền Trung Quốc tại Hoa Kỳ, bản án độc đoán khắc nghiệt này một lần nữa đưa những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ra ánh sáng khi chính quyền Bắc Kinh tìm mọi cách để tôn vinh hình ảnh chính trị của mình trong Thế vận hội sắp tới.

Ông Ngô nói rằng, “Ủy ban Olympic Quốc tế nên mở to mắt để quan sát tình trạng nhân quyền của người Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ và không nên tiếp tục hợp tác với ĐCSTQ. Điều này là một sự sỉ nhục đối với Uỷ ban Olympic Quốc tế”.

Ông cho rằng, tuyệt đối không thể vứt bỏ những nguyên tắc nhân quyền được cộng đồng quốc tế ủng hộ trong các hoạt động thể thao.

Bà Hứa Na (Xu Na), 53 tuổi, một nữ họa sĩ tranh tĩnh vật đến từ Bắc Kinh, là một trong số 11 công dân Trung Quốc đã bị giam giữ hồi tháng 07/2020 vì cung cấp ảnh và thông tin cho ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times trong thời gian đầu đại dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc. Tất cả họ đều là học viên Pháp Luân Công.

Về trường hợp của bà Hứa Na, ông Ngô Thiệu Bình nói rằng, “Điều này cho thấy ĐCSTQ luôn cố gắng che giấu dịch bệnh và ngăn chặn người dân nói lên sự thật về dịch bệnh. Trên thực tế, hành động này của ĐCSTQ không có lợi cho việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh và nó cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối các quốc gia khác trên thế giới”.

Ông cho rằng, việc ĐCSTQ áp đặt bản án nặng nề với tội danh “phá hoại việc thực thi pháp luật” với bà Hứa Na chỉ vì bà là một học viên Pháp Luân Công. Chính quyền ĐCSTQ đã cố gắng tìm kiếm một tội danh để tiến hành bắt giữ và kết án bà.

“Loại bản án này rõ ràng là bất hợp pháp. Bản thân bà Hứa vốn không phải nhận bản án nặng nề này, bà không những không có lỗi, mà ngược lại còn có công. Thủ đoạn che đậy sự thật của ĐCSTQ là rất xấu xa”. Ông Ngô cho rằng ĐCSTQ không có cơ sở pháp lý nào để tuyên án bà Hứa, ngược lại, chính họ (ĐCSTQ) mới là đối tượng bị cộng đồng quốc tế lên án.

Ông Ngô cho biết, từ bản án nặng nề đối với bà Hứa, có thể thấy cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã lên đến một mức độ khác cao hơn.

Cách đây 14 năm, nắm đấm sắt của chính quyền ĐCSTQ đã khiến cho gia đình của bà Hứa tan nát, khi đó cả thế giới đang chuẩn bị cho Thế vận hội 2008.

Vào ngày 26/1/2008, cảnh sát ĐCSTQ đã bắt giữ bà Hứa và chồng bà, ông Vu Trụ cũng là một học viên Pháp Luân Công, lấy cớ là “rà soát [trước] Thế vận hội”.

Ông Vu Trụ (Yu Zhou) là một nhạc sĩ dân gian, ngày 6/2/2008, vào đêm giao thừa, ông Vu đã chết một cách bí ẩn tại trại giam khi mới 42 tuổi. Chính quyền tuyên bố rằng ông Vu chết vì tuyệt thực hoặc bị mắc bệnh tiểu đường. 

Vào tháng 11 cùng năm, bà Hứa Na bị kết án 3 năm tù phi pháp và nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của chồng bà đến nay vẫn còn là một bí ẩn. 

Vào ngày 19/7/2020, bà Hứa bị bắt lần thứ ba. Trong cùng ngày, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giữ 13 học viên Pháp Luân Công, tổng cộng 11 người, bao gồm bà Hứa Na.

Vào ngày 15/10/2021, 11 người này đã bị tòa án quận Đông Thành ở Bắc Kinh thẩm vấn phi pháp. Trên bề mặt, việc bà Hứa Na và những người khác bị bắt và truy tố vì họ đã công bố một số bức ảnh về dịch bệnh Covid-19 trong nước ra nước ngoài, nhưng nguyên nhân thực sự khiến họ bị kết án là vì họ là những học viên Pháp Luân Công. Tòa án còn dùng nhiều thủ đoạn phi pháp để ngăn cấm luật sư Tạ Yến Ích bào chữa cho bà Hứa Na tại toà. 

Thế giới hầu như vẫn im lặng trước nỗi đau của bà. Trong các nhà tù mà ĐCSTQ đã giam giữ bà, trong những xà lim bê tông đó, hơn 100 tù nhân lương tâm đã bị tra tấn đến chết vào năm ngoái, và hơn 5000 người đã bị bắt.

Các nhà tù này giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công , người Tây Tạng và những người ủng hộ nhân quyền Trung Quốc. ĐCSTQ có thể sẽ sớm bỏ tù hàng triệu tù nhân lương tâm là tín đồ Cơ đốc giáo. Hiện nay, 44 triệu tín đồ Cơ đốc giáo đang gặp rủi ro ở Trung Quốc.

Giống như tất cả các tù nhân lương tâm khác, bà Hứa Na có những chuẩn tắc của riêng mình. Bà tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Đối với hầu hết các tôn giáo, những giá trị này là phổ quát.

Tuy nhiên, những giá trị này là bất hợp pháp ở Trung Quốc. “Chân, Thiện, Nhẫn” là nguyên lý chính của Pháp Luân Công, môn tu luyện mà bà Hứa Na theo tập. Giống như Hồi giáo và Phật giáo Tây Tạng, môn tu luyện này đã bị chính quyền ĐCSTQ công khai là bất hợp pháp và vu khống trong nhiều năm. Cuộc bức hại nghiêm trọng đến mức các quan chức và học giả từ các quốc gia khác nhau đang dần thừa nhận rằng đó là một cuộc diệt chủng.

Bà Hứa Na mô tả cuộc bức hại từ trải nghiệm của chính mình, ví nó như tội ác diệt chủng.

“Tôi ước gì mình đang ở trong trại Auschwitz, chứ không phải là nhà tù Trung Quốc”, bà viết, “Bởi vì trong phòng hơi ngạt của Đức Quốc xã, người ta có thể chết nhanh chóng, còn ở nhà tù nữ Bắc Kinh, điều đó khiến sự sống còn tồi tệ hơn cái chết”. Bà Hứa nói về lần bị giam giữ trong 5 năm đầu tiên mà bà phải chịu đựng, bắt đầu từ năm 2001. Sau đó vào năm 32 tuổi, bà đã bị tra tấn dã man nhiều lần. Bà đã bị giam cầm sau song sắt tổng cộng khoảng chừng 10 năm.

Khi bà từ chối từ bỏ đức tin của mình khi bị tra tấn, một sĩ quan cảnh sát đã nói với bà với thái độ nghiêm túc, “Chắc tôi phải đăng ký một cuộc phẫu thuật mổ hộp sọ để lấy não của bà ra”.

“ĐCSTQ đã vi phạm các chuẩn tắc nhân quyền quốc tế”, luật sư nhân quyền Ngô Thiệu Bình cho biết, đồng thời tiếp tục kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh, dự kiến khai mạc vào ngày 04/02.

Bắc Kinh là thành phố đầu tiên đăng cai cả Thế vận hội Mùa Hè và Thế vận hội Mùa Đông, bất chấp những lời kêu gọi thực hiện một cuộc tẩy chay toàn diện của quốc tế trước hồ sơ nhân quyền bại hoại của ĐCSTQ, là điều đáng lẽ khiến cho Trung Quốc không còn tư cách trở thành một quốc gia đăng cai.

“Mọi sự bất công trên thế giới này, cho dù nó đang ở rất xa, thì vẫn có liên quan đến bạn, bởi vì nó luôn tra khảo lương tri của bạn”, bà Hứa viết trong một tuyên bố cá nhân.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại đối với 11 công dân Trung Quốc này, bao gồm cả bà Hứa, trong một email gửi tới The Epoch Times vào tháng Tám năm ngoái.

Một phát ngôn viên cho biết, “Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] trả tự do cho các ký giả và những người có liên hệ với họ đã bị giam giữ vì đưa tin về các [biện pháp] hạn chế Covid-19 và ngừng cố gắng bịt miệng những người đang nỗ lực đưa tin về sự thật này”.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả, tổ chức vận động ký giả có trụ sở tại New York, cũng kêu gọi lập tức trả tự do và bãi bỏ mọi tội danh, trong một tuyên bố vào tháng Tám.

Tổng biên tập Massimo Introvigne của tạp chí Bitter Winter đã nói về vụ bắt giữ này trong một cuộc phỏng vấn trước đó, nói rằng chính quyền ĐCSTQ sợ thông tin về sự thật và tự do hơn là sợ vũ khí.

Các quốc gia đã tuyên bố một cuộc tẩy chay đối với Thế vận hội này bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Anh Quốc, Canada, Litva, Bỉ, Đan Mạch, và Estonia.

Xem thêm:

>> Học giả Luật: Bất kỳ một vụ án Pháp Luân Công nào tại Trung Quốc cũng đều là án oan

>> Chút cảm nghĩ của “người trong cuộc”: Bước ngoặt của xã hội Trung Quốc 22 năm về trước

Theo ĐKN